Tiểu Luận Lịch sử hệ thống ngân hàng thế giới

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐỊnh dạng file word dài 25 trang


    LỊCH SỬ HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THẾ GIỚI

    Ngân hàng được hình thành và phát triển trong một quá trình lâu dài, trải qua nhiều hình thái kinh tế xã hội của lịch sử. Trong mỗi giai đoạn, hệ thống ngân hàng lại có những chuyển biến trong hình thái và hoạt động, đưa đến hình thái cuối cùng ngày nay được định nghĩa như sau:
    Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan. Theo tính chất và mục tiêu hoạt động, các loại hình ngân hàng gồm ngân hàng thương mại, ngân hàng phát triển, ngân hàng đầu tư, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác và các loại hình ngân hàng khác (Luật các tổ chức tín dụng).
    Danh từ “Ngân hàng” xuất phát từ chữ La Tinh là “Bancus”. “Bancus” là một chiếc bàn dài có nhiều hộc được những người nhận tiền gửi và cho vay tiền, tài sản thời đó sử dụng để ngồi làm việc, giao dịch, cất giữ tiền, tài sản và sổ sách. Ở đế quốc La Mã các hoạt động mua bán, trao đổi, cho vay tiền được tiến hành trên những chiếc ghế dài gọi là “banca”. Trước công nguyên, hoạt động này đã được một số người gọi là hình thức “Ngân hàng”.

    A.LỊCH SỬ HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THẾ GIỚI:

    I. Thời kỳ tiền sử và thượng cổ:
    Từ 3500 trước Công nguyên (TCN) trở về trước, có rất ít tư liệu về hoạt động mà ngày nay ta gọi là “hoạt động ngân hàng”. Trong giai đoạn khi mà các định chế nhà nước, pháp luật, tổ chức xã hội và kỷ cương đều chưa rõ ràng, đời sống và tinh thần con người còn khá thuần phát, các cộng đồng người sống Địa Trung Hải, ven các con sông lớn ở Châu Âu, Á và Bắc Phi tồn tại và sinh hoạt chủ yếu thông qua trao đổi Barter, tức trao đổi trực tiếp hàng-hàng, hầu như chưa có quan hệ buôn bán, sự chuyên môn hóa hay phân chia giai cấp trong cộng đồng chưa rõ rệt.
    Đến khoảng 3500 TCN đã có một vài cộng đồng sử dụng các loại phương tiện trung gian trao đổi tuy mức độ phổ biến chưa rộng. Từ thời gian này cho đến 1800 TCN nghĩa là trước cuộc chiến thành Troy (1500-1000 TCN), tư liệu đã cho biết có một vài hoạt động mang tính chất khá tương tự như một sô hoạt động của ngân hàng. Lịch sử gọi đây là giai đoạn của các ngân hàng sơ khai. Các ngân hàng này ra đời khi các tổ chức xã hội bắt đầu hình thành.
    Ngân hàng vào thời kỳ này chưa có tên. Vào thời điểm mà cương vực của các công đồng chưa được phân định, chiến tranh và cướp bóc giữa các quần cư với nhau xảy ra ở khắp nơi. Những gia đình có của cải vật sản thừa từ quá trình sản xuất và trao đổi trở thành mục tiêu của cướp chỉ tìm thấy sự an tâm cho các tài sản khi đem gửi nó vào nhà thờ, cho các nhà quyền quý và các thợ vàng.
    Một cách tự phát, một số nhà thờ, người có quyền thế và các thợ vàng trở thành nơi cất giữ của cải và tài sản cho công chúng, được công chúng ký gửi tài sản của mình mà không sợ bị mất.
    Các hoạt động “ngân hàng sơ khai” ấy được thực hiện tại các nhà thờ vì 3 lý do:
    +Nhà thờ là nơi an toàn, có hầm có tủ sắt khó bị trộm cướp;
    +Nhà thờ là nơi thiêng liêng, được nhân dân kiêng nể không dám xâm phạm;
    +Nhà thờ là trung tâm khu vực thương mại của thành phố.
    Hình thức hoạt động các “ngân hàng sơ khai” như sau: Công chúng gửi tài sản vào đầu kỳ, lúc đó nhà thờ, các nhà quyền quý và thợ vàng nhận lấy, vào sổ, xuất biên nhận và chỉ việc cất thật kỹ cho đến cuối kỳ. Đến ngày hẹn hoặc khi cần đột xuất, chủ nhân đến nhận tài sản trả biên nhận cho nhà thờ kèm theo khoản tiền thù lao tiền công cất trữ và bảo quản.
    Việc ghi sổ được thực hiện với bảng kế toán đơn giản:
    Tài sản nợ Tài sản có
    Của cải sản vật do công chúng gửi 1000 Dự trữ cho đến hết cuối kỳ 1000
    Tổng nợ 1000 Tổng có 1000
    Tại Ai Cập và Mesopotamia, vàng được gửi vào các đền thờ. Nhưng những tài sản quý giá này lại ngủ yên trong đó, trong khi, ở bên ngoài xã hội, các nhóm thương nhân và hoàng tộc lại rất cần sử dụng chúng. Các nhà khảo cổ học tìm được những tàng tích cho thấy tới đầu thế kỷ 18 trước công nguyên, tại Babylon, dưới thời trị vì của Hammurabi, thầy tu trông giữ đền thờ bắt đầu cho các nhà buôn mượn tài sản cất trữ trong đền. Khái niệm ngân hàng ra đời
    Dọc theo thời gian, tổ chức xã hội phát triển, phân công lao động, chuyên môn hóa bắt đầu ở một vài cộng đồng ven Địa Trung Hải. Các loại phương tiện trao đổi trung gian ra đời. Đã có một số vùng có tiền tệ bằng vàng bạc, đồng. Như vậy thương mại đã được mở rộng giữa một vài cộng đồng. Tiền tệ ra đời, thương mại phát triển là cơ sở hình thành nghề kinh doanh tiền tệ - tiền thân của nghề ngân hàng.
    Nghề kinh doanh tiền tệ ra đời từ sự phát triển quan hệ thương mại giữa các vùng lãnh địa, giữa các quốc gia. Trong khi đó, từng lãnh địa, từng quốc gia lại lưu hành một đồng tiền riêng đã gây trở ngại cho việc buôn bán thanh toán và rất phức tạp trong việc chuyển đổi bảo quản tiền tệ. Quá trình đó đã thúc đẩy sự ra đời của các tổ chức kinh doanh tiền tệ để đảm nhận chức năng riêng biệt cho lưu thông tiền tệ như: đổi tiền vùng này ra vùng khác, nước này ra nước khác, đổi tiền lấy vàng, bạc và ngược lại, nhận bảo quản vàng bạc, giữ hộ tiền, nhận tiền gửi.
    Theo đà phát triển của trao đổi hàng - tiền, các đơn vị sản xuất kinh doanh tích lũy ngày càng lớn số lượng tiền kim loại. Từ đó phát sinh nhu cầu giữ tiền được an toàn. Những nhu cầu này dẫn đến dịch vụ giữ và bảo đảm an toàn cho tài sản của những người có tiền vàng. Nghề ngân hàng ra đời từ dịch vụ giữ tiền cho khách hàng.
    Có 3 phát kiến quan trọng đã biến những tiệm cầm đồ, những người giữ tiền, bảo quản quý kim trở thành các “ngân hàng sơ khai” :
    1. Dân chúng đem tiền hoặc quý kim gửi ở “tiệm cầm đồ”, ”tiệm vàng”, những nơi này cấp cho họ giấy chứng nhận tài sản, đại diện cho lượng tiền hoặc quý kim mà nơi này giữ hộ, bảo quản.
    Những người ký gửi bắt đầu dùng chứng thư như phương tiện thanh toán trong giao dich trao đổi. Chứng thự này đầu tiên được chấp nhận dè dặt. Nhưng dần dần nó được chứng nhận rộng rãi hơn vì người nhận thanh toán thấy rằng họ hoàn toàn có thể đến “ngân hàng” để đổi lại tiền. Hơn nữa cất giữ tài khoản và bảo quản chứng thư hoặc mang theo người vừa nhẹ nhàng, dễ dàng an toàn hơn các loại tiền hoặc tài sản khác, tạo điều kiện cho các “ngân hàng sơ khai” phát hành rộng rãi chứng thư làm phương tiện thanh toán.
    Ngân hàng phát triển thêm chức năng thanh toán giữa các ngân hàng thông qua chứng thư gửi vàng trong các tài khoản ngân hàng. Các thân chủ của ngân hàng dùng các chứng thự này mua bán chuyển nhượng ,trao đổi thay cho tiền. Càng về sau các chứng thư này tách rời từng bước các tài sản mà khách hàng gửi ở các “ngân hàng sơ khai”. Nghiệp vụ này đã làm cho các ngân hàng có khoản dự trữ tăng lên rất phong phú, tạo điều kiện ban đầu để phát triển các nghiệp vụ cho vay.
    2. Lúc đầu người chủ bảo quản phải đảm bảo trả lại chính những đồng tiền vàng mà họ được chuyển giao để bảo quản. Dần dần xã hội phát triển, người gửi tiền chỉ yêu cầu trả lại tổng số tiền mà họ đã gửi. Chỉ khi đó mới xuất hiện khả năng sử dụng số tiền khách hàng gửi để cho vay thu lợi tức.
    3. Ngân hàng bắt đầu thực hiện các hoạt động cho vay các khoản tiền gửi của công chúng.
    Các ngân hàng nhanh chóng nhận thấy rằng trong mỗi đơn vị thời gian có người đến rút tiền trả lại chứng thư nhưng đồng thời cũng có rất nhiều người mới đến gửi tiền vào. Sự chênh lệch giữa tổng khoản gửi và tổng khoản rút thường không lớn và về dài hạn các khoản rút ra và gửi vào thường triệt tiêu nhau. Do vậy tiền được cất giữ trong kho hầu như không thay đổi,trong khi đó có nhiều người rất cần vay tiền để kinh doanh. Nhận thấy điều đó, các “chủ ngân hàng sơ khai” bắt đầu dùng tiền của công chúng gửi để cho vay.
    Các hoạt động ngân hàng nói trên được tiếp tục qua nhiều thế kỷ tại các nước ven biển Địa Trung Hải. Tại Hy Lạp, La Mã và tại các đô thị lớn trên con đường tơ lụa nối liền Trung Đông và Trung Hoa .
    Hy Lạp
    Người Hy Lạp cổ đại nắm giữ những bằng chứng xa xưa nhất về hoạt động ngân hàng. Đến thời kỳ nền văn minh Hy Lạp vào TK 6 TCN, hoạt động ngân hàng không còn hạn hẹp trong phạm vi các đền thờ mà đã được mở rộng: bên cạnh nhà thờ còn có tư nhân và khu vực công. Hoạt động ngân hàng của khu vực công lúc đó giống như hoạt động của kho bạc nhà nước là thu nhận tài nguyên của công quỹ và chi trả thay cho nhà nước.
    Các ngân hàng của người Hy Lạp vận hành đa dạng và phức tạp hơn bất kỳ xã hội nào trước đó. Các đền thờ Hy Lạp cũng như các cá nhân và tổ chức hành chính tại các thành đô đã biết tới những giao dịch tài chính như cho vay, gửi tài sản, trao đổi tiền tệ, và định giá tiền đúc thông qua xác định khối lượng và mức độ thuần khiết của kim loại.
    Thậm chí, người Hy Lạp đã sử dụng các giao dịch tín dụng ghi sổ. Tại các hải cảng, nơi tập trung nhiều hoạt động giao thương, người cho mượn tiền viết giấy tín dụng cho người cần sử dụng tiền. Người cầm giấy này có thể "đổi " lại thành tiền khi đến thành phố khác. Nhờ vậy mà người ta tránh được việc phải mang theo một lượng tiền lớn trong các chuyến buôn bán giữa các thành bang
    Pythius nổi tiếng là người lập ra và điều hành ngân hàng thương nhân (merchant bank) khắp vùng Tiểu Á đầu thế kỷ thứ 5 trước công nguyên. Nhân vật này được các nhà sử coi là nhà ngân hàng tư nhân đầu tiên.
    Một điểm đáng chú ý là tại các thành bang Hy Lạp, rất đông chủ ngân hàng là người lai hoặc người nước ngoài.
    Vào khoảng năm 371 trước công nguyên, Pasion, một nô lệ, đã trở thành nhà ngân hàng Hy Lạp giàu có và nổi tiếng nhất, đã được tự do và được công nhận tư cách công dân của Athena.
    Địa Trung Hải
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...