Luận Văn Lịch sử giáo dục An Giang (1975 - 2005)

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    An Giang là một tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long, giáp với Campuchia, là
    tỉnh vùng sâu, vùng xa, đại bộ phận nhân dân sống chung với lũ cũng là địa bàn có mặt
    bằng dân trí, giáo dục được xếp vào hạng thấp so với cả nước. Từ sau ngày miền Nam
    hoàn toàn giải phóng đến nay, về lĩnh vực giáo dục, nâng cao dân trí An Giang đã có
    những chuyển động mạnh mẽ, đạt được nhiều thành tựu, đồng thời cũng bộc lộ những
    hạn chế cần được khắc phục, giải quyết. Chính vì vậy, việc nghiên cứu lịch sử giáo dục
    An Giang trong hơn ba mươi năm từ năm 1975 đến năm 2005 nhằm làm rõ các chặng
    đường phát triển của giáo dục An Giang, để nhận thức đầy đủ hơn vai trò động lực của
    giáo dục, rút ra những bài học cần thiết, góp phần phát triển giáo dục An Giang trong
    những năm tới Đây cũng là một mặt của việc “xã hội hóa” giáo dục mà những người
    nghiên cứu lịch sử có thể đóng góp theo chức năng, nhiệm vụ của ngành khoa học lịch
    sử.
    Nội dung chính của đề tài được trình bày trong 3 chương:
    Chương I: Giáo dục An Giang hơn mười năm sau ngày miền Nam hoàn toàn giải
    phóng (1975 - 1986): Chương này giới thiệu vài nét về lịch sử hình thành An giang, về
    các điều kiện thuận lợi và khó khăn của tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội ảnh hưởng đến
    giáo dục. Giáo dục An Giang trước ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng cũng được đề
    cập đến, bởi vì giáo dục An Giang phát triển trên cơ sở kế thừa các nền giáo dục trước
    đó: Lý, Trần, Lê, Nguyễn, thời Pháp thuộc, thời Mỹ- ngụy. Sau ngày hoàn toàn giải
    phóng (6/5/1975), An Giang tiến hành xây dựng nền giáo dục cách mạng, xóa bỏ chế độ
    giáo dục thực dân mới của Mỹ- ngụy nhằm đào tạo con người mới xã hội chủ nghĩa.
    Trong giai đoạn 1976 – 1986 nhân dân An Giang tiếp tục xây dựng nền giáo dục cách
    mạng đạt được những thành tựu bước đầu, đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng những yêu
    cầu của sự nghiệp cách mạng trong giai đoạn đó.
    Chương II: Giáo dục An Giang trong mười năm đầu của công cuộc đổi mới
    (1986 -1996): Chương này giới thiệu những quan điểm chủ trương của Đảng Cộng sản
    Việt Nam về đổi mới giáo dục, bối cảnh của công cuộc đổi mới giáo dục, chứng minh
    sự cần thiết phải đổi mới giáo dục nếu không muốn bị tụt hậu trong cuộc cách mạng
    khoa học kỹ thuật đang diễn ra. Đảng bộ và chính quyền An Giang đề ra những giải
    pháp để hiện thực hóa các đường lối chủ trương đó các mặt giáo dục: xóa nạn mù chữ,
    giáo dục mầm non, tiểu học, trung học, nghề nghiệp, xây dựng đội ngũ giáo viên, đầu tư
    kinh phí,xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật và sự phối hợp gia đình – nhà trường – xã hội
    trong công tác giáo dục.
    Chương III: Giáo dục An Giang trong thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa
    (1996 – 2005): Chương này giới thiệu những quan điểm chủ trương giáo dục của Đảng
    trong những năm cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI, những giải pháp thực hiện của Đảng
    bộ và chính quyền An Giang, việc thực hiện quan điểm chủ trương của Đảng thể hiện
    trên các mặt giáo dục. Phân tích những nguyên nhân thành công và những yếu kém,
    kiến nghị một số giải pháp và kết luận.
    MỤC LỤC
    Trang
    Mở đầu 1
    Chương I: GIÁO DỤC AN GIANG MƯỜI NĂM
    SAU NGÀY HOÀN TOÀN GIẢI PHÓNG (1975 – 1986 )
    1. Vài nét về An Giang 4
    2. Giáo dục An Giang trước ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng (1975) .7
    3. Giáo dục An Giang từ năm 1975 đến năm 1986 .12
    3.1. Giáo dục An Giang trong năm 1975 12
    3.2. Giáo dục giai đoạn 1976 – 1981 16
    3.3. Giáo dục An Giang giai đoạn 1981 – 1986 22
    Chương II: GIÁO DỤC AN GIANG TRONG 10 NĂM ĐẦU
    CỦA CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI (1986-1996)
    1.Quan điểm, chủ trương đổi mới về giáo dục của Đảng 32
    1.1. Bối cảnh của công cuộc đổi mới giáo dục 32
    1.2. Những quan điểm chủ trương của Đảng về đổi mới giáo dục 33
    1.3. Trong cuộc cách mạng công nghệ đang diễn ra
    không đổi mới giáo dục là tụt hậu .37
    1.4. Những giải pháp đổi mới giáo dục của
    Đảng bộ và chính quyền An Giang .39
    2.Việc thực hiện quan điểm, chủ trương đổi mới thể hiện trên các mặt giáo dục .43
    2.1 Xóa nạn mù chữ, giáo dục mầm non, phổ cập giáo dục tiểu học 44
    2.2 Giáo dục trung học: cơ sở và phổ thông 53
    2.3 Giáo dục nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên, đào tạo đại học cao đẳng .57
    2.4 Xây dựng đội ngũ giáo viên, đầu tư kinh phí,
    xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật .64
    2.5 Sự phối hợp của gia đình – nhà trường – xã hội trong
    công tác giáo dục 74
    Chương III: GIÁO DỤC AN GIANG TRONG THỜI KỲ CÔNG
    NGHIỆP HÓA – HIỆN ĐẠI HÓA (1996 -2005)
    1.Quan điểm, chủ trương giáo dục của Đảng trong những năm cuối thế kỷ XX, đầu
    thế kỷ XXI và những giải pháp của Đảng bộ và chính quyền An Giang 77
    2.Việc thực hiện quan điểm, chủ trương của Đảng thể hiện trên
    các mặt giáo dục 89
    2.1.Giáo dục mầm non, giáo dục tiểu học, xóa mù chữ,
    phổ cập giáo dục tiểu học .89
    2.2.Giáo dục trung học: cơ sở và phổ thông, giáo dục nghề nghiệp, các Trung
    tâm Giáo dục thường xuyên, đào tạo đại học, cao đẳng, trường Đại học An
    Giang, thành lập các Trung tâm học tập cộng đồng, giáo dục vùng dân tộc ít
    người, xây dựng đội ngũ giáo viên .94
    2.3.Công tác tài chính, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật,
    cải tiến công tác quản lý .100
    2.4.Sự phối hợp gia đình – nhà trường – xã hội trong công tác giáo dục .103
    3.Tổng quát về sự nghiệp giáo dục ở An Giang
    3.1 Phân tích những nguyên nhân thành công và những yếu kém 108
    3.2 Kiến nghị một số giải pháp và kết luận 114
    TÀI LIỆU THAM KHẢO VÀ PHỤ LỤC
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...