Tiểu Luận Lịch sử đơn vị hình thành phông lưu trữ Viện kiểm sát xét xử phúc thẩm II tại Thành phố Đà Nẵng

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Phông lưu trữ Viện kiểm sát xét xử phúc thẩm II tại Thành phố Đà Nẵng

    I. KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH THÀNH LẬP VIỆN KIỂM SÁT XÉT XỬ PHÚC THẨM II TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
    1. Hoàn cảnh lịch sử:
    Chiến dịch Hồ Chí Minh thắng lợi, miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước chung về một mối. Cả nước bước vào giai đoạn khôi phục và xây dựng đất nước, từng bước chuyển sang thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội theo Nghị quyết của Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng Cộng Sản Việt Nam lầm thứ IV, ngày 14/02/1976.
    Hòa chung không khí ấy, sau khi miền Nam được hoàn toàn giải phóng, ngay 15/9/1975 Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao cử một đoàn cán bộ ngành kiểm sát gồm 5 đồng chí: Nguyễn Đình Khang, Nguyễn Ấm, Ngô Hy, Hoàng Bạch Mao, Lê Thế Cát do đồng chí Nguyễn Đình Khang làm trưởng đoàn vào côngtác tại khu Trung Bộ thuộc khu ủy khu V. UBND khu Trung Bộ cũng cử đồng chí Lê Cử Thắng cán bộ khu sang để cùng đoàn cán bộ viện KSND tối cao liên hệ phối hợp với các ngành, các cơ quan ở khu chuẩn bị thành lập ngành kiểm sát khu Trung Bộ.
    Qua thời gian chuẩn bị ngày 20/4/1976 Chính phủ Cách mạng tân thời miền Nam Việt Nam có quyết định số 08/BTP chính thức thành lập Viện Kiểm sát phúc thẩm tại Đà Nẵng và cử đồng chí Nguyễn Đình Khang phụ trách.
    Khi nước nhà thống nhất, Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyết định số 128-TC, ngày 7/8/1976 cử đồng chí Nguyễn Đình Khang phó vụ trưởng, quyền Viện trưởng Viện Kiểm sát phúc thẩm tại Đà Nẵng, quyết định số 129 cử đồng chí Nguyễn Ấm làm kiểm sát viên, quyết định số 134 cử đồng chí Ngô Hy làm trưởng văn phòng của Viện Kiểm sát phúc thẩm tại Đà Nẵng và Viện đã chính thức đi vào hoạt động.
    2. Điều kiện tự nhiên:
    Thành phố Đà Nẵng là Thành phố thứ tư trực thuộc Trung ương và là trung điểm của cả nước. Đà Nẵng cách thủ đô Hà Nội 764km về phía Bắc và cách Thành phố Hồ Chí Minh 967Km về phía Nam. Phía Bắc giáp Thừa Thiên Huế, phía Nam giáp Quảng Nam, phía Tây giáp dãy núi Trường Sơn và phía Đông giáp biển. Với diện tích 15.942km[SUP]2[/SUP] bao gồm 5 quận: (Quận Hải Châu, Thanh Khê, Liên Chiểu, Ngũ Hành Sơn, Sơn Trà) và 2 huyện (Hòa Vang, Hoàng Sa). Đà Nẵng là Thành phố lớn thứ tư cả nước. Có được vị trí và những điều kiện trên, Thành phố Đà Nẵng là nơi rất thuận lợi cho việc đi lại, giao lưu trên hệ công tác của các tỉnh miền Trung.
    3. Điều kiện kinh tế xã hội:
    Theo thống kê của Ủy ban dân số và kế hoạch hóa gia đình, hiện nay dân số Thành phố đã lên đến hơn 70.000 người, đa số là dân tộc kinh có trình độ văn hóa cao. người dân Đà Nẵng có truyền thống yêu nước, tinh thần học hỏi và sáng tạo cho nên với nền công nghiệp nặng, với tiềm năng kinh tế biển vốn có cùng với hoạt động trên lĩnh vực kinh tế, văn hóa, khoa học, xã hội và sự chấp hành nghiêm minh pháp luật Đà Nẵng sẽ là Thành phố trẻ thành đạt trong tương lai.
    4. Nguyên nhân thành lập Viện Kiểm sát xét xử phúc thẩm II:
    Chiến tranh qua đi, hòa bình được lập lại bên cạnh nhiệm vụ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế của đất nước theo cơ chế định hướng XHCN thì việc lập lại trị an, xây dựng một đất nước, một dân tộc có lối sống lành mạnh, văn hóa, an ninh trật tự tạo tiền đề cho sự phát triển về kinh tế.
    Mặt khác, Đà Nẵng là Thành phố lớn, Thành phố trẻ là nơi giao lưu, dễ dàng đi lại liên hệ công tác giữa các tỉnh thuộc miền Trung. Đồng thời, do nhu cầu công tác kiểm sát xét xử phúc thẩm của Viện kiểm sát Nhân dân tối cao tại Đà Nẵng ngày 204/1976 Chính phủ cách mạng tân thời miền Nam Việt Nam có quyết định số 108/BTP chính thức thành lập Viện Kiểm sát xét xử phúc thẩm II tại Đà Nẵng và xử đồng chí Nguyễn Đình Khang phụ trách.
    II. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN:
    1. Chức năng:
    Viện Kiểm sát xét xử phúc thẩm II Đà Nẵng là đơn vị trực thuộc Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao có trách nhiệm kiểm sát xét xử phúc thẩm các vụ án hình sự, dân sự, lao động, hành chính kinh tế phá sản doanh nghiệp và các vụ án khác ở 12 tỉnh thuộc khu vực miền Trung: Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Gia Lai, Kon Tum, Đăk Lăk, Phú Yên, Khánh Hòa,.
    2. Nhiệm vụ và quyền hạn:
    Các Viện Kiểm sát xét xử phúc thẩm được Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao giao thực hiện những nhiệm vụ và quyền hạn sau:
    2.1. Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động xét xử của Tòa phúc thẩm Tòa án Nhân dân tối cao đối với những bản án, quyết định sơ thẩm hình sự, dân sự, lao động, hành chính, kinh tế, phá sản doanh nghiệp và các vụ án khác của Tòa án Nhân dân cấp tỉnh bị kháng cáo, kháng nghị: thực hành quyền công tố tại các phiên tòa phúc thẩm hình sự pháp luật, nghiêm minh, kịp thời.
    2.2. Khi phát hiện những bản án và quyết định của cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật, có vi phạm pháp luật, thì ra quyết định kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, kháng nghị bổ sung theo thủ tục phúc thẩm.
    2.3. Rút 1 phần hoặc toàn bộ kháng nghị phúc thẩm của Viện Kiểm sát nhân dân cấp tỉnh và của Viện phúc thẩm đối với các bản án và quyết định của Tòa án Nhân dân cấp tỉnh khi xét thấy không có căn cứ.
    2.4. Khi phát hiện những bản án và quyết định phúc thẩm của tòa án cùng cấp và những bản án, quyết định sơ thẩm của tòa án cấp tỉnh có vi phạm pháp luật nghiêm trọng, hoặc khi phát hiện có tình tiết mới nhưng không thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp phúc thẩm thì báo cáo đề xuất việc kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm với Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.
    2.5. Thông qua công tác kiểm sát xét xử phúc thẩm phát hiện tổng hợp tình hình vi phạm trong việc áp dụng pháp luật đối với các vụ án ở cả hai cáp sơ thẩm và phúc thẩm để kiến nghị, yêu cầu khắc phục hoặc thông báo rút kinh nghiệm, giúp Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao chỉ đạo chung.
    2.6. Thông qua công tác kiểm sát xét xử phúc thẩm, phát hiện kiến nghị với các cơ quan hữu quan khắc phục các vi phạm, sơ hở trong quản lý là nguyên nhân, điều kiện phát sinh tội phạm.
    2.7. Phát hiện những vướng mắc trong việc áp dụng pháp luật khi giải quyết các vụ án hình sự, dân sự, hành chính, kinh tế, lao động, phá sản doanh nghiệp và các vụ án khác và những văn bản hướng dẫn áp dụng pháp luật, để đề xuất với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có biện pháp giải quyết.
    2.8. Tổ chức việc tiếp dân đến khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật.
    III. TỔ CHỨC BỘ MÁY, NHIỆM VỤ CỦA CÁC CHỨC DANH:
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...