Luận Văn Lịch sử đồn điền cao su ở Miền Đông Nam Bộ thời kỳ Pháp Thuộc giai đoạn (1898 - 1939)

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lịch sử đồn điền cao su ở Miền Đông Nam Bộ thời kỳ Pháp Thuộc giai đoạn (1898 - 1939)

    1. Lý do chọn đề tài

    Hầu hết các nhà nghiên cứu về chế độ thuộc địa trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đều thừa nhận rằng, chế độ thống trị thuộc địa của chủ nghĩa thực dân phương Tây là một chế độ áp bức bóc lột tàn bạo đáng bị lên án. Nhưng khách quan, nó cũng thúc đẩy nền kinh tế thuộc địa chuyển sang hình thái kinh tế mới với sự hiện diện của nhân tố mới - nhân tố kinh tế tư bản chủ nghĩa.
    Trong nền kinh tế thuộc địa Việt Nam thời Pháp thuộc, Miền Đông Nam Kỳ là một trong những địa phương phản ánh tập trung những yếu tố kinh tế mới. Đặc biệt nhất là hoạt động của “đồn điền cao su” – ngành đại diện cho hoạt động nông nghiệp thực dân hiện đại.
    Từ nhiều thế kỷ trước, khi Nam Kỳ còn đặt dưới sự kiểm soát của Chân Lạp, Miền Đông Nam Kỳ là một vùng hoang vu nhiều rừng rậm. Dưới thời các chúa Nguyễn, cư dân người Việt, người Hoa vào khai phá, biến nơi đây thành vùng trồng trọt lớn của vùng đất Nam Bộ.
    Từ khi thực dân Pháp xâm lược và tiến hành khai thác thuộc địa ở nước ta, Miền Đông Nam Kỳ đã có những biến đổi sâu sắc về kinh tế. Xuất phát từ mục tiêu lợi nhuận, tư bản Pháp đặc biệt quan tâm tới nông nghiệp, tận dụng tối đa điều kiện thiên nhiên thuận lợi về đất đai để đầu tư trồng trọt, trong đó cây cao su – một loại nguyên liệu phục vụ cho ngành công nghiệp, có giá trị kinh tế cao và là sản phẩm đang được thị trường thế giới bấy giờ ưa chuộng – đứng ở vị trí số một, trở thành cây trồng chính trên đồng đất Miền Đông Nam Kỳ.
    Với vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên thuận lợi, Miền Đông Nam Kỳ đã nhanh chóng trở thành nơi có diện tích đồn điền cao su lớn nhất cả nước. Cây cao su từ đó sớm khẳng định vị trí và vai trò trong nền kinh tế Miền Đông Nam Kỳ nói riêng và cả nước nói chung, trở thành một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của cả nước, đem lại nguồn lợi rất lớn cho tư bản thực dân Pháp.
    Với sự xuất hiện của vùng nguyên liệu cây cao su công nghiệp, Nam Kỳ đã hình thành được hai vùng sản xuất nguyên liệu chính phục vụ cho xuất khẩu của thực dân Pháp, đó là lúa gạo ở Miền Tây và cao su ở Miền Đông. Trong đó Miền Đông


    Nam Kỳ với thế mạnh đặc trưng của mình đã tác động khá lớn đến tổng thể kinh tế

    Nam Kỳ.

    Để hiểu rõ vị trí và vai trò của cây cao su trong nền kinh tế Miền Đông Nam Kỳ nói riêng và Việt Nam nói chung thời Pháp thuộc, tôi đã chọn đề tài « Lịch sử đồn điền cao su ở Miền Đông Nam Kỳ thời Pháp thuộc giai đoạn (1898-1939) » làm đề tài tốt nghiệp luận văn thạc sỹ của mình. Mong rằng những hiểu biết lịch sử sau khi nghiên cứu có thể làm cơ sở khoa học và thực tiễn để hiểu, để xác định hướng đi kinh tế của Miền Đông Nam Kỳ trong hiện tại và tương lai.
    2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

    Để thực hiện đề tài, tôi đã tìm đọc và nhận thấy có nhiều công trình nghiên cứu đề cập đến những nội dung có liên quan đến đề tài. Các nội dung này phần lớn được thể hiện hòa lẫn trong các công trình nghiên cứu về nhiều mặt của Nam Kỳ và Miền Đông Nam Kỳ. Có thể giới thiệu sơ bộ sau đây.
    Trước tiên phải kể đến các tác phẩm của người Pháp. Họ rất quan tâm nghiên cứu về vấn đề trồng trọt ở Miền Đông Nam Kỳ, đã bỏ không ít thời gian vào việc nghiên cứu về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của Miền Đông Nam Kỳ:
    - Terres rouges et terres noires basaltiques d’Indochine, nhà xuất bản Hà Nội, năm 1931 và Economic agricole del l Indochine, nhà xuất bản Hà Nội, năm 1932 của Yves Henry.
    - Le problem économique Indochinois của P. Bernard, xuất bản năm 1934.

    - Note sur la main d’auvre caoutchouc des plantations de la Cochinchine et du

    Cambodge của G. Wormeser, nhà xuất bản Sài Gòn, năm 1938.

    Ngoài ra còn có một số bài viết đề cập đến đồn điền cao su ở những góc độ và mức độ khác nhau được đăng trên các tạp chí: Économique Indochinoi, Extrême Asie, Asie francaise, Presse Indochinoise, Chấn hưng kinh tế .Nhìn chung các công trình nghiên cứu trên đã cung cấp cho người đọc nhiều tư liệu quý có giá trị tham khảo cao, rất có ít đối với người nghiên cứu.
    Sau cách mạng tháng tám, nhất là từ sau năm 1954, nhiều tác giả người Việt đã quan tâm khảo cứu về kinh tế, xã hội Việt Nam, trong đó có những công trình đề cập tới nhiều khía cạnh khác nhau của Miền Đông Nam Kỳ nhưng ít nhiều có liên quan đến vấn đề cao su:


    - Kinh tế Miền Nam của Phạm Thành Vinh, nhà xuất bản Sự Thật, Hà Nội,

    1957. Tác giả đã dành phần 2 của chương một để nêu đặc điểm kinh tế ở miền đồi núi thuộc Miền Nam – vấn đề khai thác các vùng đất đỏ và việc trồng cây công nghiệp.
    - Những thủ đoạn bóc lột của tư bản Pháp ở Việt Nam của Nguyễn Khắc Đạm, nhà xuất bản Văn- sử- địa, Hà Nội, 1957. Ngoài nội dung quá trình bỏ vốn và chính sách cướp đoạt ruộng đất của tư bản Pháp ở Việt Nam, trong chương 3 tác giả đã giành 10 trang để trình bày sơ lược về phương thức kinh doanh đồn điền cao su của tư bản Pháp, đồng thời còn đưa ra những số liệu cao su xuất cảng.
    - Trong cuốn Tìm hiểu giai cấp tư sản Việt Nam thời Pháp thuộc của Nguyễn Công Bình, nhà xuất bản Văn- sử- địa, Hà Nội, 1959. Tác giả cũng đề cập sơ lược đến điền chủ cao su người Việt.
    - Tư bản Pháp và vấn đề cao su ở Miền Nam Việt Nam của Nguyễn Phong, nhà xuất bản Khoa Học, năm 1963. Đây là một chuyên khảo về vấn đề cao su. Tác phẩm của Nguyễn Phong đã giúp những người không tiếp cận được với các sách tiếng Pháp có những hiểu biết nhất định về lịch sử đồn điền cao su. Bên cạnh đó, những ý kiến nhận xét của ông cũng đáng để người đọc tham khảo. Tuy nhiên, đây chưa phải là một công trình nghiên cứu đầy đủ về đồn điền cao su. Tác giả chưa trình bày vấn đề một cách có hệ thống, ông chủ yếu trình bày sơ lược việc kinh doanh cao su của tư bản Pháp về: chính sách cướp đất đai của thực dân Pháp, tình cảnh lao động và đời sống của công nhân cao su, phong trào đấu tranh của công nhân cao su. Các vấn đề về sự ra đời và phát triển của các công ty và đồn điền cao su, quy mô của đồn điền, sự phân bố các đồn điền cao su cũng như sở hữu của các điền chủ chưa được tác giả làm
    rõ.

    - Tình hình kinh tế Đông Dương(1900-1939) và kế hoạch tái thiết, trang bị canh tân Đông Dương, nguyên tác của ủy ban kế hoạch Pháp do Lê Khoa dịch và bình, xuất bản năm 1969.
    - Việt Nam dưới thời Pháp đô hộ của Nguyễn Thế Anh, nhà xuất bản Lửa Thiêng, năm 1970 và Việt Nam Pháp thuộc sử của Phan Khoang, phủ quốc vụ khanh đặc trách văn hóa xuất bản, năm 1971. Trong chương 2 trình bày về sinh hoạt kinh tế của Việt Nam, hai tác giả cũng đã nêu sơ lược về diện tích, sản lượng cao su.


    - Vấn đề cao su Việt Nam của Đỗ Văn Minh, luận văn cao học Quốc gia hành chính Sài Gòn, năm 1971. Đây cũng là một chuyên khảo về cao su, tuy nhiên tác phẩm của ông chủ yếu nghiên cứu ở giai đoạn từ 1945 trở về sau.
    - Nền kinh tế Việt Nam dưới thời Pháp thuộc (1920-1930) của Trịnh Như Kim, luận văn cao học sử, Đại họcVạn Hạnh, năm 1972.
    - Lịch sử khai phá vùng đất Nam Bộ của Huỳnh Lứa (chủ biên), nhà xuất bản Tp. Hồ Chí Minh, năm 1987. Trong chương 4 khi trình bày về công cuộc khai phá dưới thời Pháp thuộc, các tác giả đã dành 7 trang để nêu sơ lược về: diện tích trồng cao su, sự phân bố, năng suất và tác động của đồn điền cao su đối với kinh tế, xã hội Miền Đông Nam Kỳ.
    - Sự hiện diện tài chính và kinh tế của Pháp ở Đông Dương (1859-

    1939) của Jean- Pierre Aumiphine (bản dịch), xuất bản ở Hà Nội, năm 1994. Tác giả

    cũng trình bày một cách khái quát về hoạt động đồn điền cao su.

    - Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Miền Nam Việt Nam (1954-

    1975) của Võ Văn Sen, nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh, năm 1996. Trong chương 1, tác giả đã giành một vài trang để sơ lược về hoạt động kinh doanh của tư bản Pháp trong nông nghiệp ở Nam Kỳ trong đó có cây cao su.
    - Cây cao su đặc sản của vùng Đông Nam Bộ của Lê Huỳnh Hoa đăng trên tạp chí xưa và nay, số 45b, 11/1997. Bài viết của tác giả Lê Huỳnh Hoa đã trình bày những nội dung chủ yếu nhất của đồn điền cao su (sự du nhập cây cao su vào Việt Nam, chính sách cướp đất và tuyển mộ lao động, việc khai thác mủ và xuất khẩu cao su). Song, do vấn đề chỉ được đề cập trong một số trang ít ỏi, tác giả chưa thể làm sáng tỏ tất cả mọi mặt
    - Góp thêm tư liệu Sài Gòn- Gia Định từ 1859-1945 của Nguyễn Phan Quang, nhà xuất bản Trẻ Tp. Hồ Chí Minh, năm 1998. Tác giả cũng nêu sơ lược về diện tích cao su và sản lượng cao su xuất khẩu.
    - Cơ cấu kinh tế - xã hội Việt Nam thời thuộc địa( 1858-1945) của Nguyễn văn Khánh, nhà xuất bản Đại học quốc gia, Hà Nội, năm 1999. Tác giả cũng đề cập đến hoạt động của đồn điền cao su ở Nam Kỳ về: diện tích cao su, số lượng đồn điền, sản lượng cao su xuất khẩu.
    - Một trăm năm cao su Việt Nam của Đặng văn Vinh, nhà xuất bản Nông nghiệp, Tp. HCM, năm 2000. Tác phẩm của ông đã trình bày khá rõ về sự ra đời và


    phát triển của đồn điền cao su ở nước ta, sự cải tiến kỹ thuật trồng trọt cũng như phong trào đấu tranh của công nhân cao su. Tuy vậy, một số vấn đề như: chính sách và biện pháp cướp đoạt đất đai của thực dân Pháp, hiệu quả kinh tế của đồn điền cao su, tác động của đồn điền cao su đối với kinh tế - xã hội Miền Đông Nam Kỳ chưa được tác giả làm rõ, cần được tìm hiểu thêm.
    - Cảng Sài Gòn và những biến đổi kinh tế Nam Kỳ thời Pháp thuộc(1860-1939)

    của Lê Huỳnh Hoa, luận án tiến sĩ khoa học Lịch sử, Đại học sư phạm Tp.HCM, năm

    2002. Tác giả cũng đã trình bày về hoạt động đồn điền cao su.

    Đặc biệt còn có một số công trình chuyên nghiên cứu về giai cấp công nhân

    Việt Nam và bộ phận công nhân cao su như là:

    - Địa ngục cao su của Nguyễn Hải Trừng, nhà xuất bản Sự Thật, năm 1955.

    - Giai cấp công nhân Việt Nam của Trần văn Giàu , nhà xuất bản Sự thật, Hà

    Nội, 1961.

    - Phú Riềng đỏ của Trần Tử Bình, nhà xuất bản Lao Động, Hà Nội, 1971.

    - Một số vấn đề về lịch sử giai cấp công nhân Việt Nam của Nguyễn Công

    Bình, nhà xuất bản Lao động, năm 1974.

    - Giai cấp công nhân Việt Nam trước khi thành lập Đảng của Ngô văn Hòa- Dương Kinh Quốc, nhà xuất bản Khoa học xã hội, năm 1978.
    - Giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ 1936-1939 của Cao văn Biền, nhà xuất bản KHXH, 1979.
    - Phong trào đấu tranh cách mạng của công nhân cao su Miền Đông Nam Bộ

    của Thành Nam, nhà xuất bản Lao động, năm 1982.

    - Lịch sử phong trào công nhân cao su Việt Nam (1906-1990) của Huỳnh Lứa

    (chủ biên), Nhà xuất bản Trẻ, năm 1993.

    - Phú Riềng đỏ trong phong trào công nhân Miền Đông Nam Kỳ của Hà Minh

    Hồng, nghiên cứu lịch sử số 5, năm 1999.

    Những tác phẩm trên giúp chúng tôi nhận biết chân xác hơn về : sự ra đời và phát triển cũng như tình cảnh lao động và đời sống của giai cấp công nhân Việt Nam, đặc biệt là bộ phận công nhân làm việc tại các đồn điền cao su. Đồng thời, thấy rõ bản chất bóc lột của tư bản thực dân Pháp.
    Bên cạnh đó, một số tác giả có những công trình nghiên cứu liên quan đến vấn

    đề cao su ở một số địa phương của Miền Đông Nam Kỳ. Nhìn chung các tài liệu này
     
Đang tải...