Tài liệu Lịch sử đạo cao đài miền bắc

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỊCH SỬ ĐẠO CAO ĐÀI MIỀN BẮC

    Với lòng tri ân
    - Phối Sư Tô Văn Pho
    - Nữ Giáo Sư Ngô Thị Bình
    - Ông Bà Trần Quốc Luyện - Phùng Thị Mộc Trầm


    Cùng một người viết
    - Giải Mã Truyện Tây Du
    - Con Đường Tam Giáo Việt Nam
    Từ Khởi Nguyên Đến Thế Kỷ Mười Chín
    - Tìm Hiểu Kinh Cúng Tứ Thời
    - Tiểu Sử Ngô Văn Chiêu
    A Short Biography of ngô Văn Chiêu
    (song ngữ Việt - Anh)
    - Lịch sửĐạo Cao Đài: Thời kỳ Tiềm Ẩn
    -------
    Lê Anh Dũng
    Lịch sửđạo cao đài
    Thánh thất Hà Nội
    Thành phố Hồ Chí Minh 1993
    . phần ai biết được một tài liệu gì về sử cũng có bổn phận phải chép lại bằng cách nào
    cũng được, miễn thận trọng và thành tâm là quý rồi. Nếu không vậy thì thực khổ tâm
    cho những người sau muốn tìm hiểu những người đi trước .
    Nguyễn Hiến Lê
    (1992-1984)
    Trích Báo MAI
    số 20 ngày 25.4.1961
    Và về thế tập sử liệu này được hình thành để góp một phần khiêm tốn trong việc tìm
    hiểu và nghiên cứu lịch sử phát triển đạo Cao Đài ở miền Bắc mà cũng để người ngày
    sau uống nước nhớ nguồn, biết đến những người khai sơn phá thạch đã mở một con
    đường cho miên viễn.
    23.11.1993
    ----
    Thời kỳ tiềm ẩn của đạo Cao Đài trải từ năm 1920 đến mùng 1 tháng 9 Bính Dần (thứ
    Năm 07.10.1926), là ngày chính thức ghi trên Tờ khai đạo được gửi đến Thống đốc
    Nam Kỳ - Le Fol, tuyên bố sự hoạt động công khai của tín đồ Cao Đài1. Bấy giờ, tuy số


    tín đồ còn hạn chế, cơ sở hạ tầng của nền Đạo còn quá phôi thai, hầu như chưa có gì,
    nhưng trước đó một tháng, mùng 1 tháng 8 Bính Dần (thứ Ba 07-9-1926), Đức Cao Đài
    đã dạy ông Lê Văn Trung phải lo lập thánh thất ở Tây Ninh rồi từđó sẽ phổđộ rải khắp
    Nam, Trung và cả Bắc Kỳ. Và đúng nửa tháng sau khi có Tờ Khai Đạo, ngày Rằm
    tháng 9 Bính Dần (thứ năm 21-10-1926), tại nhà ông Hồ Quang Châu, Đức Cao Đài dạy
    thêm:


    Từ nay nòi giống chẳng chia ba,
    Thầy hiệp các con lại một nhà;
    Nam Bắc cùng rồi ra ngoại quốc,
    Chủ quyền Chơn Đạo một mình Ta.2


    Lời dạy ấy chẳng những tiên tri một tương lai hoằng đại của nền đạo mới mà còn thôi
    thúc, nung chí các bậc tiền khai Đại Đạo Tam Kỳ PhổĐộ sớm ấp ủ một hoà bão là đem
    đạo Cao Đài ra phổđộở Trung Kỳ và Bắc Kỳ.
    Một trong những vị sớm hướng về quê hương miền Trung và miền Bắc là Ông Nguyễn


    3
    Ngọc Tương .


    1. ÔNG NGUYỄN NGỌC TƯƠNG RA BẮC (1937)


    1 Về thời kỳ tiềm ẩn của đạo Cao Đài, xem lê Anh Dũng, Lịch sửĐạo Cao đài thời kỳ tiềm ẩn (1920-


    1926), thành phố Hồ Chí Minh 1993.
    2 Thánh Ngôn Hiệp Tuy ến, Toà Thánh Tây Ninh 1964, Quyển I, tr.49.
    3 Về tiểu sử Ông Tương, xem Lê Anh Dũng, sách đã dẫn, tr.138-142. Ông Tương sinh trưởng ở làng An Hội, tổng Bảo hựu, tỉnh Bến Tre (1881-1951). Ông
    nhập môn Cao Đài khoảng hạ tuần tháng Chạp Ất Sửu (thượng tuần tháng 02-1926)
    trong lúc đang làm chủ quận Cần Giuộc, tỉnh Chợ Lớn. Ông là người thứ năm ký tên
    trong danh sách kèm theo Tờ Khai Đạo. Ông được Đức Cao Đài phong chức Chánh
    Phối Sư phái Thượng ngày 17-5 Bính Dần (thứ Bảy 26-6-1926). Khi Toà Thánh Tây
    Ninh thành lập tại làng Long Thành, tỉnh Tây Ninh năm Đinh Mão (1927), Ông Tương
    làm chủ quận Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa (1927-1930), một vùng đất nghèo, gần rừng, dựa
    biển, dân thưa mà phần lớn lại là người dân tộc. Toà Thánh Tây Ninh đã cử Thái Phối
    Sư Nguyễn Văn Ca thay Ông Tương đảm nhiệm chức Thượng Chánh Phối Sư.


    Năm Canh Ngọ (1930) Đức Cao Đài dạy Ông Tương hãy nghỉ việc đời để về Toà
    Thành Tây Ninh hành đạo. Ông chính thức nhận trách nhiệm tại Toà Thánh Tây Ninh
    vào cuối năm ấy, và văn kiện đầu tiên của Ông Tương gửi đến toàn đạo hữu là Châu Tri
    số 01 ngày Rằm tháng Chạp (thứ Ba 14-01-1930).


    Ông Tương xuất gia ngày 22-3 Tân Mùi (thứ Bảy 09-5-1931). Là người chính trực, ông
    tự nguyện lập hai văn bản trình Hội Thánh lưu giữ:
    - Trong văn bản thứ nhất, Ông Tương xác nhận rằng mảnh đất của Hội Thánh mua để
    xây dựng Toà Thánh là do tiền của bổn đạo quyên góp, và là tài sản của Đạo. Trên hồ
    sơ Ông Tương và Bà Lâm Thị Thanh chỉ thay mặt Hội Thánh đứng tên (đứng bộ) với
    cương vị là Thượng Chánh Phối Sư và Nữ Chánh Phối Sư.
    - Trong văn bản thứ hai, Ông Tương xác nhận kể từ ngày 09-05-1931 về sau là người
    xuất gia ông không còn tư hữu gì nữa, cho nên tất cả những giấy tờ nào mang tên ông
    làm sở hữu chủ bất kỳ một tài sản chi, thì đấy chính là tài sản của Hội Thánh.
    Để hợp thức hoá hai văn bản này, Ông Tương đã xin thị thực chữ ký tại cơ quan hành
    chính làng Long Thành và Toà Bố tỉnh Tây Ninh4


    Khi ông Lê Văn Trung (1857-1934) nhận chức Quyền Giáo Tông ngày 17-02 Quý Dậu
    (Chủ Nhất 12-3-1933), Ông Tương được thăng lên Quyền Thượng Đầu Sư. Cùng dịp
    này, Ngọc Chánh Phối Sư Lê Bá Trang và Thái Chánh Phối Sư Nguyễn Ngọc Thơ cũng
    được thăng lên Quyền Ngọc Đầu Sư và Quyền Thái Đầu Sư. Nhưng theo Nghịđịnh
    ngày mùng 3-10 Canh Ngọ (thứ Bảy 22-11-1930) của Đức Giáo Tông Vô Vi Lý Thái
    Bạch và Hộ Pháp Phạm Công Tắc (1890-1959) thì cả ba ông Tương, Trang, Thơđều đã


    5
    được thăng Đầu Sư rồi .


    Tại Toà Thánh Tây Ninh, sau lễ nhậm chức Quyền Giáo Tông của Ông Trung khoảng
    một tháng, đã có nhiều biến động mà khởi đầy chính là cuộc họp mang tên Thượng Hội


    4 Toà Thánh An Hội, Tiểu SửĐức Giáo Tông Nguyễn Ngọc Tương, Sài Gòn 1958, tr.24.
    5 Tiểu sửĐức Giáo Tông Nguyễn Ngọc Tương, tr.31.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...