Tiểu Luận Lịch sử đảng 'Những cảm tưởng khi đi tham quan bảo tàng CHỨNG TÍCH CHIẾN TRANH"

Thảo luận trong 'Lịch Sử Đảng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    I. Mở đầu:

    Việt Nam: một đất nước được cả thế giới biết đến như một hình ảnh đẹp cho tinh thần đấu tranh và bảo vệ độc lập của dân tộc. Chính lịch sử xây dựng và bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ là minh chứng đầy thuyết phục nhất cho điều này.

    Một đât nước nhỏ bé, từng bị 1000 năm đô hộ của giặc Tàu, sự xâm lược của giặc Hán, giặc Tống với đầy biến cố lịch sử đã để lại những con người luôn sống mãi với lịch sủ như Đinh Bộ Lĩnh, Hai bà Trưng, Lê Lợi, Trần Hưng Đạo Và hơn ai hết, cả dân tộc Việt Nam đã tự chính sức mình để khẳng định một chân lí vĩnh cửu:

    Nam quốc sơn hà Nam đế cư,

    Tiệt nhiên định phận tại thiên thư.

    Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm,

    Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.

    Với cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp và đế quốc Mĩ, đầy ác liệt, gian khổ và hào hùng, một lần nữa những con người Việt Nam lại đứng lên, phát huy lòng yêu nước và tinh thần dân tộc để viết nên những tranh sử vàng cho lịch sử và truyền thống của cả đất và con người Việt.

    Năm 1858, thực dân Pháp bước chân lên lãnh thổ Việt Nam với khẩu hiệu”khai hóa” cho một đất nước ngu muội, lạc hậu và ngheo nàn. Bắt đầu từ đây, “những người đi khai hóa” thực hiện những chính sách mà chúng gọi là soi sáng cho nền văn minh- bắt đầu từ đây, những đồ điền cao su được gây trồng, những nhà máy, những hầm mỏ được xây dựng với tốc độ chóng mặt, chúng vơ vét tài nguyên một cách tham lam và vô độ, thực hiện chình sách ngu dân, mượn bè lũ phong kiến bán nước để đàn áp, bóc lột và vơ vét. Sao cho lấy thật nhiều, ăn thật nhiều và tích lũy về cho chính quốc thật nhiều.

    Để thực hiện được mục đích đó, chúng đưa ra hàng ngàn chính sách, đàn áp những cuộc đấu tranh nổi dậy của những người yêu nước. Những cuộc đàn áp đẫm máu, những đợt càn quét Việt cộng, lực lượng yêu nước, chúng đã gây nên bao nhiêu tội ác.

    Cách mạng tháng Tám thành công, 2-9-1945 – nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam được thành lập, lần đầu tiên, nước Việt Nam đã xuất hiện trên bản đồ thế giới. Đóng dấu khẳng định chủ quyền của dân tộc trên thế giới.

    Nhưng bản chất của thực dân và đế quốc là xâm lược và bóc lột. Năm . Mỹ chính thức bóp cò súng tuyên bố chiến tranh lại diễn ra trên đất nứoc nhỏ bé này. Hành trang cho cuộc xâm lược là những kế hoạch xâm lược, những vũ khí hiện đại, quân đội tinh nhạy với những khoản đầu tư khổng lồ.

    Tiến trình của những cuộc xâm lấn là bom đạn, và kết quả là sự chết chóc, tổn thương, tàn phá

    Tất cả nhứng điều đó là những gì mà tôi đã được học qua sách vở. Những trang học giúp tôi hình dung được thế nào là chiến tranh, thế nào là đau thương.

    Và tôi nghĩ – tự tin là mình đã hiểu được chiến tranh. Những con số thống kê, những bài văn, thơ, trang lịch sử chiến tranh là như thế còn gì? Đơn giản và dễ hiểu, nếu có chiến tranh thì cũng không có gì ghê gớm. Có giặc xâm lược thì cầm súng bắn lại.

    Thật là sai lầm, quá sai lầm và đầy sự hối hận cho những suy nghĩ quá nông cạn của tôi, khi chính mình được chứng kiến những bức ảnh, những hiện vật của chuyến đi thăm bảo tàng lịch sử. Cảm giác của tôi lúc này là gì đây? Sững sờ, kinh ngạc, căm phẫn những tội ác của chiến tranh và xấu hổ cho những suy nghĩ đáng trách của mình, tôi đã quá vô tâm, quá hờ hững với chính lịch sử của cha ông mình, sống quá an phận trong bình yên mà quên đi nhiều điều.


    II. Những giá trị lịch sử của chuyến đi bảo tàng di tích chiến tranh:


    Cảm giác khi bước tới cổng:

    Có nhiều du khách người nước ngoài, họ đến từ các đất nước khác nhau. Họ đến đây để được xem những bức ảnh, hiện vật của cuộc chiến tranh mà họ cũng chỉ được nghe, đọc và kể. Họ đến thăm quan với mọi lứa tuổi, từ những người già, trung niên, thanh niên và cả những em nhỏ, với một thái độ quan tâm, trân trọng và cũng đầy cảm xúc.

    Cuộc chiến ở Việt Nam đã gây tiếng vang lớn trên toàn thế giới, nhưng tôi vẫn cảm thấy ngạc nhiên trước thái độ đầy quan tâm của những nguời khách ngoại quốc này.

    Những chiếc máy bay rất hoành tráng, chiếc xe tăng, khẩu đại bác và các quả bom hạng nặng. Đây là lần đầu tiên tôi được nhìn thấy tận mắt và sờ tay vào hiện vật. Những vật mà tôi mới chỉ được biết qua tranh ảnh, phim ảnh. Và thú vị hơn khi biết được thông số chính xác về cấu tạo và sức công phá của từng loại khác nhau. Qua những kiến thức mới thu nhận được, tôi hình dung rõ hơn về những chiếc máy bay thả bom, những chiếc xe tăng bọc thép, những khẩu đại bác liên thanh bom đạn,pháo sáng – sự ác liệt của chiến tranh được cảm nhận rõ nét hơn rất nhiều.

    Sự chiến thắng trong cuộc đấu tranh của một đất nước nhỏ bé nghèo khó đối với một cường quốc giàu có và hiện đại – cả thế giới biết điều đó, và tôi là một người dân Việt Nam- tất nhiên phải cảm thấy hãnh diện và tự hào.

    Cảm giác lúc này sao nhỉ? Vui – tự hào – hãnh diện khi mình có mặt ở đây khi mình mang dòng máu người Việt trong người.


    Cảm giác khi bước vào tòa nhà chính:

    Chiến tranh: tàn bạo và độc ác

    Bản chất của chiến tranh là gì? Đó là chết chóc và bóc lột.

    Đặc điểm của chiến tranh là gì? Đó là những cuộc chiến phi nghĩa.

    Mỹ sang gây chiến ở Việt Nam cũng không ngoài mục đích tìm kiếm thuộc địa và khai thác tài nguyên.

    Phương thức tiến hành cũng là súng ống và bom đạn.

    Với mục đích như vậy, Mỹ đã đầu tư cho chiến tranh những khoản tiền không nhỏ, và mang đi những bản kế hoạch được đánh giá là công phu và chắc chắn.

    Những bức ảnh trong tòa nhà chính đã khái quát được phần nào về những kế hoạch đầu tư tài chính của Mỹ cho cuộc chiến ở Việt Nam. Những con số quả thật khiến tôi sững sờ, tại sao họ không dùng số tiền đó cho những người nghèo, giúp đỡ cho những nạn nhân trong cuộc chiến trên toàn thế giới. Thay vì nghĩa cử cao đẹp đó, họ sang Việt Nam. Và hay xem họ đã làm gì ở mảnh đất nhỏ bé vừa trải qua cuộc chiến đầy gian khổ này? “Bằng các vũ khì phương tiện hiện đại quân đội Mỹ ở Đông Dương đã tiến hành một cuộc chiến tranh diệt chủng tàn bạo và liều lĩnh bất chấp mọi tiêu chuẩn qui định của quốc tế. Chiến tranh xâm lược vốn được xem là một tội ác trước cộng đồng quốc tế.” – Hans Goran Frank, tổng thư kí Uỷ ban quốc tế điều tra tội ác chiến tranh của mỹ ở Đông Dương năm 1974.

    Trong tay một bọn quân phiệt và chính trị gian tàn bạo, bất chấp luân thường đạo lí, vũ khí kĩ thuật hiện đại đã dẫn đến sự hủy diệt không chỉ những con người mà cả môi trườngx sinh sống, cả một xã hội những thế hệ tương lai cũng chịu chung những mối đe dọa như những người đang tồn tại hiện nay” – Gurnnar Myrdal, chủ tịch Ủy ban quốc tế điều tra tội ác của Mỹ ở Đông Dương, 1972.

    Xin được nhắc lại câu trích dẫn trong bản tuyên ngôn của Mỹ:

    “Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”.

    Vậy mà họ sang đây, với hành động đầy dã man, không những đánh mất đi quyền tự do và bình đẳng của những người dân, mà còn gây ra những tội ác cho những người dân vô tội, cho những em nhỏ, những phụ nữ.

    Không nói đến những gì quá cao xa, mà tôi chỉ đang nhìn thấy những cái gì rất gần gũi và thực tế. Xác những người phụ nữ và trẻ em, xuất hiện đầy xót xa và căm phẫn: Những người phụ nữ và em nhỏ, đó là những đối tượng luôn được xã hội yêu thương và chăm sóc. Thử hỏi liệu một em nhỏ hay một người phụ nữ có đủ sức để chống đỡ lại những lính binh được đào tạo qua quân đội hay không? Và liệu thân xác bé nhỏ đó chịu đựng được tới đâu với những đau đớc về thể xác và tinh thần như thế?

    Những lính Mỹ! Họ cũng có gia đình, và trong số đó chắc chắn cũng có những người đã lấy vợ và có con nhỏ. Nếu những người mẹ, người vợ và những đứa con của họ cũng bị chịu đựng những điều tồi tệ đó thì liệu họ có chịu đựng nỗi không? Họ cũng là con người mà tại sao lại mất trái tim như thế?

    Đừng đổ lỗi hoàn toàn cho chiến tranh, đừng trả lời do chiến tranh và cũng không nên đổ hết trách nhiệm cho quân đội Mỹ. Vấn đề mà tôi quan tâm ở đây đó là nhân tính người ở các chiến binh Mỹ mà thôi. Cho dù họ bị quân đội ép buộc đi nữa, nhưng những hành động của họ tôi không ngờ họ độc ác như thế, bàn tay đó không phải đã dính máu mà là đẫm máu:
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...