Tài liệu Lịch sử đảng cộng sản việt nam

Thảo luận trong 'Lịch Sử Đảng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    HỆ THỐNG CÂU HỎI THI HỌC PHẦN

    Học phần: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

    Câu1: Trình bày hoàn cảnh lịch sử và phân tích các yếu tố đã góp phần để lãnh tụ Nguyễn ái Quốc tiếp thu được chủ nghĩa Mác-Lênin và tìm cho cách mạng Việt Nam một con đường đúng đắn?

    1.Hoàn cảnh lịch sử

    a.Hoàn cảnh quốc tế

    -Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX là thời kỳ chủ nghĩa tư bản chuyển sang chủ nghĩa đế quốc . Cùng với những mâu thuẫn vốn có giữa giai cấp vô sản và tư sản, còn xuất hiện những mâu thuẫn mới, trong đó có những mâu thuẫn giữa các dân tộc thuộc địa với chủ nghĩa đế quốc .

    -Giai cấp công nhân đã phát triển mạnh mẽ về số lượng và chất lượng, được trang bị lý luận Mác-Lênin, ý thức tổ chức , chính trị và giác ngộ cách mạng không ngừng được nâng cao, chứng tỏ là một lực lượng chính trị độc lập có khả năng tập hợp, đoàn kết những người bị áp bức, lật đổ chủ nghĩa tư bản, xây dựng xã hội mới.

    -Sự thắng lợi của cách mạng Tháng Mười Nga (1917) mở ra một thời đại mới trong lịch sử loài người.

    -Quốc tế cộng sản được thành lập (1919) đã đóng vai trò to lớn đối với phong trào cộng sản và sự ra đời của hàng loạt Đảng cộng sản trên thế giới.

    a.Hoàn cảnh trong nước.

    -Sau thất bại của phong trào yêu nước theo các khuynh hướng chính trị khác nhau, cách mạng nước ta đang lâm vào tình trạng khủng hoảng sâu sắc về đường lối cứu nước.

    -Nhu cầu bức thiết đặt ra lúc này là cần phải tìm ra một đường lối cứu nước đúng đắn, đáp ứng được những nhu cầu của cách mạng Việt Nam và phù hợp với xu thế phát triển của thời đại. Nhiều chiến sĩ yêu nước vẫn tiếp tục đi tìm đường cứu nước. Nguyễn ái Quốc là một trong những chiến sĩ đó.

    2.Các yếu tố đã góp phần để lãnh tụ Nguyễn ái Quốc tiếp thu được chủ nghĩa Mác-Lênin.

    a.Yếu tố dân tộc.

    -Nguyễn ái Quốc là người kế thừa một cách xuất xắc những giá trị truyền thống văn hoá đẹp của dân tộc . Đó là truyền thống bất khuất, cần cù lao động , yêu hoà bình, trọng đạo lý mà nổi bật hơn cả là truyền thống yêu nước.

    a.Yếu tố bản thân.

    -Sinh ra trong một gia đình nho học yêu nước, lớn lên trên quê hương giàu truyền thống đấu tranh bất khuất, lại được tiếp nhận sự giáo dục của gia đình theo tư tưởng yêu nước, thương dân tất cả đã hình thành cho Nguyễn ái Quốc lòng căm thù giặc Pháp xâm lược và phong kiến tay sai, thông cảm với nỗi khổ của nhân dân , ngay từ thời niên thiếu. Tuy chịu ảnh hưởng tinh thần yêu nước của cha anh, nhưng bằng suy nghĩ độc lập, trí tuệ thiên tài đã tạo cho Người một chí hướng hoàn toàn khác với các phong trào yêu nước đương thời. Người sớm thấy những hạn chế, sai lầm của các nhà cách mạng tiền bối nên đã chọn hướng đi sang Tây Âu vừa để tâm xem xét tình hình, nghiên cứu lý luận và kinh nghiệm của các cuộc cách mạng điển hình trên thế giới , vừa tham gia lao động và đấu tranh trong hàng ngũ giai cấp công nhân và nhân dân lao động các nước để tìm đường cứu nước. Đó là sự lựa chọn sáng suốt, đúng đắn, mang tầm vóc lịch sử.

    -Ngay từ thời trẻ Người đã bộc lộ những phẩm chất giàu lòng nhân ái, ham hiểu biết, có hoài bão lớn, có chí cứu nước những phẩm chất đó đã được rèn luyện và phát huy trong quá trình hoạt động cách mạng của Người. Nhờ vậy, giữa nhiều học thuyết, quan điểm khác nhau, Người đã biết tìm hiểu, phân tích kết hợp lý luận với thực tiễn để tìm ra chân lý “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”.

    a.Yếu tố thời đại.

    -Nguyễn ái Quốc sinh ra và lớn lên trong thời đại có nhiều chuyển biến quan trọng. Trong hành trình đi tìm đường cứu nước, Người đã có mặt ở Châu Âu-trung tâm của những sự kiện lịch sử làm chấn động thế giới. Được tiếp cận với những biến cố lớn của thời đại, trực tiếp tham gia vào những hoạt động chính trị sôi nổi, được nghiên cứu lý luận đã giúp Nguyễn ái Quốc dần dần nhận thức được qui luật phát triển của lịch sử và chân lý của thời đại. Đặc biệt, Luận cương của Lênin về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa đã mở ra cánh cửa để Người đi đến với chủ nghĩa Mác-Lênin và cách mạng vô sản.

    -Năm 1920 tại Đại hội Đảng Xã hội Pháp với việc bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế Cộng sản và thành lập Đảng cộng sản Pháp, Người khẳng định sự lựa chọn dứt khoát: Đứng hẳn về phía Chủ nghĩa Mác-Lênin và quốc tế cộng sản.

    Câu2" class="mceSmilieSprite mceSmilie7" alt=":p" title="Stick Out Tongue :p">hân tích và chứng minh rằng: con đường cứu nước của Việt Nam do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc lựa chọn phù hợp với yêu cầu phát triển của lịch sử cách mạng Việt Nam?

    1.Chủ tịch Hồ Chí Minh đi tìm con đường cứu nước trong hoàn cảnh phong trào yêu nước Việt Nam đang khủng hoảng sâu sắc về đường lối.

    -Sự xâm lược và thống trị của đế quốc Pháp không những làm cho dân tộc ta mất độc lập, chủ quyền mà còn kìm hãm nước ta trong vòng lạc hậu.

    -Mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với đế quốc Pháp càng trở nên sâu sắc.

    -Đánh đuổi thực dân Pháp xâm lược, giành lại nền độc lập cho nước nhà là một đòi hỏi bức thiết của dân tộc ta.

    -Ngay từ khi thực dân Pháp bắt đầu xâm lược nước ta, tuy phong trào yêu nước chống Pháp đã diễn ra mạnh mẽ liên tục nhưng đều không giành được thắng lợi. Một trong những nguyên nhân thất bại là nhân dân ta chưa có một đường lối cách mạng thích hợp với thời đại mới của lịch sử , thời đại đế quốc chủ nghĩa và cách mạng vô sản , chưa có một lực lượng lãnh đạo có đủ điều kiện đưa cách mạng giải phóng dân tộc đến thành công.

    -Sự nghiệp giải phóng dân tộc càng lâm vào cuộc khủng hoảng sâu sắc về đường lối cứu nước. Vấn đề đặt ra lúc này là: Cần phải tìm một con đường cứu nước khác với con đường phong kiến và con đường dân chủ tư sản. Đó là một đòi hỏi tất yếu của cách mạng Việt Nam đầu thế kỷ XX.

    1.Hồ Chí Minh đã tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn.

    -Ngày 5-6-1911: Hồ Chí Minh ra đi tìm đường cứu nước cho dân tộc . Người sang Pháp , hướng về nơi có những tư tưởng tiến bộ “Tự do”, “Bình đẳng”, “Bác ái”. Người đi nhiều nước Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Phi Người muốn “xem xét” họ làm như thế nào để trở về giúp đồng bào “cứu nước”.

    -Trong thời gian sống và lao động ở nước ngoài. Người đã tham gia vào các hoạt động chính trị và phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân và lao động các nước, được tiếp xúc với nhiều sự kiện lịch sử quan trọng.

    -Qua thực tiễn đấu tranh , qua học tập và nghiên cứu các học thuyết cách mạng khác nhau. Hồ Chí Minh đã sớm nhận thức được những chân lý về giai cấp , dân tộc và thời đại . Người thấy rõ chủ nghĩa đế quốc , chủ nghĩa thực dân là nguồn gốc của mọi sự đau khổ của giai cấp công nhân và nhân dân lao động ở chính quốc cũng như ở thuộc địa. Người khâm phục các cuộc cách mạng tư sản , nhưng Người cho rằng những cuộc cách mạng này là “không đến nơi”, vì nó không thực sự mang lại hạnh phúc cho nhân dân . Và quyết định: Cách mạng Việt Nam không thể đi theo con đường này.

    -Cách mạng tháng Mười thắng lợi là một sự kiện đặc biệt quan trọng. Nó mở ra một thời đại mới trong lịch sử nhân loại, thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi thế giới.

    -Cách mạng tháng Mười có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển tư tưởng chính trị của Hồ Chí Minh. Người đã tìm thấy ở đấy những tư tưởng mới chỉ ra con đường giải phóng cho các dân tộc bị áp bức trên thế giới.

    -Việc Hồ Chí Minh bỏ phiếu tán thành quốc tế thứ III và thành lập Đảng Cộng sản Pháp năm 1920 khẳng định sự lựa chọn dứt khoát của Người: Đứng hẳn về phía cách mạng tháng Mười và Quốc tế cộng sản.

    -Sự lựa chọn đó cũng là bước quan trọng , khẳng định Hồ Chí Minh đã tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn cho nhân dân ta. Đó là con đường giải phóng dân tộc theo chủ nghĩa Mác-Lênin, kết hợp giải phóng dân tộc với giải phóng giai cấp công nhân , nhân dân lao động và giải phóng toàn xã hội .Cốt lõi của con đường cứu nước của Hồ Chí Minh là độc lập, tự do gắn liền với chủ nghĩa xã hội -Đó là con đường cứu nước đúng đắn nhất vì nó đáp ứng được những yêu cầu khách quan của sự nghiệp giải phóng dân tộc Việt Nam và phù hợp với xu thế phát triển của lịch sử .

    Câu3:Trình bày những yếu tố hình thành Đảng Cộng sản Việt Nam và ý nghĩa của việc Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời?

    1.Những yếu tố hình thành Đảng Cộng sản Việt Nam

    -Yếu tố bên trong

    +Trước sự đàn áp, bóc lột hết sức dã man và tàn bạo của thực dân Pháp. ở Việt Nam lúc này đã có một số đảng đứng lên lãnh đạo quần chúng nổi dậy nhưng vẫn chỉ mang tính tự phát. Đặc biệt các đảng này tuy cùng một chí hướng là đem lại lợi ích cho người dân nhưng lại đi theo những con đường khác nhau có thể dẫn đến thực dân Pháp lợi dụng mà gây chia rẽ, dễ triệt phá. Trước tình hình đó, việc thống nhất các đảng phải thành một chính đảng duy nhất là một yêu cầu cấp bách.

    +Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam là kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp nước ta trong thời đại mới.

    +Sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác-Lênin với phong trào yêu nước và phong trào công nhân Việt Nam trong những năm 20 của thế kỷ này ngày càng phát triển.

    +Sự ra đời và ngày càng lớn mạnh của giai cấp công nhân

    -Yếu tố bên ngoài: Hình thành Đảng cộng sản Việt Nam là một yêu cầu cấp thiết để hoà nhập với phong trào công nhân thế giới và các cuộc đấu tranh dân tộc dân chủ trên thế giới. Dần dẫn đến các hoạt động hợp pháp hơn của đảng đối với thực dân Pháp và quốc tế.

    -Tạo ra khả năng thuận lợi để liên kết giữa các đảng cộng sản ở các nước có quan hệ với nhau theo mục tiêu chung.

    1.ý nghĩa

    -Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản, có ý nghĩa như một Đại hội thành lập Đảng. Hội nghị đã đáp ứng đòi hỏi bức thiết của phong trào công nhân và phong trào yêu nước ở Việt Nam lúc bâý giờ.

    -Thành quả lớn nhất mà Hội nghị mang lại cho đất nước là đã quy tụ toàn bộ phong trào công nhân và phong trào yêu nước dưới sự lãnh đạo của một đội tiên phong duy nhất của cách mạng , với đường lối cách mạng đúng đắn, dẫn tới sự thống nhất về tư tưởng và hành động của phong trào cách mạng cả nước.

    -Hội nghị hợp nhất thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam là mốc đầu tiên xây dựng truyền thống đoàn kết, nhất trí của Đảng.

    -Thắng lợi của Hội nghị là kết quả tất yếu của 10 năm chuẩn bị công phu, đấu tranh gian khổ, quyết liệt chống mọi âm mưu khủng bố và lừa bịp của đế quốc tay sai; là thắng lợi của hệ tư tưởng và đường lối chính trị của giai cấp công nhân chống hệ tư tưởng và đường lối chính trị của giai cấp tư sản.

    -Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng nước ta, chấm dứt cuộc khủng hoảng về đường lối cứu nước trong những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.

    -Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là điều kiện cơ bản, có ý nghĩa quyết định đối với toàn bộ quá trình phát triển của cách mạng Việt Nam đầu thế kỷ XX.

    -Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là điều kiện cơ bản, có ý nghĩa quyết định đối với toàn bộ quá trình phát triển của cách mạng Việt Nam từ đó về sau.

    -Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là biểu hiện sự xác lập vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân đối với cách mạng nước ta.

    -Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đã mở đầu một thời đại mới trong lịch sử nước ta-thời đại mà giai cấp công nhân đứng ở trung tâm kết hợp các trào lưu cách mạng , là giai cấp quyết định nội dung và phương hướng phát triển chính của xã hội Việt Nam; thời đại mà nhân dân ta làm ra lịch sử một cách tự giác và có tổ chức; thời đại mà nhân dân Việt Nam không chỉ làm nên lịch sử vẻ vang của mình mà còn góp phần vào sự nghiệp chung của các dân tộc bị áp bức, xoá bỏ hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân, giành độc lập và tiến bộ xã hội .

    -Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, cách mạng Việt Nam trở thành một bộ phận của cách mạng thế giới.

    -Với đường lối đúng đắn, sáng tạo, từ khi ra đời và cho đến nay, Đảng Cộng sản Việt Nam đã tập hợp , đoàn kết được các lực lượng yêu nước, đã lãnh đạo phong trào cách mạng Việt Nam giành được những thắng lợi to lớn.

    -Đánh giá sự kiện Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, sau này Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Việc thành lập Đảng là một bước ngoặt vô cùng quan trọng trong lịch sử cách mạng Việt Nam nước ta. Nó chứng tỏ rằng, giai cấp vô sản ta đã trưởng thành và đủ sức lãnh đạo cách mạng”.

    -Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam gắn liền với tên tuổi của Chủ tịch Hồ Chí Minh-người sáng lập , lãnh đạo và rèn luyện Đảng.

    Câu4: Phân tích những yếu tố góp phần làm cho Đảng Cộng sản Việt Nam ngay từ khi ra đời đã có đường lối cách mạng đúng đắn?

    Xem câu 3

    Câu5: Trình bày nội dung đường lối cách mạng Việt Nam thể hiện trong Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt do lãnh tụ Nguyễn ái Quốc soạn thảo và được thông qua trong Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 3-2-1930?

    1.Hoàn cảnh lịch sử .

    -Hội nghị thành lập Đảng (từ ngày 3 đến ngày 7-2-1930) họp ở bán đảo Cửu Long (Hương Cảng-Trung Quốc). Dưới sự chủ trì của Nguyễn ái Quốc, Hội nghị nhất trí hợp nhất các tổ chức cộng sản thành một Đảng Cộng sản duy nhất lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam , thông qua một số văn kiện quan trọng, trong đó có Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt của Đảng do Nguyễn ái Quốc khởi thảo.

    1.Nội dung cơ bản của Chính cương vắn tắt và Sách lược vắn tắt.

    Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt đã vạch ra những nội dung cơ bản của đường lối cách mạng Việt Nam, đó là:

    -Chủ trương làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản. Đây là cuộc cách mạng giải phóng dân tộc thuộc phạm trù cách mạng vô sản bao gồm ba nội dung gắn bó với nhau: dân tộc , dân chủ và chủ nghĩa xã hội .

    -Trong giai đoạn thực hiện chiến lược cách mạng tư sản dân quyền và cách mạng thổ địa, nhiệm vụ của cách mạng về các phương diện chính trị , kinh tế, xã hội là:

    +Về chính trị : Đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và bọn phong kiến , làm cho nước Việt Nam hoàn toàn độc lập; dựng ra Chính phủ công, nông, binh; tổ chức ra quân đội công-nông.

    +Về kinh tế : Thủ tiêu hết các thứ quốc trái, thu hết sản nghiệp lớn như: công nghiệp , vân tải, ngân hàng của tư sản đế quốc chủ nghĩa Pháp để giao cho Chính phủ công,nông, binh Thu hết ruộng đất của đế quốc chủ nghĩa làm của công và chia cho dân cày nghèo. Miễn thuế cho dân nghèo; mở mang công nghiệp và nông nghiệp ;thi hành luật; ngày làm 8 giờ.

    +Về phương diện xã hội : Dân chúng được tự do, nam nữ bình quyền, phổ thông giáo dục theo hướng công nông hoá.

    -Về giai cấp lãnh đạo và lực lượng cách mạng :

    “1.Đảng là đội tiên phong của vô sản giai cấp phải thu phục cho được đại bộ phận giai cấp mình, phải làm cho giai cấp mình lãnh đạo được dân chúng.

    2.Đảng phải thu phục cho được đại đa số dân cày và phải dựa vào hạng dân cày nghèo làm thổ địa cách mạng đánh trúc bọn đại địa chủ và phong kiến .

    3.Đảng phải làm cho các đoàn thể thợ thuyền và dân cày như: công hội, hợp tác xã khỏi ở dưới quyền lực và ảnh hưởng của bọn tư sản quốc gia.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...