Tiểu Luận Lịch sử của áo dài Việt Nam

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lịch sử áo dài
    LỊCH SỬ ÁO DÀI
    (trích từ "Chiếc Áo Dài Việt Nam và Đạo Làm Người")
    Mỗi dân tộc trên thế giới đều có một loại y phục cá biệt, khi nhìn cách
    phục sức của họ, chúng ta nhận biết họ thuộc quốc gia nào. Người Nhật
    Bản có chiếc áo Kimono, người Trung Hoa đời Măn Thanh có chiếc áo
    Thượng Hải mà quí bà quí cô thường gọi là áo "xường xám", người Đại
    Hàn, người Phi, người Thái v.v. Người Việt Nam, chúng ta hănh diện về
    chiếc áo dài, được trang trọng nâng lên ngôi vị quốc phục, cũng có người
    gọi một cách hoa mỹ hơn: "chiếc áo dài quê hương".
    Kẻ viết bài nầy cố gắng góp nhặt răi rác một số ít các tài liệu về chiếc áo
    dài được ghi chép rất vắn tắt trong các sách sử. Ngoài ra, cũng cọ̀n có
    một ít tài liệu tìm thấy trên sách báo cũ, nhưng không ghi rỡ xuất xứ. Tài
    liệu ghi trong sách cũ tuy vắn tắt, nhưng đáng tin cậy.
    Dân tộc Việt Nam có một chiều dài lịch sử trên bốn ngàn năm theo như
    sử sách đă ghi, trong đó có một ngàn năm bị Bắc thuộc, tám mươi hai
    năm bị Pháp đô hộ, tiếp theo là cuộc nội chiến tương tàn! Một dân tộc mà
    bị dân tộc khác đô hộ trên ngàn năm quả là quá lâu. Bao nhiêu tài sản của
    quốc gia, sử sách quí giá, tài liệu về lịch sử v.v . đă cướp đi hoặc tiêu hủy
    hết. Mục đích của kẻ thống tri. là triệt tiêu nền văn hóa của ta để đồng
    hóa. Mặc dầu bị ngoại xâm, chiến tranh tàn phá liên miên, nhưng dân tộc
    ta luôn có sự đề kháng tinh vi để trường tồn. Sử gia Đào Duy Anh chép:
    "Theo sách Sử ký chép thì người Văn Lang xưa, tức là tổ tiên ta, mặc áo
    dài về bên tả (tả nhiệm). Sử lại chép rằng ở thế kỷ thứ nhất, Nhâm Điên
    dạy cho dân quận Cửu chân dùng kiểu quần áo theo người Tàu. Theo
    những lời sách chép đó thì ta có thể đoán rằng trước hồi Bắc thuộc dân ta
    gài áo về tay trái, mà sau bắt chước người Trung quốc mới mặc áo gài về
    tay phải." (Việt nam Văn Hóa Sử, Đào Duy Anh, trang 172). Mặc dầu
    cuộc sống chung đụng và bắt chước theo người ngoại quốc, nhưng tổ tiên
    ta vẫn khôn khéo duy trì nét đặc thù của nền văn hóa, không đánh mất
    bản sắc dân tộc.
    Không ai biết rõ chiếc áo dài nguyên thủy ra đời từ lúc nào và hình dáng
    ra sao, vì thiếu tài liệu kiểm chứng. Mới đây, nhân đọc cuốn kể chuyện
    "Chín Chúa Mười Ba Vua Triều Nguyễn" của ông Tôn Thất Bính, (Nhà
    Xuất Bản Đà Nẵng, 1997) có bài "Những Trang Đầu của Lịch Sử Áo
    Dài" tác giả chép như sau:
    "Chiếc áo dài tha thướt xinh đẹp hiện nay phải qua một quá trình phát
    triển. Nó được hình thành từ đời chúa Nguyễn Phúc Khoát. Nguyên chúa
    Nguyễn Phúc Khoát nghe người Nghệ an truyền câu sấm: "Bát đại thời
    hoàn trung nguyên" (tám đời trở về trung nguyên), thấy từ Đoan Quốc
    Công đến nay vừa đúng tám đời bèn xưng hiệu lấy thể chế áo mũ trong
    Tam tài đồ hội làm kiểu . lại hạ lệnh cho trai gái hai xứ đổi dùng áo quần
    Bắc quốc để tỏ sự biến đổi, khiến phụ nữ bận áo ngắn hẹp tay như áo đàn
    ông thời Bắc quốc không có thế.
    Thế là do tinh thần độc lập, muốn dân chúng trong địa phận mình cai trị
    mang y phục riêng để phân biệt với miền Bắc, Nguyễn Phúc Khoát hiểu
    dụ:
    "Y phục bản quốc vốn có chế độ, địa phương này từ trước cũng chỉ tuân
    theo quốc tục, nay kính vâng thượng đức, dẹp yên cỡi biên, trong ngoài
    như nhau, chính trị và phong tục cũng nên thống nhất. Nếu cọ̀n có người
    mặc quần áo kiểu người khách (Trung quốc, TTB chú) thì nên đổi theo
    thể chế của nước nhà. Đổi may y phục thì theo tục nước mà thông dụng
    vải, lụa, duy có quan chức thì mới cho dùng xen the, là, trừu, đoạn, còn
    gấm vóc và các thứ hoa rồng phượng nhất thiết không được quen thói cũ
    dùng càn. Thường phục thì đàn ông, đàn bà dùng áo cổ đứng ngắn tay,
    cửa ống tay hoặc rộng hoặc hẹp tùy tiện. Áo thì hai bên nách trở xuống
    phải khâu kín liền không cho xẻ mớ. Duy đàn ông không muốn mặc áo cổ
    tròn và hẹp tay cho tiện làm việc thì cũng được. Lễ phục thì dùng áo cổ
    đứng tay dài, vải xanh chàm hoặc vải đen, hay vải trắng tùy nghi. Còn các
    bức viền cổ và kết lót th́ì đều theo như điều hiểu dụ năm trước mà chế
    dùng."
    Như vậy từ thế kỷ XVIII, chiếc áo dài đă được ra đời, dù ban đầu còn thô
    sơ, nhưng kín đáo. Nó là sản phẩm mang màu sắc dung hạp Bắc Nam.
    Cũng ở thời Nguyễn Phúc Khoát, phụ nữ đă biết trang điểm, thêu thùa
    hoa lá quanh cổ áo để tăng vẻ đẹp, hàng vải khá tốt và tinh xảo. Các loại
    áo đoạn hoa bát ty, sa, lương, địa, the là hàng hoa được mặc vào ngày
    thường, áo vải, áo mộc bị chê là vải xấu.
    Chúa Nguyễn Phúc Khoát đă viết những trang lịch sử đầu cho chiếc áo
    dài vậy." (Theo Lê Qúi Đôn Phủ biên tạp lục, trong cuốn "Kể chuyện
    Chín Chúa Mười Ba Vua Triều Nguyễn, của Tôn Thất B́inh, trang 29.)
    Chúa Nguyễn Phúc Khoát hùng cứ ở xứ Đàng Trong, sau khi chiếm trọn
    nước Chiêm thành, mở mang bờ cõi về phương Nam, theo Lê Quý Đôn,
    đă có được thời kỳ thịnh vượng bình yên. Chúa Nguyễn Phúc Khoát xưng
    vương hiệu là Vũ Vương, có triều nghi xây hai điện Kim Hoa, Quang
    Hoa, có các nhà Tụ Lạc, Chính Quang, Trung Hoà, Di Nhiên, đài Sướng
    Xuân, các Dao Tŕì, các TriềuĐương, các Quan Thiên, đ́ình Thụy Vân,
    hiên Đồng Lạc, an Nội Viên, đình Giáng Hương, điện Trường Lạc, hiên
    Duyệt Vơ v.v., có cơ chế chính trị, hành chánh, xă hội có kỷ cương,
    nhưng chưa có quốc hiệu. Tuy nhiên, người ngoại quốc tới lui buôn bán
    tại cửa Hội an thường gọi là "Quảng Nam quốc". Để chứng tỏ tinh thần
    độc lập, Chúa Vũ Vương Nguyễn Phúc Khoát đă chú trọng đến vấn đề cải
    cách xă hội, phong tục mà điều quan trọng là sự cải cách về y phục.
    Nếu căn cứ theo tài liệu kể trên thì́ chiếc áo dài Việt nam đă ra đời vào
    thế kỷ XVIII, trong thời Chúa Nguyễn Phúc Khoát (1739 1765) (?).
    Từ đó đến nay chắc chắn chiếc áo dài Việt Nam cũng đă thay hình đổi
    dạng để thích nghi với trào lưu tiến hóa và sự trường tồn của dân tộc.
    Sách Đại Nam thực lục tiền biên cũng có chép: "Vào khoảng năm 1744
    chúa Võ Vương ở phương Nam bắt dân gian cải cách y phục". Có lẽ vào
    thời xa xưa đàn bà Việt Nam mặc áo thắt vạt và mặc váy. Ta đọc đoạn sử
    sau đây: "Đến đời Minh Mệnh có lệnh cho đàn bà đường ngoài phải mặc
    quần, nhưng chỉ những người giàu sang ở thành thị tuân theo,chứ ở nhà
    quê thì đến nay đàn bà cũng vẫn mặc váy."
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...