Tài liệu Lịch sử chế ðộ chiếm hữu nô lệ phương tây cổ ðại

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỊCH SỬ CHẾ ÐỘ CHIẾM HỮU NÔ LỆ PHƯƠNG TÂY CỔ ÐẠI


    A. KHÁI QUÁT VỀ XÃ HỘI CỔ ÐẠI HY-LAP

    Nếu như hiện nay người ta còn bàn cải ở phương đông cổ đại đã từng trải qua phương thức sản xuất chiếm hữu nô lệ hay phương thức sản xuất châu Á, thì đã từ lâu, sự tồn tại của phương thức sản xuất chiếm hữu nô lệ ở Hy Lạp và La Mã đều đã được các nhà sử học Mác-Xít thừa nhận và đưọc coi đó là những xã hội chiếm hữu nô lệ có tính chất diển hình.

    Việc nghiên cứu lịch sử cổ đại Hy Lạp và La Mã cần phải làm sáng tỏ tính chất điển hình của hình thái kinh tế-xã hội đó, làm sáng tỏ điều đó sẽ góp phần chứng minh qui luật của sự phát triển lịch sử xã hội loài người.
    Chế độ chiếm hữu nô lệ Hy-La có tính chất điển hình không phải vì ở đây kinh tế hàng hóa-tiền tệ phát triển mạnh. Tính chất điển hình của xã hội chiếm hữu nô lệ ở Hy Lạp và La Mã thể hiện ở số lượng đông đảo của nô lệ trong xã hội và nhất là vai trò quan trọng của nô lệ trong các ngành sản xuất kinh tế nông nghiệp và mậu dịch hàng hải. Ơí đây, sự bóc lộc lao động của nô lệ trở thành quan hệ bóc lộc chủ đạo.

    Trong xã hội cổ đại Hy-La, sự phân chia ranh giới giữa hai giai cấp chủ nô và nô lệ rất rỏ rệt và giai cấp chủ nô đã bóc lộc nô lệ hết sức tàn nhẩn. Ơí đây, đã từng tồn tại nhiều kiểu, nhiều hình thức nhà nước khác nhau: Các kiểu nhà nước đó đều có đảm bảo quyền dân chủ cho người dân tự do ở những mức độ cao thấp khác nhau, nhưng tất cả đều là công cụ của giai cấp chủ nô dùng để duy trì sự thống trị, sự áp bức bóc lộc của quần chúng nô lệ đông đảo.

    Mâu thuẩn giai cấp giữa chủ nô và nô lệ hết sức sâu sắc trong xã hội cổ đại Hy-La. Ðiều này đã quyết định phạm vi rộng rải, hình thức phong phú và mức độ ác liệt của các cuộc đấu tranh của nô lệ và dân nghèo chống lại giai cấp chủ nô thống trị. Cuộc đấu tranh này là yếu tố quyết định dẫn tới sự suy vong của Tây bộ đế quốc chiếm hữu nô lệ La Mã ở thế kỷ thứ V, đưa xã hội Tây Âu sang một thời đại mới: thời đại phong kiến.

    Tóm lại, tính chất điển hình của hình thái kinh tế-xã hội chiếm hữu nô lệ ở Hy Lạp và La Mã biểu hiện ở số lượng đông đảo và ở vai trò chủ đạo của nô lệ trong nền sản xuất kinh tế, ở mối quan hệ bóc lột, chủ yếu giữa chủ nô và và nô lệ, ở tính chất chuyên chính của bộ máy nhà nước chủ nô, ở cuộc đấu tranh giai cấp một mất một còn giữa chủ nô và nô lệ .
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...