Tài liệu Lịch sử các cuộc xung đột giữa Israel và các quốc gia Ảrập

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lịch sử các cuộc xung đột giữa Israel và các quốc gia Ảrập


    1.Do Thái lập quốc năm 1948

    Từ khi Israel ra đời đến nay, chiến tranh đã bao lần xảy ra giữa Nhà nước Do Thái và các quốc gia Ảrập láng giềng, tiêu tốn hàng tỷ đôla và cướp đi hàng nghìn sinh mạng. Phải chăng giữa đôi bên tồn tại một mối thù không bao giờ rửa được, để đến ngày nay, Trung Đông vẫn là miền đất nóng bỏng của thế giới, với lò lửa Palestine - Israel?

    Hãy cùng nhớ những lần xung đột trong quá khứ của Israel với thế giới Ảrập để đi tìm một câu trả lời cho câu hỏi trên.

    Ngày 14/5/1948, nước Anh kiệt lực trong Đại chiến Thế giới II chính thức từ bỏ sự bảo hộ đối với Palestine, sau một nghị quyết của Liên Hợp Quốc về phân chia lãnh thổ giữa người Ảrập và người Do Thái. Ngay lập tức, những người theo chủ nghĩa phục quốc Zion nắm lấy cơ hội và thành lập một nhà nước Israel. Tuyên ngôn độc lập được đọc tại Tel Aviv cũng trong hôm 14/5.

    Thế giới Ảrập, không hài lòng với quyết định của Liên Hợp Quốc thành lập đồng thời hai nhà nước Do Thái và Ảrập trên lãnh thổ Palestine, đã nhanh chóng điều quân tới với dự định bóp chết quốc gia Israel non trẻ. Sớm 15/5, lực lượng vũ trang chính quy của các nước Ai Cập, Syria, Transjordan và Iraq chia nhiều hướng tiến vào bao vây Tel Aviv để hỗ trợ người Ảrập Palestine.

    Tuy nhiên, khối Ảrập đã không thể nuốt chửng Nhà nước Do Thái mới. Người Israel chiến đấu hết sức kiên cường cho sự tồn vong của dân tộc và quyết tâm của họ tỏ ra mạnh hơn sự ràng buộc lỏng lẻo trong nội bộ các nước Ảrập. Những cuộc phản công mạnh mẽ gần Bethlehem đã giúp quân Do Thái xoay chuyển tình thế. Chiến sự tiếp diễn tới tháng 1/1949 và mãi tới tháng 7 năm đó, hiệp định đình chiến mới thực hiện được.

    Trên thực tế, quốc gia mới phải huy động đội quân đông gần gấp 3 (khoảng 40.000-60.000 chiến binh) để có thể chọi lại 21.000 quân Ảrập.

    Cuộc chiến tranh đã cho quốc gia mới thành lập Tây Jerusalem và 20% lãnh thổ (6.700 km2) lẽ ra thuộc về người Hồi giáo ở Palestine, theo sự phân chia của LHQ. Số dân Ảrập sinh sống trong phạm vi Israel giảm từ 700.000 xuống 165.000. Nhiều người chạy lánh nạn khi quân Do Thái phản công, bởi nghe tin về các vụ thảm sát tại làng mạc Ảrập. Lúc ấy, ít người trong số họ biết rằng họ sẽ không bao giờ được trở về nhà.

    Phần còn lại của lãnh thổ Ảrập thuộc Palestine nhanh chóng được sáp nhập vào các quốc gia láng giềng. Ai Cập giành quyền quản lý Dải Gaza và Transjordan (bây giờ có tên Jordan), chiếm phần lớn Bờ Tây, trong đó có thành phố cổ Jerusalem.

    Năm 1956, 3 trong số những đặc điểm chi phối quan hệ quốc tế thế kỷ 20 tập trung trong một cuộc đụng độ ngắn ở Trung Đông: chủ nghĩa quốc gia, chiến tranh lạnh và mối hằn thù Ảrập - Israel. Xung đột được khơi nguồn từ quyết định quốc hữu hóa kênh đào Suez của tổng thống Ai Cập Gamal Abdel-Nasser, tháng 7/1956. Suez dài trên 150 km, nối liền Địa Trung Hải và Hồng Hải, là con đường biển quan trọng đặc biệt về mặt giao thương và cả về quân sự.

    Anh và Pháp, hai cổ đông lớn trong công ty xây dựng kênh đào, sẽ chịu thiệt thòi nhiều nhất khi Ai Cập giành lại quyền kiểm soát Suez. Một kế hoạch can thiệp và lật đổ tổng thống Nasser lập tức được vạch ra. Tel Aviv, kình địch của Cairo, cũng được kéo vào cuộc.

    Israel có nhiều lý do để tham gia cuộc chiến năm 1956. Những năm đầu thập kỷ 50, quan hệ giữa quốc gia Do Thái và các láng giềng Ảrập càng ngày càng căng thẳng.

    Sau khi Israel lập quốc, hơn 900.000 người tị nạn đã tập trung ở biên giới của nước này, đòi quyền đối với vùng đất Palestine. Đây chính là cơ sở hình thành các nhóm du kích Hồi giáo. Những hoạt động nổi dậy khiến người Israel không có lúc nào được yên ổn. Quan hệ giữa quốc gia Do Thái và các nước láng giềng Jordan, Ai Cập, đặc biệt là Syria, mỗi lúc một tệ hơn. Damacus chống lại dự án nắn dòng sông Jordan để lấy nước tưới tiêu. Người Syria cũng tấn công cao nguyên Golan từ phía đông bắc. Trong năm 1955, đụng độ Israel - Ảrập xảy ra trên hầu khắp biên giới. Chạy đua vũ trang bắt đầu ở Trung Đông với việc khối Ảrập ra sức mua quân bị từ Liên Xô cũ và các nước xã hội chủ nghĩa, và Israel không ngừng nhận viện trợ quân sự của Mỹ.

    Năm 1956, cùng với việc quốc hữu hóa kênh đào, tổng thống Nasser còn lệnh cho hải quân phong tỏa eo Tiran - con đường ra Hồng Hải duy nhất của Israel. Mặt khác, một lượng lớn quân đội Ai Cập cũng đồn trú trên bán đảo Sinai, ngay sát nách quốc gia Do Thái. Với Israel, căn cứ quân sự này như cây giáo thỉnh thoảng lại thúc vào mạng sườn họ đau điếng, và Tel Aviv rất mong có cơ hội đập tan nó.

    Cơ hội đó đến cùng với kế hoạch uy hiếp Cairo do Paris và London chủ xướng.

    Ngày 29/10/1956, theo đúng kịch bản, Israel bất ngờ tấn công vào ào ạt quân Ai Cập trên khắp các mặt trận. Sau 5 ngày, quân Do Thái đã chiếm gần hết bán đảo Sinai, Dải Gaza và các mục tiêu khác.

    Pháp và Anh can thiệp. Hai nước trao cho cả Cairo và Tel Aviv một tối hậu thư, trong đó đề nghị cho Anh, Pháp đưa quân vào chiếm đóng kênh Suez và thiết lập vùng đệm 16 km ở hai bờ, để ngăn cách lực lượng Ai Cập và Israel. Người Do Thái chấp thuận ngay, còn Ai Cập thì bác bỏ thẳng thừng.

    Vậy là đã có cớ. Máy bay ném bom Anh và Pháp lập tức quần đảo bầu trời Ai Cập. Ngày 31/10/1956, hai nước gửi quân tới kênh Suez, uy hiếp chính quyền Cairo. Hành động này của London và Paris bị lên án mạnh mẽ ở Đại hội đồng Liên Hợp Quốc. Matxcơva đe dọa sẽ can thiệp nhân danh nhân dân Ai Cập. Mỹ, hoàn toàn bị bất ngờ trước hành động của các nước đồng minh, cũng không ủng hộ.

    Lúc này, Chiến tranh Lạnh đang ở cao trào. Mỹ có nhiều vấn đề khác để lo trong cuộc đấu với Liên Xô (đặc biệt việc Matxcơva can thiệp vào Hungary) hơn là những lợi ích của Anh và Pháp ở Suez. Tổng thống Eisenhower không có lý do gì để mong muốn chiến sự lan rộng ở Trung Đông.

    Trước sức ép của Washington, London và Paris đành chịu thúc thủ. Trên thực tế, đình chiến bắt đầu từ 23h45 ngày 7/11 đối với liên quân Anh-Pháp. Đến ngày 22/12 năm đó, toàn bộ lực lượng của hai nước đã rút hết khỏi Ai Cập. Về phần Israel, ngày 8/3/1957, người lính Do Thái cuối cùng đã rời Sinai. Mỹ cũng buộc Tel Aviv trả lại Dải Gaza cho Ai Cập. Đồng thời, Lực lượng Khẩn cấp của Liên Hợp Quốc được gửi tới để đảm bảo hòa bình.

    Nhìn lại, cuộc xung đột Suez năm 1956 là một thời điểm bản lề ở Trung Đông.

    Mặc dù đây là một chiến dịch ít tốn kém máu xương - người Anh chỉ thiệt mất 20 quân nhân, Pháp 10, nhưng cuộc chiến đã báo hiệu sự suy giảm ảnh hưởng trong khu vực của hai nước đế quốc già cỗi, đồng thời bồi thêm một quả đấm mạnh vào hy vọng vốn đã xa vời cho một giải pháp hòa bình ở Trung Đông.

    Mối hằn thù Ảrập - Israel càng sâu sắc thêm. Ai Cập chịu nhiều tổn thất nhất với cơ sở hạ tầng bị hư hại và tổng cộng 921 người thiệt mạng trong cuộc xung đột. Tuy nhiên, kết thúc chiến tranh, Cairo đã đạt được mục tiêu đề ra ban đầu: giành quyền kiểm soát hoàn toàn đối với kênh đào Suez. Uy tín của tổng thống Nasser trong nước và trong khối Ảrập tăng đột biến. Chủ nghĩa quốc gia cũng có cơ hội lan mạnh trên toàn khu vực. Về phần mình, Israel tuy thiệt hại 200 binh lính nhưng đã đạt được mục tiêu phá hủy căn cứ quân sự trên bán đảo Sinai.

    Chỉ có Anh và Pháp là thất bại. Hai nước này đã gửi tổng cộng 22.000 quân tới khu vực kênh đào nhưng cuối cùng lại phải sớm cuốn gói. Chiến dịch của London và Paris không thành công chủ yếu là do sự phản đối của Washington và Matxcơva. Sau xung đột Suez, Ai Cập trở nên thân thiết với Liên Xô hơn. Vai trò to lớn của Mỹ cũng được thừa nhận lần đầu tiên. Điều này tạo cơ sở cho học thuyết Eisenhower, trong đó Nhà Trắng quyết tâm trợ giúp bất kỳ nước Trung Đông nào bị cộng sản đe dọa.
    2.Cuộc chiến Sáu Ngày
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...