Thạc Sĩ Lịch sử Ban Tuyên giáo Huyện ủy Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang (1946 - 2006)

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Lý do chọn đề tài

    MỞ ĐẦU



    Công tác Tuyên giáo là một bộ phận cấu thành của công tác xây dựng Đảng, chiếm vị trí quan trọng trong toàn bộ hoạt động của Đảng Cộng sản Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: "Nếu cán bộ đảng viên tư tưởng không nhất trí thì khác nào "trống đánh xuôi, kèn thổi ngược". Như vậy thì không thể làm được cách mạng" [41, tr.288].
    Trong tiến trình phát triển của lịch sử cách mạng dân tộc, Sơn Dương là nơi có vị trí chiến lược quan trọng, là vùng đất hội tụ các điều kiện “thiên thời, địa lợi và nhân hoà”. Đặc biệt, trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược những năm giữa thế kỉ XX, Sơn Dương đã trở thành một trong những trung tâm căn cứ địa cách mạng, nơi sống và làm việc nhiều năm của Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng các cán bộ lãnh đạo cao cấp của Đảng, Nhà nước, Quân đội, Mặt trận
    Thành tựu to lớn mà nhân dân các dân tộc Sơn Dương đã giành được 60 năm qua (1946 - 2006) trước hết là có đường lối đúng đắn, sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam và sự quan tâm sâu sắc, chỉ đạo sát sao, thiết thực, cụ thể của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Sơn Dương đối với công tác Tuyên giáo.
    Lịch sử Ban Tuyên giáo Huyện uỷ Sơn Dương (1946 - 2006) là lịch sử

    60 năm của Ban đã cùng nhân dân các dân tộc trong huyện đấu tranh giành độc lập và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Huyện uỷ Sơn Dương, Ban Tuyên giáo đã phát huy truyền thống quê hương cách mạng lập nên những thành tích đáng tự hào, góp phần đưa Sơn Dương trở thành Huyện Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Đồng thời, Ban Tuyên giáo đã cùng Đảng bộ và nhân dân trải qua chặng đường gian nan thử thách
    xây dựng chủ nghĩa xã hội, từng bước thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa vì mục tiêu dân giàu, huyện mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
    Nghiên cứu lại quá trình xây dựng và trưởng thành của Ban Tuyên giáo Huyện uỷ Sơn Dương 60 năm qua là việc làm cần thiết mang ý nghĩa khoa học và thực tiễn, là cơ sở cho các thế hệ lãnh đạo và cán bộ Ban ôn lại và phát huy sức mạnh truyền thống, thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới của Đảng.
    Xuất phát từ những lí do nêu trên, chúng tôi chọn “Lịch sử Ban Tuyên giáo Huyện ủy Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang (1946 - 2006)”, làm đề tài Luận văn Thạc sĩ Sử học.
    2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

    Công tác Tuyên giáo là một trong những đề tài thu hút các nhà nghiên cứu khoa học. Đến nay đã có tới hàng trăm công trình nghiên cứu với nhiều góc độ khác nhau được xuất bản.
    Liên quan đến đề tài có tính chất định hướng cho việc nghiên cứu là các văn kiện và nghị quyết của Đảng ở Trung ương và địa phương, đặc biệt là các văn kiện Đại hội Đảng từ Hội nghị thành lập Đảng (3-2-1930) đến Đại hội X.
    Một số công trình nghiên cứu, tập san, báo cáo của các phòng, ban được ấn hành trong thời gian từ năm 1946 đến năm 2006 đã đề cập tới sự phát triển của công tác Tuyên giáo trên địa bàn Sơn Dương. Trong đó, đáng chú ý là các công trình: "Lịch sử Đảng bộ huyện Sơn Dương 1941 – 2000”, Huyện uỷ Sơn Dương xuất bản năm 2005; tập ca khúc “Về với Sơn Dương” do Huyện uỷ Sơn Dương phối hợp với Hội Nhạc sĩ Việt Nam phát hành năm 2005; cuốn “Truyền thống ngành Văn hóa - Thông tin – Thể thao huyện Sơn Dương 1945
    – 2005” do Trung tâm Văn hóa - Thông tin - Thể thao huyện Sơn Dương xuất bản 2007; cuốn “Bác Hồ với Sơn Dương - Sơn Dương với Bác Hồ” do Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Sơn Dương xuất bản 2007.

    Các công trình nêu trên tập trung làm rõ sự phát triển của công tác Tuyên giáo trong huyện Sơn Dương. Đặc biệt cuốn “Lịch sử Đảng bộ huyện Sơn Dương 1941 – 2000” và các báo cáo tổng kết hằng năm của Đảng bộ, của các ban xây dựng Đảng, của Uỷ ban nhân dân huyện đã phác hoạ rõ nét về quá trình phát triển của công tác Tuyên giáo trong 60 năm qua.
    Các công trình nêu trên là những nguồn tư liệu quý giá giúp chúng tôi thực hiện thành công đề tài Luận văn này.
    3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu, nhiệm vụ đề tài

    3.1. Đối tượng nghiên cứu:

    Luận văn nghiên cứu về quá trình ra đời và trưởng thành của Ban Tuyên giáo Huyện uỷ Sơn Dương.
    3.2. Phạm vi nghiên cứu:

    Về không gian: huyện Sơn Dương (tỉnh Tuyên Quang), gồm 32 xã và 1 thị trấn. Về thời gian: Luận văn nghiên cứu từ năm 1946 đến 2006.
    Tuy nhiên, để làm rõ quá trình ra đời và phát triển Ban Tuyên giáo Huyện uỷ Sơn Dương, Luận văn cũng đề cập đến công tác Tuyên giáo của cả nước nói chung, tỉnh Tuyên Quang nói riêng và mở rộng thời gian trước khi Ban Tuyên giáo được thành lập.
    3.3 Nhiệm vụ của đề tài:

    - Khái quát điều kiện tự nhiên, xã hội và truyền thống cách mạng của

    huyện Sơn Dương trước năm 1946.

    - Phân tích những chuyển biến công tác Tuyên giáo của huyện Sơn Dương trong 60 năm phát triển từ năm 1946 đến năm 2006, nêu rõ những thành tích đã đạt được và tồn tại cần khắc phục trong tình hình mới hiện nay.
    - Đề xuất những giải pháp bước đầu nhằm tiếp tục đẩy mạnh việc xây dựng, phát triển công tác Tuyên giáo huyện Sơn Dương trong thời kì hiện nay.

    4. Nguồn tư liệu, phương pháp nghiên cứu.

    4.1 Nguồn tư liệu:

    Thực hiện đề tài này, chúng tôi đã sử dụng:

    - Những bài nói, bài viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh về công tác tuyên giáo.

    - Những văn kiện, nghị quyết, chỉ thị của Đảng và Nhà nước, của các cấp uỷ Đảng về công tác tuyên giáo.
    - Các báo cáo tổng kết, các sách, biểu bảng thống kê của các ban, ngành ở địa phương về công tác tuyên giáo.
    - Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng các tài liệu thu thập được từ điều tra, điền dã, phỏng vấn lấy ý kiến của các bậc lão thành cách mạng, lãnh đạo huyện đương chức, sưu tầm các hình ảnh có liên quan để làm cho nội dung Luận văn thêm phong phú, sinh động.
    - Do công tác bảo quản chưa tốt, tài liệu bị mục nát, một số tài liệu bị thất lạc nên trong quá trình thực hiện đề tài chúng tôi gặp không ít khó khăn. Mặc dù đã rất cố gắng khai thác nhiều nguồn tư liệu, tiến hành so sánh, đối chiếu, phân tích để có được kết quả tin cậy, nhưng chắc chắn Luận văn còn có nhiều thiếu sót.
    4.2 Phương pháp nghiên cứu:

    Để thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng phương pháp lịch sử kết hợp với phương pháp lôgíc là chủ yếu. Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng các phương pháp thống kê, so sánh, phương pháp định lượng toán học, phương pháp điều tra, điền dã.
    5. Đóng góp của Luận văn

    - Đây là công trình đầu tiên trình bày có hệ thống, chân thực quá trình ra đời và phát triển của Ban Tuyên giáo Huyện uỷ Sơn Dương trong 60 năm (1946-2006).
    - Trên cơ sở đó, Luận văn đánh giá những thành tích của Ban Tuyên giáo Huyện uỷ Sơn Dương, đồng thời cũng mạnh dạn chỉ ra những hạn chế và một số kiến nghị giải pháp cần khắc phục.
    - Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho Đảng bộ huyện Sơn Dương trong việc xây dựng và đẩy mạnh công tác tuyên giáo tại địa phương, là tư liệu giảng dạy lịch sử địa phương cho các trường phổ thông ở huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang; đồng thời góp phần giáo dục truyền thống, nâng cao lòng tự hào cho các thế hệ cán bộ làm công tác Tuyên giáo của Huyện uỷ Sơn Dương.
    6. Kết cấu của Luận văn

    Ngoài phần Mở đầu, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, Luận văn được xây dựng thành 5 chương:
    Chương mở đầu: SƠN DưƠNG - MẢNH ĐẤT VÀ CON NGưỜI

    Chương 1: TỔ TUYÊN TRUYỀN VÀ CỔ ĐỘNG HUYỆN UỶ SƠN DưƠNG TRONG THỜI KÌ ĐẤU TRANH GIÀNH CHÍNH QUYỀN VÀ KHÁNG CHIẾN, KIẾN QUỐC ( 1941 - 1954 )
    Chương 2: BAN TUYÊN GIÁO HUYỆN UỶ SƠN DưƠNG TRONG THỜI

    KÌ KHÁNG CHIẾN CHỐNG MĨ CỨU NưỚC (1954 - 1975 )

    Chương 3: BAN TUYÊN GIÁO HUYỆN UỶ SƠN DưƠNG TRONG THỜI KÌ CÙNG CẢ NưỚC THỰC HIỆN HAI NHIỆM VỤ CHIẾN LưỢC XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA ( 1976 - 1986 )
    Chương 4: BAN TUYÊN GIÁO HUYỆN UỶ SƠN DưƠNG TRONG CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI CỦA ĐẢNG ( 1986 - 2006 )


    MỞ ĐẦU

    MỤC LỤC

    Trang


    1 Lý do chọn đề tài 5

    2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 6

    3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu, nhiệm vụ đề tài 7

    4 Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu 7

    5 Đóng góp của Luận văn 8

    6 Kết cấu của Luận văn 9

    Chương mở đầu: SƠN DưƠNG - MẢNH ĐẤT VÀ CON NGưỜI 10

    Chương 1: TỔ TUYÊN TRUYỀN VÀ CỔ ĐỘNG HUYỆN UỶ SƠN DưƠNG TRONG THỜI KÌ ĐẤU TRANH GIÀNH CHÍNH QUYỀN
    VÀ KHÁNG CHIẾN, KIẾN QUỐC (1941-1954) 17


    1.1 CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN CỔ ĐỘNG GÓP PHẦN GÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN PHONGTRÀOCÁCHMẠNGVÀKHỞINGHĨAGIÀNHCHÍNHQUYỀN(1941-1945) 17
    1.2 TỔ TUYÊN TRUYỀN VẬN ĐỘNG HUYỆN UỶ SƠN DưƠNG RA ĐỜI

    PHỤC VỤ CÔNG CUỘC KHÁNG CHIẾN, KIẾN QUỐC (1945 - 1954) 22

    Chương 2: BAN TUYÊN GIÁO HUYỆN UỶ SƠN DưƠNG TRONG
    THỜI KÌ KHÁNG CHIẾN CHỐNG MĨ CỨU NưỚC (1954 - 1975) 33


    2.1 BAN TUYÊN HUẤN PHỤC VỤ CÔNG CUỘC KHÔI PHỤC KINH TẾ, CẢI

    TẠO XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VÀ XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI (1954-1965) 33

    2.2 BAN TUYÊN GIÁO TRONG THỜI KÌ VỪA SẢN XUẤT VỪA CHIẾN

    ĐẤU, XÂY DỰNG HẬU PHưƠNG, CHI VIỆN TIỀN TUYẾN (1966-1975) 42

    Chương 3: BAN TUYÊN GIÁO HUYỆN UỶ SƠN DưƠNG TRONG THỜI
    KÌ CÙNG CẢ NưỚC THỰC HIỆN 2 NHIỆM VỤ CHIẾN LưỢC XÂY
    DỰNG VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA (1975- 1986) 54


    3.1 BAN TUYÊN GIÁO HUYỆN ỦY TRONG THỜI KÌ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ

    TỔ CHỨC LẠI SẢN XUẤT, THAM GIA BẢO VỆ BIÊN GIỚI (1975-1980) 54

    3.2 BAN TUYÊN GIÁO HUYỆN ỦY PHỤC VỤ NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI, HOÀNTHÀNHNHIỆMVỤHUYỆNHẬUPHưƠNGCỦATỈNHTIỀNTUYẾN (1981-1986) 58
    Chương 4: BAN TUYÊN GIÁO HUYỆN UỶ SƠN DưƠNG TRONG CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI CỦA ĐẢNG ( 1986 - 2006 ) 64
    4.1 BAN TUYÊN GIÁO HUYỆN ỦY SƠN DưƠNG TRONG GIAI ĐOẠN

    ĐẦU THỰC HIỆN ĐưỜNG LỐI ĐỔI MỚI (1986 - 1996) 64

    4.2 BAN TUYÊN GIÁO HUYỆN ỦY SƠN DưƠNG TRONG GIAIĐOẠN ĐẨY MẠNH THỰC HIỆNĐưỜNGLỐIĐỔIMỚI,TIẾNHÀNHCÔNGNGHIỆPHÓA,HIỆNĐẠIHOÁ(1996-2006) 79


    KẾT LUẬN 101

    TÀI LIỆU THAM KHẢO 107
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...