Luận Văn lịch sử áp tỷ giá ở việt nam

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    lịch sử áp tỷ giá ở việt nam
    PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ TỶ GIÁ



    1. Khái niệm về tỷ giá và thị trường ngoại hối:

    Tỷ giá hối đoái là giá trị tiền tệ nước này được biểu hiện bằng giá trị tiền tệ nước kia trong quan hệ kinh tế Quốc tế. Ví dụ: 1 USD = 106 JPY.
    Tuy nhiên, để đồng tiền có thể thanh toán được ở bên ngoài quê hương của nó, hay chuyển đổi ra nội tệ của một nước thì nó phải được ngân hàng nước đó thu mua. Những đồng tiền đó gọi là ngoại tệ. Đó là phương tiện thanh toán và đầu tư Quốc tế.
    Trên thế giới hiện nay có một số ngoại tệ mạnh được sử dụng rộng rãi như: USD (Mỹ), JPY (Nhật), Bảng (Anh), .
    Thị trường ngoại hốilà nơi diễn ra hoạt động mua bán ngoại tệ và vốn bằng ngoại tệ. Đặc điểm của thị trường ngoại hối ở mỗi quốc gia có thể khác nhau.

    2- Vai trò của tỷ giá:
    Tỷ giá có vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế. Sự vận động của nó có tác động sâu sắc tới mục tiêu, chính sách kinh tế vĩ mô của mỗi quốc gia:
    Thứ nhất, tỷ giá là phương tiện trao đổi thương mại quốc tế, nó quy định tỷ lệ quy đổi giữa các loại tiền.
    Thứ hai, nó tác động trực tiếp tới hoạt động xuất nhập khẩu. Vì vậy, nó tác động tới cán cân thanh toán quốc tế: sự thâm hụt hoặc thặng dư cán cân. Khi đồng tiền của một nước tăng giá (so với các đồng tiền khác) thì hàng hoá nước đó ở nước ngoài trở nên đắt hơn. Ngược lại, hàng hoá nước ngoài ở nước đó lại rẻ hơn.
    Thứ ba, tỷ giá là công cụ điều tiết vĩ mô, ảnh hưởng tới tổng cầu, sản phẩm quốc dân, thất nghiệp . Tỷ giá góp phần vào việc cải thiện cung cầu về ngoại tệ, giải quyết vấn đề nợ nước ngoài. Song,việc điều hành tỷ giá không tốt có thể dẫn tới lạm phát, khủng hoảng.

    3- Những nhân tố tác động tới tỷ giá:
    Về dài hạn, có bốn nhân tố chính tác động tới tỷ giá là:
    Mức giá cả tương đối. Theo thuyết ngang giá sức mua (PPP), khi giá cả hàng nội tăng (giá hàng ngoại giữ nguyên) thì nhu cầu hàng nội có xu hướng giảm xuống, đồng thời đồng nội tệ cũng giảm giá để hàng nội vẫn bán được tốt. Nếu giá hàng ngoại tăng, thì cung về hàng nội và nội tệ lại tăng lên vì hàng nội vẫn có thể tiêu thụ tốt ngay cả khi giá trị cao hơn đồng nội tệ.
    Thuế quan và cô-ta: là những hàng rào ngăn cản tự do buôn bán giữa các quốc gia. Việc đánh thuế cao vào hàng nhập, miễn thuế cho hàng xuất khẩu, hay việc hạn chế cấp quô-ta (số lượng hàng ngoại nhập) sẽ khuyến khích được xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu. Khi đó, nhu cầu hàng nội tăng và đồng nội tệ cũng tăng. Như vậy, về lâu dài, thuế quan và cô-ta làm cho đồng tiền của một nước tăng giá.
    Sự ưa thích hàng nội so với hàng ngoại: Trong một nước, cầu đối với hàng xuất tăng sẽ làm cho đồng tiền nước đó tăng. Ngược lại, cầu về hàng nhập tăng lại làm cho đồng tiền nước đó giảm.
    Năng suất lao động: Về lâu dài, năng suất lao động của một nước cao hơn tương đối so với nước khác sẽ làm cho đồng tiền nước đó tăng giá.
     
Đang tải...