Tài liệu Lệnh xét lại vụ án: Quyết định xem xét lại vụ án nào

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Kể từ khi Hiến pháp Hoa Kỳ thiết lập ra Tòa án Tối cao, số lượng vụ án mà các thẩm phán phải xét xử đã tăng lên nhanhchóng. Nhằm đảm bảo rằng chỉ có các vấn đề pháp lý quan trọng nhất mới được Tòa án Tối cao xem xét, Quốc hội đã ngày càng trao nhiều quyền hơn cho Tòa trong việc xét lại các bản án đã được tuyên.

    Thẩm phán Liên bang Peter J. Messitte giải thích cách Tòa án Tối cao sử dụng lệnh xét lại vụ án như thế nào để kiểm soát được số lượng vụ án cần kháng án và quyết định xem vụ nào cần phải xử lại.

    Điều III, Mục 2 Hiến pháp Hoa Kỳ cho phép Tòa án Tối cao có quyền xét xử sơ thẩm như một tòa án xét xử thông thường - nhưng Tòa án Tối cao chỉ được xét xử một số ít các vụ, chẳng hạn như những vụ án liên quan đến tranh chấp biên giới giữa các bang. Chức năng cơ bản của Tòa án Tối cao là xem xét lại các phán quyết của các tòa án cấp thấp hơn về các vấn đề liên quan đến hiến pháp và luật liên bang. Hiến pháp cho phép Quốc hội kiểm tra hoạt động kháng án này. Khi mới được thành lập, Tòa án Tối cao phải nghe và phán quyết tất cả các bản kháng án lên Tòa, nhưng việc này ngày càng trở nên khó khăn do số vụ án tăng lên nhiều. Sau một thời gian, Tòa án Tối cao đưa ra cách quản lý tốt hơn đối với số vụ kháng án bằng cách quy định về số lượng vụ án được xét xử lại và cách chọn vụ án để xét lại.


    Với Đạo luật về Tòa án năm 1891, Quốc hội lần đầu tiên cho phép Tòa án Tối cao được chấp nhận hay từ chối một số vụ kháng án trên cơ sở tùy ý. Đạo luật này cho phép sử dụng lệnh xét lại vụ án (hay còn gọi là “cert”, theo tiếng Latinh nghĩa là “sẽ được thông báo”) theo đó Tòaán Tối cao ra lệnh cho Tòa án cấp dưới phải chứng thực và gửi kết luận của một vụ án cụ thể để xem xét lại. Biện pháp này đã xử lý được khó khăn trong một khoảng thời gian, nhưng trong vòng 30 năm Tòa án Tối cao một lần nữa lại bị gánh nặng của rất nhiều vụ kháng án bắt buộc, tại mỗi vụ kháng án, thẩm phán phải nghiên cứu sơ qua, nghe tranh luận và đưa ra ý kiến bằng văn bản. Theo lời một thẩm phán, điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến thời gian Tòa án Tối cao dành cho“nghiên cứu, nhận xét, thảo luận một cách đầy đủ và đưa ra được những ý kiến sâu sắc và uyên bác”.

     

    Các file đính kèm:

Đang tải...