Chuyên Đề Lễ tân Nhà nước - Quốc ca Việt Nam

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Khái niệm nghi thức Nhà nước: là phương thức giao tiếp trong hoạt động quản lý Nhà nước nói chung được quy định trong văn bản pháp luật của Nhà nước và tập quán truyền thống của dân tộc hoặc quốc tế mà các bên quan hệ phải tham gia và thực hiện. Bao gồm 5 nội dung:
    1. Biểu tượng quốc gia
    2. Kỹ năng giao tiếp
    3. Công tác lễ tân, tiếp khách
    4. Công tác tổ chức hội nghị
    5. Công tác trong vấn đề hình thức, nội thất
    Nghi thức nhà nước là một bộ phận quan trọng để xây dựng và hoàn thiện "nghi lễ giao tiếp" của mỗi dân tộc, cộng đồng và nhóm người cũng như "thông lệ quốc tế" trong giao tiếp của cộng đồng nhân loại. Trong bối cảnh hội nhập với nền kinh tế thế giới, nghi lễ giao tiếp, trong đó có nghi thức nhà nước, càng trở nên quan trọng.
    Những biểu tượng quốc gia là một bộ phận quan trọng cấu thành nên hệ thống các thủ tục nhằm thực hiện quyền lực nhà nước (thủ tục lập pháp, hành pháp và tố tụng tư pháp), đồng thời là một bộ phận hình thức mang tính hỗ trợ quan trọng của chính những thủ tục đó. Bất kỳ một tổ chức, đơn vị nào cũng phải hiểu và nắm được những nghi lễ này để hành xử cho đúng, cho tốt và có hiệu quả.

    Quốc ca.

    Quốc ca (Nhạc và lời): Là bài hát chính thức của một nước được hát trong những dịp trọng đại.
    Quốc ca Việt Nam: Trước Cách Mạng Tháng Tám, “ Tiến quân ca” là ca khúc được sáng tác theo yêu cầu của khoá Quân chính kháng Nhật. Và trong căn gác hẹp số 45 Nguyễn Thượng Hiền, Hà Nội, nhạc sĩ Văn Cao đã cho ra đời ca khúc này. Tháng 11/1944 “ Tiến quân ca” xuất hiện lần đầu tiên trên trang Văn nghệ của tờ báo Độc Lập. Ngày 19/8/1945 tại cuộc mit tinh lớn ở Quảng trường Nhà hát lớn Hà Nội, dàn đồng ca Thiếu niên Tiền phong hát “ Tiến quân ca” dưới lá cờ đỏ sao vàng. Kể từ đó đến nay “ Tiến quân ca” đã chính thức là quốc ca của nước Việt Nam; và được quy định tại điều 143 Hiến Pháp 1992: “Quốc ca nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhạc và lời của bài “ Tiến quân ca” (của Nhạc sĩ Văn Cao ra đời trong cao trào cách mạng tháng 8 năm 1945)”.

    1. Quốc ca có thể được hát bằng lời hoặc cử bằng nhạc trong các trường hợp sau:
    - Làm lễ chào cờ,
    - Khai mạc và bế mạc những buổi họp long trọng do chính quyền hoặc đoàn thể tổ chức,
    - Hàng ngày, khi bắt đầu buổi phát thanh thứ nhất và kết thúc buổi phát thanh cuối cùng của đài tiếng nói Việt Nam.
    2. Yêu cầu khi hát quốc ca.
    - Khi cử Quốc ca, mọi người phải bỏ mũ, đứng nghiêm (Ở trong phòng họp, nếu treo Quốc kỳ, phía sau Đoàn Chủ tịch thì khi chào cờ, Chủ tịch đoàn không cần quay mặt vào Quốc kỳ mà có thể nhìn thẳng về phía trước mình. Tất cả những người còn lại phải nhìn vào Quốc kỳ và hát Quốc ca.
    - Khi cử Quốc ca của nước ta với nước khác thì cử Quốc ca của nước bạn trước, cử Quốc ca của ta sau nhằm thể hiện sự tôn trọng của ta đối với bạn.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...