Tiểu Luận Lê Ngọc Hân, Hồ Xuân Hương, và việc tạo ra tính chất liên tục về lịch sử tại Việt Nam

Thảo luận trong 'Văn Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lê Ngọc Hân (1770-99) và Hồ Xuân Hương (k. 1770-1822) là hai trong số các nhà văn nữ nổi tiếng nhất thời kỳ cận đại của Việt Nam. Mặc cho khác biệt về nguồn gốc xã hội (Ngọc Hân là công chúa và hoàng hậu, còn Xuân Hương đứng ở vị trí bên lề của thế giới văn chương), hai người đều có những vai trò quan trọng trong văn học và lịch sử Việt Nam. Họ luôn có tên trong các hợp tuyển thơ ca Việt Nam, những câu chuyện về Việt Nam, tên các tòa nhà và tên phố ở Việt Nam, ở tiền sảnh của bảo tàng phụ nữ và các bảo tàng lịch sử Việt Nam. Nói cách khác, hai người phụ nữ có vị trí quan trọng trong điện thờ các anh hùng dân tộc Việt Nam và tại những nơi sản xuất ra tính chất liên tục của chủ nghĩa dân tộc Việt Nam, quá khứ cũng như hiện tại.
    Thế nhưng việc xem xét lại tài liệu lịch sử của hai người phụ nữ này khiến ta thấy vị trí được trọng vọng của họ trong lịch sử dân tộc của Việt Nam có gì đó rất kỳ quặc. Mặc dù họ có mặt ở khắp mọi nơi, giờ đây chúng ta biết tương đối ít về cả hai người. Những gì chúng ta biết về các tư tưởng của Ngọc Hân chỉ giới hạn trong hai bài thơ nổi tiếng nhưng rất ngắn của bà: một là văn tế và một là bài vãn (cả hai đều được viết theo đúng lối ước lệ điển hình của thể loại) cho người chồng đã mất của mình, hoàng đế Quang Trung (kh. 1753-92, làm vua từ 1788-92). Tuy Xuân Hương là một nhà thơ viết nhiều, nhưng các bài thơ của bà chỉ nằm trong các tuyển thơ xuất bản gần một thế kỷ sau khi bà mất, và những gì ít ỏi ta biết về cuộc đời bà chủ yếu bắt nguồn từ những bài thơ được cho là của bà. Nói một cách khác, dù cả hai người phụ nữ đều có tầm quan trọng lớn lao trong sử sách Việt Nam và văn học Việt Nam, thì cái vị thế ấy họ chỉ có được từ tương đối gần đây, mặc cho (hoặc cũng có thể là vì) việc người ta biết rất ít về họ.
    Từ 1954, năm đánh dấu sự khởi đầu của hai thập niên phân chia Bắc-Nam tại Việt Nam, các ấn phẩm về hai người phụ nữ xuất hiện với số lượng lớn hơn hẳn so với trước đây. Cả Xuân Hương và Ngọc Hân đều như thể là một thành phần của cái mà Patricia Pelley gọi là “một phiên bản mang tính điển phạm về quá khứ của Việt Nam” mà các sử gia Mác-xít của miền Bắc Việt Nam dựng lên. Trong bối cảnh này, những gì họ viết ra được sử dụng như là bằng chứng cho thấy tính chất tiến bộ của triều Tây Sơn (1771-1802), giai đoạn được các sử gia này coi là báo trước cho chủ nghĩa cộng sản Việt Nam1.
    Trong bài viết này, tôi sẽ lập luận rằng sở dĩ hai người phụ nữ ấy đã nổi lên chiếm lấy địa vị rất cao trong hệ thống điển phạm lịch sử và văn học Việt Nam ở thời kỳ ấy, ít nhất cũng một phần, là do các cuộc tranh luận về ba huyền thoại trung tâm được duy trì rất lâu dài về họ. Thứ nhất, tại miền Bắc Việt Nam, các sử gia duy trì cái huyền thoại cho rằng Ngọc Hân và Quang Trung rất yêu nhau. Thứ hai lại là một điều trái ngược hẳn với điều trên: tại miền Nam Việt Nam, các tờ tạp chí lan truyền cái truyền thuyết rằng Ngọc Hân, thay vì yêu chồng, lại ghét ông đến nỗi đầu độc hạ sát ông. Cuối cùng, một phần ở miền
    Bắc, các sử gia duy trì cái huyền thoại theo đó Xuân Hương viết thơ trong thời Tây Sơn chứ không phải thời Nguyễn. Do vậy, các sử gia miền Bắc lập luận, bà là đại diện cho chủ nghĩa xã hội sơ khởi tiến bộ được cho là của Tây Sơn, và bởi thế bà có thể được gắn liền với biểu hiện chống Trung Quốc của Tây Sơn, và mong ước chống lại phong kiến của người dân Việt Nam.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...