Tiểu Luận Lễ khai sơn trong kho tàng văn hóa tết người mường ở thanh hóa

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Nói đến tết là ta nói đến sự sum họp của gia đình sau một năm làm ăn, học hành. Mang đến sự ấm cúng cho các thành viên trong gia đình và cho cả xã hội, đây là nét văn hóa đặc trưng của tất cả các đân tộc Việt Nam. Trong kho tàng văn hóa tết đó, mỗi một dân tộc anh em trên đất nước Việt Nam lại có những nét văn hóa đặc trưng riêng. Và chúng ta không thể không nhắc đến nét văn hóa tết riêng mà người Mường đã lưu giữ và phát huy cho đến ngày nay.Đặc biệt trong những lễ hội làm nên nét riêng đó chính là lễ khai sơn, một cái lễ hội mang đầy chất riêng của người Mường.
    Người Mường thuộc nhóm ngôn ngữ Việt Muờng với dân số khoảng 70 vạn người, sinh sống ở Tây Bắc, Thanh Hòa, Hòa Bình. Trong sống tập trung ở Thanh Hóa là đông nhất, chiếm tới 22 vạn sống tập trung ở 6 huyện miền núi và rải rác ở một số huyện khác như: Ngọc Lặc, Lang Chánh, Quan Hóa, Bá Thước, Như Thanh, Như Xuân và một số huyện khác . Qua quá trình phát triển của dân tộc Mường, do cuộc sống du canh du cư đến các vùng mới nên văn hóa truyền thống người Muờng cho đến ngày nay có thể đã bị mai một. Nhưng người Mường vẫn lưu giữ được một kho tàng văn hóa mang đầy chất riêng của người Mường. Trong đó Lễ khai sơn hay còn gọi là lễ săn bắt, mọi người dân Mường đều tham gia vào nghi lễ này, nó đánh dấu cho một hoạt động cuộc sống đầu tiên trong năm mới của người Mường. Được tiến hành vào ngày mồng 6 tết và chia làm hai phần . Phần đầu được thực hiện bằng công việc đi săn và tế thần thánh kéo dài trong một ngày, phần hai là phần hội được tiến hành vào ban đêm cho tới tận sang hôm sau. Đây là cơ hội họp mặt đầu năm của người dân trong bản, cũng như nó mang nhiều thong điệp mà người Mường muốn thể hiện qua nghi lễ này.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...