Luận Văn Lễ hội Xa Mã Rước Kiệu xã Hoàng Châu, huyện Cát Hải thực trạng khai thác và giải pháp phát triển phụ

Thảo luận trong 'Du Lịch' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài nghiên cứu năm 2013
    Lễ hội Xa Mã Rước Kiệu xã Hoàng Châu, huyện Cát Hải thực trạng khai thác và giải pháp phát triển phục vụ du lịch địa phương




    MỤC LỤC
    MỞ ĐẦU 1
    1.Lý do chọn đề tài . 4
    2.Lịch sử nghiên cứu đề tài 6
    3.Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 6
    4.Tính mới, tính sáng tạo của đề tài . 7
    5.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 8
    5.1.Đối tượng nghiên cứu . 8
    5.2.Phạm vi nghiên cứu 8
    6.Phương pháp nghiên cứu 9
    7.Kết cấu của đề tài 9
    CHƯƠNG 1. QUAN NIỆM VỀ LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG TRONG NỀN
    VĂN HÓA DÂN TỘC VIỆT NAM . 10
    1.1.Các khái niệm cơ bản . 10
    1.1.1.Văn hóa . 10
    1.1.2.Lễ hội truyền thống 12
    1.1.3.Tín ngưỡng thờ thần 14
    1.1.4.Di tích lịch sử văn hóa . 17
    1.2.Mối quan hệ giữa lễ hội truyền thống, thần và di tích lịch sử trong văn
    hóa dân tộc 17
    1.3.Lễ hội truyền thống Việt Nam trong văn hóa dân tộc 19
    1.3.1.Nhận diện lễ hội truyền thống Việt Nam 19
    1.3.1.1.Nguồn gốc và quá trình hình thành lễ hội ở Việt Nam 19
    1.3.1.2.Đặc điểm cơ bản của lễ hội truyền thống Việt Nam 23
    1.3.1.3.Đặc điểm của lễ hội truyền thống Hải Phòng 26
    1.3.2.Giá trị của lễ hội truyền thống trong nền văn hóa dân tộc 27
    1.3.2.1.Giá trị cố kết và biểu dương sức mạnh cộng đồng 28
    1.3.2.2.Giá trị hướng về cội nguồn 28
    1.3.2.3.Giá trị cân bằng đời sống tâm linh 29
    1.3.2.4.Giá trị sáng tạo và hưởng thụ văn hóa 30
    1.3.2.5.Giá trị bảo tồn và trao truyền văn hóa 31
    TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 . 33
    2
    CHƯƠNG 2. LỄ HỘI XA MÃ RƯỚC KIỆU ĐÌNH HOÀNG CHÂU, XÃ
    HOÀNG CHÂU, HUYỆN CÁT HẢI, HẢI PHÒNG . 34
    2.1.Bước đầu nhận diện lễ hội . 34
    2.1.1. Lịch sử hình thành lễ hội 34
    2.1.1.1. Nguồn gốc và tên gọi của lễ hội 34
    2.1.1.2. Địa điểm và thời gian tổ chức lễ hội . 36
    2.1.2. Các vị thần được tôn thờ trong lễ hội . 37
    2.1.2.1. Đông Hải Đại Vương Đoàn Thượng và quá trình thiêng hóa 37
    2.1.2.2. Các vị thần được hợp thờ 51
    2.2.Quy trình tổ chức lễ hội . 54
    2.2.1. Lễ hội Xa mã rước kiệu xưa . 54
    2.2.1.1. Công tác chuẩn bị . 54
    2.2.1.1. Phần nghi lễ 55
    2.2.1.2. Phần Hội . 58
    2.2.2. Lễ hội Xa mã rước kiệu nay . 58
    2.2.3. Một số kiêng kỵ và lễ vật dâng cúng . 59
    2.3. Sự biến đổi của lễ hội, nguyên nhân và ảnh hưởng của sự biến đổi . 59
    2.4. Ý nghĩa và giá trị của lễ hội trong đời sống nhân dân Cát Hải 61
    2.4.1. Giá trị cân bằng đời sỗng tâm linh . 61
    2.4.2. Giá trị hướng về cội nguồn . 61
    2.4.3. Giá trị cố kết và biểu dương sức mạnh cộng đồng 62
    2.4.4. Giá trị sáng tạo và hưởng thụ văn hóa 62
    2.4.5. Giá trị bảo tồn và trao truyền văn hóa . 63
    TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 . 64
    CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG KHAI THÁC VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN
    LỄ HỘI PHỤC VỤ DU LỊCH ĐỊA PHƯƠNG 65
    3.1.Thực trạng khai thác lễ hội . 65
    3.1.1. Thực trạng lễ hội và du lịch hiện nay 65
    3.1.1.1. Lễ hội và du lịch hiện nay 65
    3.1.1.2. Diện mạo Cát Hải từ góc nhìn lịch sử, kinh tế, văn hóa với du lịch Hải
    Phòng 66
    3.1.2. Thực trạng tổ chức lễ hội Xa Mã Rước Kiệu đình Hoàng Châu . 69
    3.1.3. Thực trạng bảo tồn di tích và duy trì lễ hội . 69
    3.2.Giải pháp phát triển phục vụ du lịch địa phương . 70
    3.2.1.Giải pháp để bảo tồn di tích đình Hoàng Châu 70
    3
    3.2.2. Giải pháp duy trì lễ hội truyền thống địa phương . 71
    3.2.3. Tuyên truyền, giáo dục để phát huy giá trị văn hóa và lịch sử của lễ hội73
    3.2.4. Đề xuất giải pháp cho công tác tổ chức quản lý để phát huy giá trị văn
    hóa truyền thống của lễ hội 74
    3.2.4.1. Đề xuất về nguồn nhân lực 74
    3.2.4.2. Đề xuất về nguồn tài chính 74
    3.2.4.3. Công tác dịch vụ, vệ sinh, trật tự công cộng . 75
    3.2.4.4. Công tác thanh tra giám sát, kiểm tra trong quá trình tổ chức lễ hội 76
    3.3. Xây dựng chương trình du lịch đến với lễ hội truyền thống địa phương77
    KẾT LUẬN 79




    MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài
    Trong cuộc sống và trong công việc thường ngày của một xã hội hiện đại,
    đã dần xô đẩy, dẫn đưa con người vào vòng xoáy của những bộn bề lo toan. Thì
    chính những lễ hội lại là nơi mà con người tìm lại được chính mình. Tìm về với
    những cội nguồn, giúp cho tâm hồn họ được thư thái, họ được nghỉ ngơi sau
    những ngày làm việc mệt nhọc.
    Việt Nam là một quốc gia đã có hàng nghìn năm lịch sử. Cũng như nhiều
    quốc gia khác trên thế giới, Việt Nam có một nền văn hóa mang bản sắc riêng.
    Chính những nét đó làm nên cốt cách, hình hài và bản sắc của dân tộc Việt Nam.
    Đặc biệt Việt Nam có nền văn hoá lâu đời, nhiều dân tộc sinh sống trên một
    lãnh thổ thống nhất, cùng đóng góp nhiều phong tục tập quán mang bản sắc
    riêng của từng vùng, miền, dân tộc và tôn giáo cho nền văn hoá của đất nước.
    Nằm trong bề dày văn hóa dân tộc nhóm phong tục tập quán về lễ hội
    chiếm phần lớn trong hệ thống các phong tục tiêu biểu của Việt Nam. Lễ hội
    luôn luôn là yếu tố đặc trưng cho dân tộc vì góp phần làm cho văn hoá đặc sắc
    hơn. Theo thống kê 2009, hiện cả nước Việt Nam có 7.966 lễ hội; trong đó có
    7.039 lễ hội dân gian (chiếm 88,36%), 332 lễ hội lịch sử (chiếm 4,16%), 544 lễ
    hội tôn giáo (chiếm 6,28%), 10 lễ hội du nhập từ nước ngoài (chiếm 0,12%), còn
    lại là lễ hội khác (chiếm 0,5%). Các địa phương có nhiều lễ hội là Hà Nội, Bắc
    Ninh, Thái Bình, Hải Dương và Phú Thọ.
    Trong kho tàng văn hóa của dân tộc Việt Nam, sinh hoạt lễ hội là vùng
    văn hóa rất đặc trưng. Lễ hội là sinh hoạt văn hóa dân gian hầu như có mặt ở
    khắp mọi miền đất nước. Nhiều lễ hội ra đời cách đây hàng nghìn năm đến nay
    vẫn được duy trì. Lễ hội ở Việt Nam bao giờ cũng hướng tới một đối tượng
    thiêng liêng cần suy tôn là nhân thần hay nhiên thần. Đó chính là hình ảnh hội tụ
    những phẩm chất cao đẹp nhất của con người. Giúp con người nhớ về nguồn cội,
    hướng thiện và nhằm tạo dựng một cuộc sống tốt lành, yên vui.
    5
    Việc thờ thần và lễ hội luôn được diễn ra trên một phạm vi nhất định, một
    không gian cụ thể đó là tại các đình, đền, miếu mạo do đó như một thể thống
    nhất ko thể tách rời. Đối với mỗi một lễ hội là một lần được chiêm bái được
    tưởng nhớ đến thần linh. Đối với mỗi một di tích lại là nơi hội tụ cả thần thánh
    và cả không khí của lễ hội.
    Trải theo tiến trình lịch sử dân tộc, do chiến tranh khốc liệt hoặc có giai
    đoạn kinh tế nước nhà kém phát triển, nên lễ hội truyền thống ít được chú ý và
    chưa phát huy được giá trị to lớn của nó. Vì vậy, nhiều giá trị văn hoá đặc sắc
    của lễ hội bị mai một, giai đoạn này các hoạt động du lịch cũng kém phát triển,
    việc nghiên cứu phục dựng lễ hội truyền thống gắn với du lịch cũng chưa được
    quan tâm đúng mức, chưa gắn kết gắn kết du lịch với lễ hội.
    Tìm về với các lễ hội văn hóa truyền thống là tìm về với những nét văn
    hóa cổ xưa và muốn tự mình trải nghiệm các trò chơi dân gian. Ở mỗi nơi các lễ
    hội lại mang những nét độc đáo, bản sắc riêng mà không một nơi nào khác có
    được. Nằm trong hệ thống lễ hội thờ thần biển, lễ hộ
    l ện Cát Hải, Hả
    , lại hội tụ cả
    yếu tố sông nước với đồng bằng, giao thoa giữa văn hóa nông nghiệp với văn
    hóa ngư nghiệp, hội tụ cả yếu tố linh thiêng và trần tục ẩn chứa sau những
    ngày hội là một văn hóa tín ngưỡng vô cùng độc đáo của cư dân vùng biển – nơi
    đầu sóng ngọn gió của Hải Phòng.
    Nhưng cho đến nay, trải qua mấy thế kỷ lễ hội này vẫn được nhân dân tổ
    chức hàng năm mà chưa được phổ biến rộng rãi và ít được biết đến. Cùng với
    quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chuyển cư làm ăn cũng nhiều, người
    dân nơi đây đang dần phải thay đổi lễ hội để phù hợp với hiện tại. Lễ hội đang
    dần thay đổi từng ngày, du lịch tâm linh ngày càng trở thành một nhu cầu thiết
    yếu trong khi lễ hội ngày càng bị mất dần đi giá trị truyền thống vốn có.
    Việc tìm hiểu nghiên cứu lễ hội Xa Mã Rước Kiệu là một việc làm vô
    cùng cần thiết để nhắc lại truyền thống uống nước nhớ nguồn và góp phần phục
    6
    dựng lại đời sống tâm linh và văn hóa truyền thống độc đáo của một vùng đất
    cửa biển với nhiều dấu ấn lịch sử này.
    2. Lịch sử nghiên cứu đề tài
    Du lịch lễ hội hiện nay đang trở thành một hiện tương văn hóa vô cùng
    đặc sắc, thu hút đông đảo khách du lịch. Không chỉ được tìm về với những nét
    văn hóa xưa, muốn được sống trong không khí cổ xưa và muốn tự mình trải
    nghiệm các trò chơi dân gian, Đặc biệt là dịp mà con người được tìm về với
    những giá trị văn hóa truyền thống, những giá trị lịch sử dân tộc, được một lần
    nhắc lại trong tâm thức của mỗi người tưởng nhó tri ân các vị thần đã có công
    cới dân với làng và với quốc gia dân tộc. Được nhân dân lưu giữ, truyền tụng,
    được các nhà nghiên cứu khảo sát, thống kê. Mỗi một lễ hội đều được ghi chép
    qua các bản hương ước của làng, có những lễ hội được nghiên cứu chuyên sâu
    đã thành những cuốn sách có giá trị. Lễ hội Xa Mã Rước Kiệu cũng được nhân
    dân lưu truyền trong nhiều thế kỷ qua, những bản hương ước của làng còn lưu
    giữ đến nay, các bản báo cáo về lịch sử đình Hoàng Châu cũng đã chi chép về lễ
    hội
    Ngày 14 tháng 9 năm 2011, chương trình du lịch S Việt Nam đã cho đăng
    bài đầu tiên số 231 về lễ hội này. Lần đầu được phổ biến rộng rãi trong cả nước,
    trên mọi hệ thống phương tiện quảng bá du lịch từ các báo, các chương trình tivi
    và hệ thống internet
    Nhưng đến nay, ngoài bản hương ước của làng Hoàng Châu và bản thảo
    báo cáo di tích đình Hoàng Châu chi chép cụ thể về lễ hộ
    Minh song, chưa có bài nghiên cứu chuyên sâu nào về đánh giá vai trò, giá trị
    của lễ hội này với nhân dân Cát Hải, với văn hóa lễ hội ở Hải Phòng một cách
    sâu sắc, toàn diện .
    3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
    Nhằm bảo vệ giá trị văn hóa lễ hội truyền thống và hệ thống các di tích
    thờ tại Cát Hải, đề tài hướng đến khai thác văn hóa tâm linh của người dân Cát
    7
    Hải với các vị thần được tôn thờ tại đây. Để hướng đến mục tiêu nhắc lại truyền
    thống uống nước nhớ nguồn với người có công với dân làng nơi đây.
    Bên cạnh đó khai thác những nét đặc sắc vốn có của lễ hội Xa mã Rước
    kiệu, để có biện pháp bảo tồn và duy trì lễ hội địa phương, khai thác có hiệu quả
    với hoạt động du lịch của Cát Hải.
    Đồng thời khảo sát, tìm hiểu về hệ thống di tích thờ hiện nay để bảo tồn
    tôn tạo một cách đúng mức và có khoa học. Góp phần bảo lưu nguyên vẹn công
    trình di tích đúng như truyền thống vốn có của nó.
    Sự kết hợp giữa công tác bảo lưu giá trị văn hóa truyền thống, duy trì lễ
    hội và tôn tạo hệ thống các di tích sẽ là điều kiện cho việc xây dựng và xúc tiến
    quảng bá hình ảnh du lịch địa phương đến khách du lịch, nhằm phát triển du lịch
    địa phương nói riêng và Hải Phòng nói chung.
    4. Tính mới, tính sáng tạo của đề tài
    Người dân Cát Hải sống bằng nghề sông nước, phụ thuộc phần lớn vào tự
    nhiên, với họ cũng như bao cư dân vùng biển khác họ mong được bình yên trên
    biển cả, họ mong được mùa màng bội thu trong tâm linh của họ luôn ngự trị
    một vị thần bảo hộ cho nghề nghiệp của họ. Không giống như những ngư dân
    vùng biển Trung Bộ, họ tin thờ cá Ông. Họ làm những nghi thức thờ cúng như
    những nét văn hóa tang lễ truyền thống của người Việt Nam. Nhưng với những
    ngư dân Cát Hải, cũng làm nghề sông nước, nhưng họ lại có văn hóa gắn chặt
    với nông nghiệp, ảnh hưởng từ khi hình thành địa lý và quá trình lịch sử kéo dài,
    những con người nơi đây đã hình thành cho mình nh ững nếp sống vô cùng
    phong phú và khác biệt. Đối với họ vị thần biển mà họ tôn thờ là Đông Hải Đại
    Vương Đoàn Thượng – người có công đánh giặc, trừ cướp biển cho họ có cuộc
    sống ấm no, yên ổn làm ăn, dạy dân cày cấy, tìm giống hạt mới .Trên toàn hệ
    thống di tích có đến 13 di tích thờ Ngài.
    Lễ hội Xa Mã Rước Kiệu xã Hoàng Châu, huyện Cát Hải là một lễ hội hết
    sức độc đáo. Sự giao hòa giữa yếu tố truyền thống nông nghiệp với văn hóa sông
    nước đã tạo cho lễ hội nơi đây những nét mới lạ trong lòng bạn bè và du khách.




    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    1. Phan Kế Bính. “Việt Nam Phong tục”. 2005. Hà Nội. NXB Văn Học
    2. Ngô Sĩ Liên. “Đại Việt Sử ký toàn thư”. 1993. Hà Nội. NXB Khoa học
    xã hội
    3. Đoàn Văn Minh. “Đức Thánh Đông Hải Đại Vương Đoàn Thượng”.
    2002. Hải Phòng. NXB Hải Phòng
    4. Quốc Sử Quán Triều Nguyễn. “Đại Nam nhất thống chí”. 2009. Hà
    Nội. NXB Lao Động
    5. Trần Ngọc Thêm. “ Cơ sở văn hóa Việt Nam”. 1999. Hà Nội. NXB
    Giáo Dục
    6. Trần Ngọc Thêm. “Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam”. 2006. TP Hồ
    Chí Minh. NXB TH Hồ Chí Minh.
    7. Ngô Đức Thịnh. “Tín ngưỡng và văn hóa tín ngưỡng ở Việt Nam”.
    2012. Hà Nội. NXB Trẻ
    8. Trần Diễm Thúy. “Cơ Sở Văn hóa Việt Nam”. 2009. TP Hồ Chí Minh.
    NXB Thông tin.
    9. Lê Thanh Tùng. Luận án tiến sĩ “Lễ hội cổ truyền ở Hưng Yên”
    10. Trần Quốc Vượng. “Cơ sở văn hóa Việt Nam”. 2009. Hà Nội. NXB
    Giáo Dục
    11. Trần Quốc Vượng . “Việt Nam tìm tòi và suy ngẫm”. 2003. Hà Nội.
    NXB Văn học.
    12. Trần Quốc Vượng. “Xứ Đông Hải Hưng nhìn từ lẻ chợ”. 1996. Hà
    Nội. NXB Khoa học xã hội.
    13. Lý Tế Xuyên. “Việt Điện U Linh”. 1994. Hà Nội. NXB Khoa học xã
    hội
    14. Nguyễn Như Ý. “Đại từ điển tiếng Việt”- TT Ngôn ngữ và văn hóa
    Việt Nam – Bộ Giáo Dục và Đào Tạo. 1998. NXB Văn Hóa Thông
    Tin
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...