Tiểu Luận Lễ hội Vu Lan ở chùa Ngọc Bảo - Phan Rang – Tháp Chàm – Ninh Thuận

Thảo luận trong 'Triết Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU​


    Đối với các dân tộc Châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng, một dân tộc mà đạo Phật đã gắn bó thuỷ chung suốt một chiều dài lịch sử hơn hai ngàn năm, thì ngày Vu Lan của Phật giáo đã trở thành một lễ hội của cả cộng đồng dân tộc, là một điều tự nhiên và tất yếu. Thuở ban đầu, nó được hội tụ, ươm mầm từ nơi chốn thảo am, từ những mái chùa rồi lan dần, lan dần để rồi thâm nhập, hoà tan và thấm sâu vào mạch sống của dân tộc. Từ lâu, lễ hội Vu Lan đã trở thành thuần phong mỹ tục, nếp sinh phong văn hoá độc đáo, giàu tính nhân văn, mang đậm tình người, làm đẹp them cho cuộc đời, lại mang đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc. Lễ Vu Lan đã ngự trị trong tận cùng tâm thức của mọi người con dân đất Việt yêu nước thương nòi. Bởi vì, không cần tầm chương trích cú, không cần truy tìm nguồn gốc tung tích, lai lịch Vu Lan, cũng không cần mất thời gian để đọc kinh sách cho nhiều mới hiểu được ý nghĩa Vu Lan.


    Ngày nay, nhắc đến Vu Lan rằm tháng bảy âm lịch, thì dù người ít đọc, ít học và ít hiểu nhất, trong đầu óc họ cũng hiểu mang máng rằng Vu Lan là cơ hội tốt, là dịp để báo đáp công ơn sinh thành, dưỡng dục của mẹ cha còn sống và cúng bái, tưởng niệm ông bà, cha mẹ đã mất; và theo quan niệm dân gian lại còn cho rằng: Vu Lan là dịp tốt hằng năm mà các tội nhân bị đày đoạ, giam hãm, đói khát nơi các cõi địa ngục được dịp khoan hồng, giảm nhẹ tội, được về với gia đình, con cháu. Vì vậy, ngày Vu Lan rằm tháng bảy âm lịch trở về thì dù giàu hay nghèo, thành thị hay thôn quê, trí thức hay dân dã, chân bùn tay lấm cũng cùng một cảm thức thương nhớ bùi ngùi, lòng dạ nao nao nhớ thương về ông bà, cha mẹ. Nếu không làm được một chút gì cho ông bà cha mẹ vui khi còn sống và không thắp được một nén hương cho những người đã mất thì cảm thấy tâm hồn như nặng trĩu, bồn chồn như một sợi dây vô hình cứ vương vấn mà mộng lòng chưa thoả giữa cuộc đời huyễn hư khó phân biệt của hai dòng sống-chết. Và đơn giản chỉ chừng ấy thôi cũng đủ thấy nguồn cảm hứng bất tận, màu nhiệm và cái sức mạnh của lễ hội Vu Lan.


    Dù rằng, lễ hội Vu Lan là một hình thức sinh hoạt tôn giáo của đạo Phật. Nhưng chúng ta đều biết lễ hội tôn giáo ấy lại mang nhiều ý nghĩa nhân văn sâu sắc trên bình diện tâm linh-văn hoá của con người. Đó là lễ hội Vu Lan của tình thương và long từ bi, ban vui và cứu khổ. Có thể nói, lễ hội Vu Lan có tác dụng rất lớn đến quan điểm về cuộc sống của nhân sinh.


    Bởi thế, từ thực tiễn của lễ hôi Vu Lan mà tôi từng tham dự cùng những hiểu biết của mình thông qua các tư liệu mà tôi đã sưu tầm được về lễ hội Vu Lan, tôi có ý tưởng tìm hiểu về lễ hội này. Trong khuôn khổ một tiểu luận bộ môn Tôn giáo, tôi chọn đề tài:


    Lễ hội Vu Lan ở chùa Ngọc Bảo - Phan Rang – Tháp Chàm – Ninh Thuận.


    Bằng khả năng còn hạn chế, với những điều kiện cho phép, tôi thực đề tài này mong muốn góp phần công sức nhỏ bé của mình vào việc tìm hiểu lể hội Vu Lan - một hình thức sinh hoạt tôn giáo điển hình hằng năm của đạo Phật, nhằm làm rõ thêm những giá trị văn hoá đích thực mà Phật giáo đã mang lại cho con người nói chung, cho người Việt Nam nói riêng trong hàng ngàn năm qua.


    Trong phạm vi của một tiểu luận, tôi sẽ trình bày nội dung của đề tài như sau:

    Chương I

    VÀI NÉT VỀ CHÙA NGỌC BẢO (NINH THUẬN). NGUỒN GỐC CỦA LỄ HỘI VU LAN VÀ QUÁ TRÌNH DU NHẬP, PHÁT TRIỂN CỦA LỄ HỘI VU LAN Ở VIỆT NAM

    1. Vài nét về chùa Ngọc Bảo.

    2. Nguồn gốc của lễ hội Vu Lan.

    3. Sự du nhập và phát triển của lễ hội Vu Lan ở Việt Nam.


    Chương 2

    LỄ HỘI VU LAN Ở CHÙA NGỌC BẢO. Ý NGHĨA CỦA LỄ HỘI VU LAN

    1. Lễ hội Vu Lan ở chùa Ngọc Bảo.

    2. Ý nghĩa của lễ hội Vu Lan.


    Để hoàn thành bài viết này, tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu:

    - Dựa trên cơ sở lí luận chủ nghĩa Mac-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.

    - Phương pháp lịch sử, phương pháp logic, phương pháp liên ngành, phương pháp điền giã, tham quan lễ hội.

    Vận dụng các phương pháp trên để tổng hợp, khái quát, phân tích lý giải và hệ thống hoá các tư liệu có liên quan. Cùng với tham khảo ý kiến của thầy hướng dẫn và bạn bè đồng nghiệp.


    Dẫu biết rằng, đại lễ Vu Lan của Phật giáo là một sinh hoạt tôn giáo rất phong phú, mang tính xã hội và nhân văn. Do thời gian, điều kiện nghiên cứu và năng lực bản than có hạn nên bài viết này khó tránh khỏi những thiếu sót. Người viết rất mong nhận được sự góp ý, bổ khuyết của thầy hướng dẫn và bạn bè, đồng nghiệp.



    Password giải nén:
    https://taitailieu.edu.vn
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...