Chuyên Đề Lễ hội Việt Nam

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Lễ hội Việt Nam

    Mở đầu
    1.Lí do chọn đề tài.
    2.Mục đích nghiên cứu.
    3.Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.
    4. Phương pháp nghiên cứu.
    Để hoàn thành đề tài này, người viết đă sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
    - phương pháp thị sát thưc địa: người viết tiến hành quan sát, thu thập và ghi nhân lại thông tin về đối tượng nghiên cứu.
    5. Lịch sử nghiên cứu đề tài.
    6. Dự kiến kết quả đạt được
    7. Bố cục đề tài.
    Đề tài bao gồm 3 chương :
    - Chương 1: Lễ hội Việt Nam trong sự phát triển du lịch.
    - Chương 2: Thực trạng khai thác Hội Gióng.
    - Chương 3: Định hướng phát triển Hội Gióng trong sự phát triển du lịch.












    Chương 1
    Lễ hội Việt Nam trong sự phát triển du lịch.

    1.1.1- Khái niệm lễ hội.
    Lễ hội là một hoạt động sinh hoạt văn hóa dân gian nguyên hợp mang tính cộng đồng cao của các tầng lớp nhân dân, diễn ra trong những chu ḱ về không gian và thời gian nhất định để tiến hành những nghi thức mang tính biểu trưng về sự kiện nhân vật được thờ cúng. Những hoạt động này nhằm để tỏ rơ những uơcs vọng của con người, để vui chơi giải trí trong t́nh cộng đồng cao. Lễ hội là những hoạt động, những sinh hoạt mà ở đó có sự gắn kết không thể tách rời của cả nội dung và h́nh thức của hai thành tố cơ bản la Lễ và Hội. Ngoài ra, trong hoạt động lễ hội c̣n bao gồm một số thành tố khác như hệ thống các tục hèm, các tṛ diễn dân gian, hoạt động hội chợ triển lăm và liên hoan văn hóa ẩm thực v.v .Các thành tố này luôn có sự gắn kết mật thiết, tương hỗ lẫn nhau, sự tương hỗ này luôn có một trục trung tâm là định hướng phát triển. Các thành tố của lễ hội luôn vận hành quanh trục trung tâm đó để đạt được những mục tiêu nhất định, những mục tiêu này nhằm phục vụ lợi ích của cả cộng đồng chứ không chỉ phục vụ riêng của những người tổ chức hoạt động lễ hội. Từ đó để thấy rằng:
    Lễ hội là h́nh thức sinh hoạt văn hóa cộng đồng diễn ra trên một địa bàn dân cư trong thời gian và không gian xác định; nhằm nhắc lại một sự kiện, nhân vật lịch sử hay huyền thoại; đồng thời là dịp để biểu hiện cách ứng xử văn hóa của con người với thiên nhiên – thần thánh và con người trong xă hội.
    Khái niệm trên đă phản ánh bản chất và những nội dung của lễ hội truyền thống Việt Nam. Trước hết, lễ hội là hoạt động sinh hoạt văn hóa cộng đồng, bởi v́ đây là hoạt động văn hóa của tập thể, thuộc về tập thể, do tập thể tổ chức tiến hành. Dù ở bất cứ đâu, vào bất cứ thời gian nào lễ hội cũng phải do đông đảo quần chúng nhân dân tiến hành. Chính họ là những người sáng tạo chân chính những giá trị bắt nguồn từ cuộc sống lao động sản xuất và chiến đấu. Họ là chủ nhân, đồng thời là người đánh giá, thẩm nhận và hưởng thụ những thành quả sáng tạo văn hóa ấy. Không bao giờ lễ hội chỉ thuộc về một nhóm người nào đó trong xă hội. Không có đông người tham dự không thành hội!, người ta nói đông như hội chính là vậy.
    Lễ hội là một hoạt động tập thể do quần chúng nhân dân tiến hành, bất cứ lễ hội nào cũng gắn với một địa bàn dân cư cụ thể, là hoạt động văn hóa của một địa phương đó. Về cơ bản, lễ hội truyền thống Việt Namm là những “lễ hội làng” nhưng cũng có nhiều lễ hội do nội dung và tính chất của nó nên được diễn ra trong một không gian rộng lớn hơn, có tính liên làng, liên vùng. Những hoạt động lễ hội diễn ra không thường xuyên mà chỉ ở một vài thời điểm nhất định vào mùa xuân hay mùa thu trong năm. Đây là thời điểm chuyển giao thời tiết, cũng là thời điểm chuyển giao mùa vụ trong sản xuất nông nghiệp. Vào thời điểm này người ta tổ chức hoạt động lễ hội nhằm các mục đích khác nhau. Trước hết, những hoạt động mang tính nghi lễ nhằm nhắc lại sự kiện, nhân vật lịch sử hay huyền thoại đă diễn ra trong quá khứ. Đây chính là biieur hiện đạo lư truyền thống “ uống nước nhớ nguồn” của dân tộc, thể hiện cách ứng xử văn hóa với thiên nhiên, thần thánh, con người, thông qua các hoạt động trong lễ hội. Đó là những ứng xử của tập thể, của cộng đồng cư dân với cả hai đối tượng: siêu h́nh( thần thánh) và hữu h́nh( con người). Nó cũng phản ánh mối quan hệ giao thoa giữa siêu và thực, Giữa con người với con người trong những hoạt động và hoàn cảnh cụ thể.
    1.1.2- Cơ sở ra đời của lễ hội.
    Trong tiến tŕnh lịch sử dân tộc, lễ hội Việt Nam h́nh thành rất sớm, từ khi chưa h́nh thành nhà nước, chưa có sự phaan chia giai cấp. Tuy vậy, có thể cho rằng, lễ hội xuất hiện khi xă hội loài người đạt tŕnh độ cao trong tổ chức đời sống xă hội. Cũng như các mặt hoạt động khác của đời sống con người, lễ hội từng bước h́nh thành, không ngừng biến đổi và hoàn thiện để phù hợp với sự phát triển của xă hội ở từng giai đoạn khác nhau của lịch sử. Từ thực tiễn cuộc sống, có thể thấy rằng lễ hội được h́nh thành từ các cơ sở được coi là nguồn gốc sau:
    - Do phong tục tập quán truyền thống của các địa phương truyền lại
    Những phong tục tập quán được truyền lại từ bao đời, chung đúc qua bao thế hệ và được truyền lại cho các thế hệ kế tiếp, luôn thể hiện một phần đạo lư “ uống nước nhớ nguồn-ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến các lễ hội truyền thống Việt Nam.Trong dân gian có câu: “Trống làng nào làng ấy đánh- Thánh làng nào làng ấy thờ”điều này vừa phản ánh, thể hiện yếu tố bản địa, mang tính địa phương, vừa tạo ra sự phong phú đa dạng của bức tranh văn hóa dân tộc. Những lễ hội dân gian diễn ra ở các làng xă thường gắn với kỷ niệm ngày sinh, ngày hóa của Thần Thành Hoàng làng –vị thần bản mệnh của địa phương. Cho nên, lệ làng- phép nước đă góp phone h́nh thành các lễ hội truyền thống. Lễ hội bắt nguồn từ trong cuộc sống lao động sản xuất và chiến đấu của người dân, đồng thời thể hiện sự phong phú đa dạng trong đời sống tôn giáo tín ngưỡng của một bộ phận dân cư trên một địa bàn cụ thể.
    Phong tục tập quán của mỗi vùng, miền là yếu tố quyết định việc tồn tại và phát triển các lễ hội truyền thống ở địa phương. Nó phản ánh và thể hiện nét đặc sắc của bản sắc văn hóa dân tộc của các địa phương vùng miền trong một lănh thổ quốc gia thống nhất.
    Chính điều đó thể hiện văn hóa Việt Nam là một nền văn hóa “thống nhất trong đa dạng” nó được h́nh thành bởi sự góp mặt của văn hóa 54 dân tộc anh em. Những phong tục tập quán của các địa phương, dân tộc vô cùng phong phú, đa dạng, mang sắc thái riêng tạo nên nét bản sắc của văn hóa. Có thể nói lễ hội ra đời trong lịch sử, tồn tại và vận hành cùng lịch sử, góp phần h́nh thành truyền thống, h́nh thành những thuần phong mỹ tục, tập quán, lối sống, nếp sống ở các địa bàn dân cư.
    - Do quy định của thể chế chính trị- xă hội đương thời
    Là một hoạt động văn hóa, lễ hội ra đời, tồn tại và phát triển trong môi trường xă hội nhất định. Trong từng thời điểm của lịch sử, môi trường xă hội nào cũng gắn với thể chế cính trị cầm quyền của giai đoạn đó. Do lễ hội là hoạt động văn hóa cóa tác động và ảnh hưởng sâu rộng tới các tầng lớp nhân dân nên các chính thể cầm quyền đều sử dụng nó như là một “ công cụ văn hóa đa năng” để phục vụ những mục đích quản lư, duy tŕ và điều hành hoạt động của đất nước, xă hội. V́ thế, hoạt động lễ hội diễn ra trước hết phục vụ cho mục đích trên của chính thể cầm quyền. Bên cạnh những lễ hội dân gian truyền thống, nhiều lễ hội được tổ chức nhằm chào mừng các sự kiện chính trị- quân sự -văn hóa xă hội nổi bật của từng giai đoạn, như các lễ hội chào mừng sự kiện lịch sử, đón nhận danh hiệu thi đua, lễ hội kỉ niệm, đánh dấu các mốc thời gian ra đời, các thành tựu đạt được của các cá nhân, tập thể của một cơ quan, đơn vị v.v
    - Do các mục tiêu phát triển kinh tế - văn hóa – xă hội đặt ra.
    Là một thành tố văn hóa có chứa dựng các nội dung và yếu tố văn hóa, kinh tế nên lễ hội được chính thể cầm quyền sử dụng, khai thác như là một tác động bổ trợ góp phần điều tiết và thúc đẩy xă hội theo những mục tiêu, định hướng phát triển của từng thời ḱ, giai đoạn khác nhau. Căn cứ vào t́nh h́nh xă hội, đất nước, từ thực trạng các ngành kinh tế, nhu cầu xă hội, cuộc sống đặt ra các cuộc triển lăm về thành tựu kinh tế, văn hóa, khoa học kĩ thuật như các hội chợ hàng Việt Nam chất lượng cao, hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống, các liên hoan du lịch lang nghề truyền thống của các địa phương v.v .Mỗi một giai đoạn có một mục tiêu phát triển khác nhau, từ đó lễ hội cũng được khai thác thông qua các h́nh thức mang tính đặc thù để phát huy thế mạnh vốn có của loại h́nh văn hóa- xă hội này.
    - Do nhu cầu vui chơi giải trí của các tầng lớp nhân dân trong xă hội.
    Nhu cầu vui chơi giải trí luôn đặt ra với con người mỗi khi có thời gian nhàn rỗi như sau thời ḱ lao động sản xuất coa liên quan đến mùa vụ, hoặc các nghề sản xuất khác. Người dân sau một thời gian sản xuất mệt nhọc, vất vả, căng thẳng muốn nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí, bù đắp năng lượng thiếu hụt đều có mong muốn và nhu cầu bổ sung nguồn năng lượng tiên hao, thiếu hụt thông qua việc tham gia các lễ hội. Ở đó họ được bù đắp, khám phá những điều mới mẻ, hấp dẫn khác của đời sống văn hóa mà họ chưa có. Nhu cầu này thường xuyên, liên tục đối với mỗi con người như một tất yếu để giải tỏa những ức chế, mệt mỏi trong cuộc sống, thu nạp năng lượng để bước vào cuộc sống mới. Quá tŕnh này chính là quá tŕnh “tích nạp năng lượng”, là sự bổ sung điều chỉnh để tự hoàn thiện ḿnh trong những điều kiện, hoàn cảnh mới.
    1.1.3- Tính chất và đặc điểm của lễ hội.
    Là một hoạt động văn hóa xă hội mang tính tổng thể, leex hội vừa biểu hiện tính đặc trưng vừa mang tính khái quát, nó phản ánh cơ sở ra đời và tồn tại trong những điều kiện khác nhau của đời sống xă hội. Đặc trưng của lễ hội được biểu hiện ở nhiều tính chất khác nhau, trước hết là:
    - Tính thời gian: tuân theo quy luật và bất quy luật.
    Bất cứ lễ hội nào cũng phải tồn tại trong thời gian và không gian của nó, không có lễ hội phi thời gian, không gian. Những lễ hội cổ truyền Việt Namthông thường là lễ hộ thường niên, diễn ra đều đặn hàng năm: xuân thu nhị ḱ, theo mùa vụ nông nghiệp, ngư nghiệp, lâm nghiệp. Nghi thức thờ cúng tổ tiên, thần thánh cũng theo những chu ḱ thời gian nhất định, thường là một năm vào ngày giỗ tổ nghề- tổ sư, ngày sinh ngày hóa của các nhân vật đă được thời gian và nhân dân “ thần hóa”. Xu hướng “hóa thần”, “hóa thánh” là một xu hướng phổ biến đă và đang diễn ra không ngừng trong suốt chiều dài lịch sử. Hiện tượng đó xẩy ra với những đối tượng vốn khi ra đời theo quan niệm dân gian: “ Gái tháng hai- Trai tháng tám”, nhân dân cho đó là những dịp có lợi cho sự ra đời và phát triển của con người ta, là dịp thuận lợi để sinh các anh hùng hào kiệt cũng bởi vậy mà lễ hội thường diễn ra vào mùa xuân.
    Một số lễ hội diễn ra theo định ḱ có thể 3 hoặc 5 năm cũng co khi dài hơn, ví như: Hội hát chèo ở Đan Phượng- Hà Tây, hội hát Dô ở 2 xă Tuyết Nghĩa và Liệp Tuyết- Quốc Oai- Hà Tây, v.v
    Với những lễ hội hiện đại có từ sau năm 1945 thường diễn ra trọng thể vào những năm mà số chỉ năm đó có đuôi thường là số 5 hoặc số 0.Ví dụ năm 2005, 2010 những kỉ niệm tṛn trăm năm,chục năm của các sự kiện chính trị, văn hóa của xă hội, đất nước.
    Lễ hội truyển thống Việt nam thường là cái mốc mở đầu- kết thúc và tái sinh của một chu tŕnh sản xuất, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp, do vậy người ta c̣n gọi đó là “ hội mùa”, “hội mùa của làng/ở làng” nó được thể hiện trên nhiều mặt:
    + Lễ hội thường diễn ra vào hai dịp: Mở đầu mùa vụ sản xuất nông, lâm, ngư nghịêp và các h́nh thức canh tác lao động sản xuất khác. Kết thúc mùa màng, người ta cũng tổ chức lễ hội để tạ ơn thần thánh, cầu mùa sau cho được thơn mùa trước.
    Trong lễ hội, người dân dùng những lễ vật là sản phẩm của mùa màng trên cánh đồng, ruộng vườn của họ hoặc những sản phẩm do nghề nghiệp của họ tạo ra để cúng Thánh- Thần.
    + Bám chặt đồng bằng, đô thị - Tiến về phương nam!
    Đặc trưng đó được biểu hiện trong suốt chặng đường phát triển của lịch sử. Đó là việc người dân đă trải qua hai h́nh thức canh tác truyền thống cơ bản, đó là việc chuyển từ h́nh thức canh tác “ Đao canh hỏa chủng” đốt nương làm rẫy canh tác “ Đao canh thủy nậu” –cấy trồng lúa nước. Nh́n vào tiến tŕnh vận động của lịch sử có thể thấy con người dù ở đâu, với vị thế nào cũng luôn có thái độ hành động và thái độ ứng xử khoa học với thiên nhiên, thần thánh và con người.
    Tuy nhiên, trong đời sống văn hóa cộng đồng đôi khi có một số lễ hội diễn ra không theo quy luật nào cả. Đó là các lễ hội được tổ chức gắn với đời sống chính trị xă hội của đất nước
    · Trong xă hội phong kiến, ngoài những lễ hội dân gian lễ hội thường được tổ chức nhân dịp các sự kiện đặc biệt
    · Mỗi khi có một sự kiện quân sự, chính trị trọng đại, nhà nước phong kiến thường tiến hành các lễ hội mừng chiến thắng ở kinh đô và các địa phương
    · Vào thời ḱ hiện đại, trong quá tŕnh xây dựng và bảo vệ tổ quốc, các sự kiện quân sự, chính trị nổi bật xảy ra mà vai tṛ tác động của nó có ảnh hưởng mạnh mẽ, sâu sắc đến đời sống xă hội đều được nhân dân các địa phương và cả nước mở hội chào mừng: lễ mừng quốc khánh 2-9, mừng chiến thắng 30/4, v.v
    - Tính địa phương/ địa điểm của các lễ hội( tính không gian của lễ hội.
    Lễ hội bao giờ cũng gắn với một địa điểm, một địa phương nhất định, do người dân ở khu vực đó tổ chức và trước hết dành cho nhân dân địa phương thẩm nhận và hưởng thụ những giá trị và lợi ích do lễ hội đem lại, sau đó mới dành cho du khách gần xa.
    Chủ nhân chủa lễ hội chính là nhân dân, họ là người sáng tạo, nuôi dưỡng và tổ chức lễ hội. Không có nhân dân lễ hội không có cơ sở ra đời và tồn tại. Mỗi lễ hội đều gắn với đời sống kinh tế, chính trị, xă hội của cư dân nơi đó. Ra đời, tồn tại và phát triển trong nhân dân, do vậy lễ hội bao giờ cũng mang bản sắc văn hóa dân tộc, vùng miền đặc sắc.
    Mỗi một địa phương có một lệ tục riêng, những lệ tục này chính là một phần của kho tàng bản sắc văn hóa truyền thống. Thông qua việc t́m hiểu lệ tục sẽ làm sáng rơ một phần lịch sử của địa phương trong tiến tŕnh lịch sử. Ở mỗi địa phương, không gian trung tâm của lễ hội truyền thống thường gắn với các công tŕnh di tích lịch sử văn hóa của nơi đó. Đó là không gian thiêng thường diễn ra ở trong khuôn viên những đ́nh- đền- chùa- miếu- từ đường- lăng tẩm v.v Trong đó, hầu hết các lễ hội làng đều diễn ra ở đ́nh làng. Đây là một trong những công tŕnh công cộng quan trọng nhất ở làng xă, nơi được coi là trung tâm hành chính- một “tiểu triều đ́nh” nơi thôn dă đồng thời là trung tâm tôn giáo tin ngưỡng, nơi thờ thần thành hoàng làng, người cha tinh thần, vị thần bản mệnh của làng xă dưới thời phong kiến. Ngôi đ́nh c̣n là trung tâm văn hóa xă hội, trung tâm văn hóa ẩm thực ở nông thôn làng xă Việt Nam trước Cách mạng tháng tám. Hệ thông di tích là những địa điểm mở hội, địa điểm đó thường được diễn ra ở các vị trí sau đây:
    + Nơi trước đây đă diễn ra một hay nhiều sự kiện lịch sử mà hệ quả của nó tác động và ảnh hưởng mạnh mẽ đến đời sống của của cư dân địa phương hay của cả quốc gia, dân tộc.
    + Nơi thờ tự các nhân vật lịch sử hay huyền thoại mà các nhân vật lịch sử này có vai tṛ ảnh hưởng to lớn trong đời sống xă hội, trong sự phát triển của địa phương hay toàn xă hội. Không những thế, những nhân vật đó c̣n có ảnh hưởng đến đời sống văn hóa tinh thần, tôn giáo tín ngưỡng của một bộ phận nhân dân. Họ trở thành những “anh hùng dân tộc”, “anh hùng văn hóa” trong đời sống nhân dân, được nhân dân biết ơn, thờ phụng.
    + C̣n những lễ hội hiên đại thường diễn ra ở các thành phố lớn, các trung tâm đô thị, trung tâm hành chính,chính trị văn hóa xă hội của các địa phương và đặc biệt thường diễn ra với quy mô lớn, hoành tráng, ở thủ đô Hà Nội.
    - Tính h́nh thức đối ứng của lễ hội.
    Là một hoạt động ra đời từ trong cuộc sống sinh hoạt của người dân, lễ hội trở thành một hoạt động văn hóa tổng hợp mang tính khái quát cao của con người. Lễ hội là một hoạt động văn hóa mang tính tập thể, thể hiện mối quan hệ giữa các cá nhân với cá nhân, cá nhân với cộng đồng, cộng đồng này với cộng đồng khác. Nhưng trước hết, hoạt động lễ hội thể hiện mối quan hệ ứng xử giữa con người với các thế lực siêu nhiên, đó là các thần thánh. Đây là các đối tượng thờ cúng phổ biến ở tất cả các địa phương, khu vực. Lễ hội c̣n là sự mối quan hệ ứng xử của con người với môi trường tự nhiên và môi trường xă hội ở nơi họ sinh sống.
    Tính đối ứng của lễ hội c̣n thể hiện qua các hoạt động diễn xướng dân gian diễn ra trong lễ hội. Diễn xướng dân gian là các h́nh thái sinh hoạt văn nghệ của nhân dân, do chính họ sáng tạo nên, không bị ảnh hưởng và chi phối của các triều đ́nh phong kiến trong lịch sử hay sự chỉ đạo của nhà nước và các đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp hiên nay.
    - Những tính chất mang nội dung của xă hội.
    Lễ hội trước hết mang tính tưởng niệm các bậc tiền nhân: tưởng niệm về những anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa, lịch sử, những người có công với dân với nước. Với người dân ở các làng xă, nông thôn Việt Nam, vị thần cơ bản được nhân dân thờ phụng là thần Thành Hoàng làng, đây được coi la vị thần bản mệnh của làng xă. Nội dung của bất ḱ lễ hội truyền thống nào cũng mang tính cộng đồng cao, trong đó chứa cả cộng cảm và cộng mệnh.( Cộng cảm là thể hiện có chung thái độ, t́nh cảm của các cá nhân và cả tập thể trong ứng xử văn hóa với tự nhiên, thần thánh và con người. Cộng mệnh là sự thờ phụng, mong ước và đón nhận ân điển của thánh thần ban cho các cá nhân và tập thể của cả cộng đồng ấy. Tính cộng đồng của lễ hội c̣n được gọi là tính quần thể,thể hiện ở số rất đông người tham dự các hoạt động của lễ hội với đầy đủ các tầng lớp người trong xă hội ở tai địa phương đó và từ các địa phương khác tới tham dự lễ hội. Có thể khẳng định: không có tính cộng đồng – quần thể, không trở thành và không tạo nên lễ hội.
    Trong xă hội bao giờ cũng thấm đượm tinh thần dân chủ và nhân bản sâu sắc, dù là người tổ chức hay là người tham dự lễ hội hoặc cương vị nào khác cũng đều b́nh đẳng trước thánh thần và b́nh đẳng với nhau trong tư cách người tham gia, người chủ chịu trách nhiệm với chính ḿnh trước những hoạt động của xă hội hay các hoạt động tâm linh của ḿnh. Xét dưới góc độ này, lễ hội truyền thống Việt Nam vừa có tính chất giải trí vừa có tính chất tín ngưỡng, nó thể hiện hai mối quan hệ đối ứng của con người: mối quan hệ với người và mối quan hệ với thần. Dung lượng giải trí nhiều hay ít là tùy thuộc vào tính chất của từng lễ hội, tùy thuộc vào tính chất của nhân vật hay sự kiện thờ cúng. Ngoài ra chúng c̣n phụ thuộc vào khả năng, điều kiện của từng địa phương về mọi mặt ở vào thời điểm trước va trong khi mở hội.
    Trong lễ hội, những hoạt động diễn ra bao giờ cũng thể hiện tính tập trung triệt để và phổ quát rộng răi. Đến với lễ hội, con người không chỉ có ước vọng giao cảm, giao ḥa với siêu nhiên-tự nhiên mà hơn hết họ muốn gaio ḥa và hội nhập với đồng loại. Sự giao lưu đó vừa mang tính tập trung, vừa mang tính lan tỏa. Các hoạt động trong lễ hội thể hiện tính duy lí chặt chẽ, duy t́nh nhân bản và duy linh sâu sắc. Người Việt Nam vốn có ḷng nhân ái, bao dung với cả kẻ thù của ḿnh. Điều đó thể hiện rơ qua việc thờ cúng của nhân dân tại các di tích và lễ hội giỗ trận Đống Đa ngày mùng 5 tháng giêng âm lịch kỉ niệm chiến thắng mùa xuân năm kỉ dậu 1789 của quân dân ta với quân Thanh, đồng thời giỗ trận cho những kẻ xâm lược bỏ ḿnh nơi chiến trận.
    Lễ hội truyền thống là một giá trị văn hóa lớn trong đời sống truyền thống và hiên đại của dân tộc. Đương nhiên trong đó luôn chứa đựng những giá trị văn hóa tiêu biểu và là một hiện tượng mang tính trội. Lễ hhoij trước hết mang tính tự quản, đồng thời thể hiện tinh thần tự chủ, nội dung nhân bản đó chính là những giá trị vân hóa mà bất ḱ lễ hội nào cũng đều hàm chứa. Trong các lễ hội, mọi hoạt động dù diễn ra với quy mô thế nào đều thể hiện tính hoành tráng: Đây cũng là đặc điểm nổi bật của lễ hội truyền thống Việt Nam, bởi lễ hội là một hoạt động văn hóa tập thể, phản ánh tâm sức, tài nghệ của cả cộng đồng người, phục vụ cho mọi người. Do vậy nó luôn diễn ra trong mottj không gian và thời gian lớn hơn thường nhật của địa phương đó. Tính hoành tráng thể hiện qua quy mô, tŕnh tự của các hoạt động trong lễ hội như các buổi tế, lễ, rước, các hoạt động văn hóa diễn ra trong thời gian và không gian lễ hội. Một trong những mục đích của lễ hội là biểu dương và tôn vinh, do vậy tính hoành tráng của lễ hội chính là nhằm mục đích biểu dương và tôn vinh ấy.
    Bên cạnh những tính chất thể hiện nội dung kể trên, lễ hội c̣n thể hiện tính biểu dương và hiệu triệu quần chúng nhân dân. Đây chính là hệ quả của các nội dung kể trên, lễ hội chính là dịp thể hiện sức mạnh cộng đồng trên đầy đủ các b́nh diện. Mọi hoạt động diễn ra trong lễ hội đều thể hiện tính cố kết cộng đồng, mang tính biểu trưng nhằm biểu dương, kêu gọi, tập hợp quần chúng nhân dân trong một “ ṿng tay lớn”, bày tỏ và thể hiện t́nh nhân ái, bao dung qua những câu tục ngữ, ca dao, dân ca h́nh thành và lưu truyền trong đời sống nhân dân:
    “ Nhiễu điều phủ lấy giá gương,
    Người trong một nước phải thương nhau cùng”
    Nh́n chung, nội dung và bản chất của các lễ hội truyền thống Việt Nam đều thể hiện mục đích hướng thiện- cầu an.
     
Đang tải...