Tiến Sĩ Lễ hội truyền thống của người Cao Lan ở Tuyên Quang

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 22/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận án tiến sĩ năm 2013
    Đề tài: Lễ hội truyền thống của người Cao Lan ở Tuyên Quang
    Định dạng file word


    MỤC LỤC
    MỞ ĐẦU 1
    1. Tính cấp thiết của đề tài 1
    2. Mục tiêu nghiên cứu. 2
    3. Đối tượng, phạm vi và địa bàn nghiên cứu. 3
    4. Nguồn tư liệu của luận án. 5
    5. Đóng góp của luận án. 6
    6. Cấu trúc của luận án. 6
    Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ THUYẾT, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ KHÁT QUÁT VỀ NGƯỜI CAO LAN 7
    1.1.Tổng quan tình hình nghiên cứu. 7
    1.1.1.Tổng quan nghiên cứu về người Cao Lan ở Việt Nam 7
    1.1.2. Tổng quan nghiên cứu về lễ hội và lễ hội của người Cao Lan. 13
    1.2. Cơ sở lý thuyết 17
    1.2.1. Một số khái niệm cơ bản. 17
    1.2.2. Hướng tiếp cận. 21
    1.2.3. Lý thuyết nghiên cứu. 21
    1.3. Phương pháp nghiên cứu. 24
    1.4. Khái quát về người Cao Lan ở Việt Nam và tỉnh Tuyên Quang. 25
    1.4.1. Một số đặc điểm về dân số và địa bàn cư trú. 25
    1.4.2. Một số đặc điểm về kinh tế. 28
    1.4.3. Một số đặc điểm về văn hoá vật chất 30
    1.4.4. Một số đặc điểm về văn hoá xã hội 33
    1.4.5. Một số đặc điểm về văn hoá tinh thần. 36
    Tiểu kết chương 1. 45
    Chương 2: CÁC LỄ HỘI Ở ĐÌNH VÀ NGOÀI ĐÌNH CỦA NGƯỜI CAO LAN 47
    2.1. Các lễ hội ở đình. 47
    2.2.1. Lễ hội đình Giếng Tanh, xã Kim Phú, huyện Yên Sơn. 47
    2.2.2. Lễ hội đình làng Minh Cầm, xã Đội Cấn, huyện Yên Sơn. 62
    2.2.3. Lễ hội đình làng Mãn Hoá, xã Đại Phú, huyện Sơn Dương. 78
    2.2.4. So sánh lễ hội đình làng của người Cao Lan ở điểm nghiên cứu. 80
    2.3. Các lễ hội ngoài đình. 81
    2.3.1. Lễ hội ngoài đình của người Cao Lan ở xã Kim Phú. 81
    2.3.2. Lễ hội ngoài đình của người Cao Lan ở xã Đội Cấn. 83
    2.3.3. Lễ hội ngoài đình của người Cao Lan ở xã Đại Phú. 90
    2.4. Các lễ hội đình làng của người Cao Lan ở các địa phương khác. 91
    2.4.1. Lễ hội đình làng Ngọc Tân, xã Ngọc Quang, huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ 91
    2.4.2. Lễ hội xuống đồng ở Xóm Mới, xã Quang Yên, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc 96
    Tiểu kết chương 2. 104
    Chương 3: CÁC GIÁ TRỊ LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI CAO LAN Ở TUYÊN QUANG TRONG BỐI CẢNH MỚI 106
    3.1. Bối cảnh mới và quan điểm bảo tồn, phát huy các giá trị của lễ hội truyền thống 106
    3.1.1. Bối cảnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập. 106
    3.1.2.Quan điểm của Đảng, Nhà nước và tỉnh Tuyên Quang về bảo tồn và phát huy các giá trị của lễ hội truyền thống. 108
    3.2. Các giá trị lễ hội của người Cao Lan trong bối cảnh hiện nay. 114
    3.2.1. Giá trị văn hoá. 114
    3.2.2. Giá trị lịch sử. 116
    3.2.3. Giá trị kinh tế. 117
    3.2.4. Giá trị xã hội trong đời sống đương đại 118
    3.3. Biến đổi của lễ hội truyền thống. 119
    3.3.1. Biến đổi về không gian và hình thức tổ chức lễ hội 119
    3.3.2. Biến đổi của các nghi lễ và các trò chơi 122
    3.3.3. Biến đổi trong nhận thức về vị trí, vai trò của lễ hội trong đời sống cộng đồng 124
    3.4. Một số giải pháp phát huy các giá trị lễ hội truyền thống của người Cao Lan 125
    3.4.1. Nhóm giải pháp về chính sách. 126
    3.4.2. Nhóm giải pháp về kinh tế - xã hội 129
    3.4.3. Nhóm giải pháp về văn hoá. 130
    3.4.4. Tiếp tục đẩy mạnh sưu tầm, nghiên cứu. 131
    Tiểu kết chương 3. 131
    Chương 4: KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 133
    4.1. Vai trò của lễ hội trong đời sống tinh thần của cộng đồng người Cao Lan. 133
    4.2. Phát huy các giá trị của lễ hội truyền thống phục vụ phát triển. 136
    4.3. Vai trò của cộng đồng người Cao Lan trong quản lý lễ hội 142
    Tiểu kết chương 4. 145
    KẾT LUẬN 147
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 152
    PHỤ LỤC 162


    MỞ ĐẦU1. Tính cấp thiết của đề tàiLễ hội truyền thống là một sinh hoạt văn hoá cộng đồng không thể thiếu trong đời sống tinh thần của dân tộc Việt Nam. Lễ hội là dịp bày tỏ sự tôn vinh, tưởng niệm những người đã được cộng đồng suy tôn, bao gồm các vị nhân thần, thiên thần và cả những hiện tượng tự nhiên - xã hội khác.
    Lễ hội chứa đựng các giá trị văn hoá truyền thống đã được chắt lọc, kết tinh qua nhiều thế hệ như lối sống, phong tục tập quán, tôn giáo, tín ngưỡng, văn hoá nghệ thuật . Các giá trị ấy có tác động sâu sắc đến việc hình thành cốt cách, tình cảm, diện mạo văn hoá của cộng đồng, là những thành tố quan trọng cấu thành nền văn hoá truyền thống Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc.
    Nhiều năm qua, lễ hội truyền thống ở Việt Nam đã trải qua những bước thăng trầm: có khi lắng xuống, có khi lại phát triển ồ ạt, thiếu tính tổ chức. Trong những nguyên nhân của thời kỳ lắng xuống ấy có thể kể đến những nguyên nhân khách quan như chiến tranh hay kinh tế đất nước còn nhiều khó khăn; trong những nguyên nhân chủ quan phải kể đến việc nhận thức và cách thức quản lý của các nhà quản lý văn hóa - xã hội; có lúc người ta coi tổ chức lễ hội là một sự lãng phí, tốn kém tiền của của nhân dân, là mê tín dị đoan nên đã đưa ra những quyết định quản lý lễ hội nặng về cấm đoán hành chính, thiếu căn cứ khoa học. Chính vì thế, nhiều lễ hội truyền thống không được vận hành theo đúng qui luật của văn hóa, nhiều giá trị văn hóa đặc sắc của lễ hội theo đó cũng bị mai một dần.
    Trong những năm gần đây, tình hình dường như có xu hướng ngược lại, lễ hội phát triển ồ ạt, không được định hướng một cách có tổ chức, khoa học và nhiều yếu tố ngoại lai đã xuất hiện trong lễ hội. Các nhà quản lý văn hóa đã nhận thức rõ hơn về lễ hội và coi lễ hội là nhu cầu thực sự, khách quan của nhân dân; nhu cầu này cần phải được thoả mãn một cách chính đáng. Tuy nhiên, họ lại phải đứng trước một tình huống quản lý không hề đơn giản: không thể đưa ra những quyết định cấm như thời kỳ trước đây, nhưng cũng chưa thể đưa ra những quyết định khác có thể định hướng, điều chỉnh tình trạng phát triển ồ ạt của lễ hội hiện nay.
    Văn hoá của người Cao Lan ở Tuyên Quang, trong đó có lễ hội truyền thống đã có từ lâu đời, trở thành một bộ phận không thể tách rời của văn hoá các dân tộc ở Việt Nam. Những giá trị văn hoá trong lễ hội đã hình thành nên cốt cách tình cảm, diện mạo của cộng đồng người Cao Lan. Những lễ hội ấy được lưu truyền từ đời này sang đời khác, trải qua những thăng trầm biến động của lịch sử, được chắt lọc, bổ sung trở thành bản sắc văn hoá rất riêng của người Cao Lan. Việc nhận diện đầy đủ và nghiên cứu chuyên sâu, có hệ thống về lễ hội truyền thống của người Cao Lan ở Tuyên Quang sẽ góp phần làm cho bản sắc văn hoá Việt Nam càng thêm rõ nét “đa dạng và thống nhất, thống nhất trong đa dạng”.
    Thông qua việc nghiên cứu lễ hội truyền thống của người Cao Lan ở Tuyên Quang, luận án còn cung cấp những luận cứ khoa học, giúp các cấp chính quyền địa phương nhận rõ những giá trị đích thực của nó để có hướng bảo tồn, kế thừa và phát huy một cách phù hợp các giá trị văn hoá truyền thống nhằm phục vụ việc xây dựng đời sống văn hoá lành mạnh ở cơ sở. Đồng thời góp phần vào việc xây dựng, phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trong bối cảnh đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế hiện nay.
    Với những lý do trên, chúng tôi chọn Lễ hội truyền thống của người Cao Lan ở tỉnh Tuyên Quang làm đề tài luận án tiến sĩ Nhân học văn hoá của mình.
    2. Mục tiêu nghiên cứu- Trên cơ sở tập hợp, khảo tả và phân tích các tư liệu, luận án tập trung làm rõ những đặc điểm cùng những giá trị văn hoá trong lễ hội truyền thống của người Cao Lan.
    - Chỉ ra những biến đổi của lễ hội truyền thống của người Cao Lan trong quá trình giao lưu, tiếp biến văn hoá với các tộc người khác cùng cư trú trong vùng.
    - Bước đầu so sánh những tương đồng và khác biệt trong lễ hội truyền thống của người Cao Lan giữa các địa phương trong và ngoài tỉnh Tuyên Quang.
    - Góp phần cung cấp cơ sở khoa học cho việc bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa của lễ hội truyền thống, đồng thời đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy các giá trị văn hóa của lễ hội truyền thống Cao Lan trong bối cảnh phát triển và hội nhập.
    3. Đối tượng, phạm vi và địa bàn nghiên cứu3.1. Đối tượng nghiên cứu của luận án
    - Luận án đi sâu tìm hiểu các loại hình lễ hội, những biến đổi của lễ hội truyền thống của người Cao Lan ở một số địa phương trong tỉnh Tuyên Quang.
    3.2. Phạm vi nghiên cứu của luận án
    - Phạm vi nghiên cứu là lễ hội truyền thống của người Cao Lan ở Tuyên Quang, trong đó chú trọng nghiên cứu bối cảnh không gian, diễn biến và những biến đổi của lễ hội. Nghiên cứu lễ hội theo lịch đại và đồng đại để thấy rõ những nét đặc trưng, các giá trị văn hoá, xã hội của lễ hội cả trong truyền thống và hiện nay.
    3.3. Địa bàn nghiên cứu
    Luận án chọn địa bàn nghiên cứu chính là tỉnh Tuyên Quang. Vì Tuyên Quang là tỉnh có người Cao Lan cư trú đông nhất trong cả nước và nhiều lễ hội truyền thống của người Cao Lan vẫn còn duy trì cho đến ngày nay.
    Nghiên cứu được tập trung thực hiện tại hai huyện có người Cao Lan cư trú tập trung nhất: Yên Sơn và Sơn Dương.
    - Huyện Yên Sơn
    + Làng Giếng Tanh, xã Kim Phú: Làng Giếng Tanh, nơi có lễ hội đình Giếng Tanh nổi tiếng của người Cao Lan vẫn được duy trì cho đến ngày nay.
    Địa bàn nghiên cứu chủ yếu của luận án là làng Giếng Tanh, xã Kim Phú. Xã Kim Phú có số dân là 8.250 người, với 1.970 hộ trong đó người Cao Lan là 6.325 người, chiếm gần 12% so với tổng số 54.095 người Cao Lan có mặt tại Tuyên Quang. Người Cao Lan ở Kim Phú sống thành từng thôn, cả xã có 22 thôn, trong đó một số thôn chủ yếu là người Cao Lan, rất ít các dân tộc khác sống xen kẽ. Mặc dù chỉ cách thành phố Tuyên Quang 7km, nhưng Kim Phú không bị ảnh hưởng của lối sống đô thị. Kim Phú được coi là nơi đầu tiên người Cao Lan đến sinh sống ở Tuyên Quang và làng Giếng Tanh được coi là nơi đầu tiên người Cao Lan đặt chân đến Tuyên Quang. Hiện nay, 100% các gia đình trong làng đều là người Cao Lan và lễ hội ở đình làng Giếng Tanh luôn thu hút được đông đảo người Cao Lan và các dân tộc khác trong vùng đến dự.
    + Làng Minh Cầm, xã Đội Bình: Làng Minh Cầm với lễ hội đình làng Thiên Cầm đang có xu hướng được phục hồi và phát triển.
    Làng Minh Cầm, xã Đội Bình, huyện Yên Sơn cách thành phố Tuyên Quang 15 km về hướng Tây – Nam, có dân số 7.639 người, chủ yếu là người Kinh và người Cao Lan. Người Cao Lan có 1.864 người, cư trú tập trung tại 3 làng, kinh tế chủ yếu là làm nông nghiệp. Làng Minh Cầm hiện nay vẫn còn lưu giữ được đình làng và các lễ hội đình làng truyền thống của người Cao Lan.
    - Huyện Sơn Dương
    + Làng Mãn Hóa, xã Đại Phú: Trên địa bàn làng Mãn Hoá, lễ hội đình làng đã từng diễn ra trong lịch sử, nhưng từ sau năm 1975, do nhiều yếu tố chủ quan và khách quan, lễ hội đình làng Mãn Hoá không được duy trì cho đến ngày nay.
    Xã Đại Phú, huyện Sơn Dương cũng là địa bàn cư trú lâu đời của người Cao Lan. Mặc dù các lễ hội truyền thống không còn được tổ chức như ở làng Giếng Tanh, xã Kim Phú, nhưng người Cao Lan ở Đại Phú vẫn giữ được nhiều nét đặc trưng trong phong tục tập quán. Dân số của xã là 10.014 người, trong đó người Cao Lan có 6.550 người. Xã Đại Phú tuy không còn đình làng nhưng nhiều nét sinh hoạt văn hóa truyền thống của người Cao Lan vẫn còn được lưu giữ.
    Ngoài Tuyên Quang, Luận án còn nghiên cứu lễ hội của người Cao Lan ở làng Ngọc Tân, xã Ngọc Quang, huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ và xã Quang Yên, huyện Sông Thao, tỉnh Vĩnh Phúc.
    Làng Ngọc Tân với 100% người Cao Lan, nằm cách Quốc lộ 70 đi Yên Bái 2km. Làng vẫn còn giữ được ngôi đình được xây dựng từ năm 1880. Lễ hội đình làng Ngọc Tân vẫn được tổ chức hàng năm. Nhiều phong tục tập quán của người Cao Lan ở Ngọc Tân vẫn còn được duy trì.
    - Quang Yên là xã miền núi của huyện Sông Lô, giáp huyện Sơn Dương của tỉnh Tuyên Quang. Người Cao Lan ở Quang Yên có 370 hộ, 1450 nhân khẩu, chiếm 25% dân số toàn xã, cư trú tập trung ở 4 thôn: Xóm Mới (Bản Mo), Đồng Dong, Đồng Dạ, Đồng Găng. Hoạt động kinh tế chủ yếu của người Cao Lan là làm nông nghiệp. Đình của người Cao Lan chỉ còn ở thôn Xóm Mới thờ Thành hoàng làng làng và 5 vị tướng. Các sinh hoạt truyền thống của người Cao Lan trong vùng chủ yếu vẫn diễn ra ở đình làng Xóm Mới.
    4. Nguồn tư liệu của luận ánNguồn tư liệu sử dụng trong luận án chủ yếu là tài liệu điền dã do tác giả luận án thu thập tại địa bàn nghiên cứu. Tác giả đã kế thừa một phần nội dung luận văn Thạc sĩ đã hoàn thành từ năm 2003. Trong thời gian thực hiện luận án, tác giả đã tiến hành khảo sát nhiều đợt, ở nhiều địa bàn khác nhau để tìm hiểu, nghiên cứu về lễ hội của người Cao Lan tại các địa phương của tỉnh Tuyên Quang và tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc.
    Bên cạnh đó, tác giả luận án còn sử dụng các nguồn tài liệu thứ cấp như các văn bản về chủ trương, chính sách bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của lễ hội truyền thống; các số liệu thống kê của Trung ương và địa phương; các tài liệu về kinh tế - xã hội của tỉnh Tuyên Quang. Ngoài ra, tác giả còn thừa kế kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học về dân tộc Sán Chay và người Cao Lan đã công bố.
    5. Đóng góp của luận án- Luận án là công trình nghiên cứu chuyên sâu về lễ hội truyền thống của người Cao Lan nhằm góp phần làm rõ diện mạo và sắc thái văn hoá địa phương của người Cao Lan ở tỉnh Tuyên Quang.
    - Luận án bước đầu xác định những đặc trưng cơ bản trong lễ hội truyền thống của người Cao Lan cũng như những biến đổi của nó, từ đó rút ra những giá trị văn hóa của lễ hội và đề xuất các giải pháp nhằm bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa của lễ hội trong bối cảnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và xây dựng nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc.
    - Luận án góp phần cung cấp cơ sở khoa học cho việc hoạch định chính sách nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống trong lễ hội của người Cao Lan phục vụ công cuộc phát triển hiện nay.
    6. Cấu trúc của luận ánNgoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, Luận án có 4 chương, gồm:
    Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý thuyết, phương pháp nghiên cứu và khái quát về người Cao Lan
    Chương 2: Các lễ hội ở đình và ngoài đình của người Cao Lan
    Chương 3: Phát huy vai trò của lễ hội truyền thống người Cao Lan ở Tuyên Quang trong bối cảnh mới
    Chương 4: Kết quả và bàn luận


    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    1. Alessandro Falassi (2005), “Lễ hội”, in trong cuốn Folklore một số thuật ngữ đương đại, Ngô Đức Thịnh - Frank Proschan (Chủ biên), Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội. tr. 130-140.
    2. A.Schultz, E.& H.Lavenda, R. (2001), Nhân học. Một quan điểm về tình trạng nhân sinh, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
    3. Toan Ánh (1992), Tìm hiểu phong tục Việt Nam, nếp cũ, tết, lễ, hội hè, Nxb Thanh niên, Hà Nội.
    4. Ban chỉ đạo Trung ương (2002), Kỷ yếu hội nghị sơ kết phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” các tỉnh phía Bắc, Hà Nội.
    5. Beverly J. Stoeltje (2005), “Lễ hội”, in trong cuốn Folklore một số thuật ngữ đương đại, Ngô Đức Thịnh - Frank Proschan (Chủ biên), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, tr. 141-153.
    6. Nguyễn Chí Bền (1993), Tín ngưỡng và mê tín trong lễ hội truyền thống, in trong cuốn Hội nghị - hội thảo về lễ hội, Vụ Văn hoá quần chúng và Thư viện xuất bản, Hà Nội, tr. 82-107.
    7. Nguyễn Chí Bền (Trưởng ban tuyển chọn) (2000), Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam, Nxb Văn hóa dân tộc và Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, Hà Nội.
    8. Nguyễn Chí Bền (2001), Nhìn lại tình hình sưu tầm nghiên cứu lễ hội cổ truyền Việt Nam trong thế kỷ XX, trong Một thế kỷ sưu tầm, nghiên cứu văn hóa văn nghệ dân gian, Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội, tr. 292-323.
    9. Bonifacy A . (1902), Une mission chez les Mans D’octobre 1901 à la fin de Janvier, p.74.
    10. Bonifacy A , (1905), Monographie des Mans Cao Lan, Revue Indochinoise, N 13, 15/7/1905, p.899 – 928.
    11. Bộ Văn hóa - Thông tin (1993). Hội nghị – hội thảo về lễ hội, Vụ Văn hoá quần chúng và Thư viện xuất bản, Hà Nội.
    12. Bộ Văn hóa - Thông tin (1998), Một số giá trị văn hóa cổ truyền với đời sống văn hóa ở cơ sở nông thôn hiện nay, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội.
    13. Bộ Văn hóa – Thông tin (1999), Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc: Thực tiễn và giải pháp, Văn phòng Bộ Văn hoá - Thông tin, Báo Văn hoá, Tạp chí Văn hoá nghệ thuật xuất bản, Hà Nội.
    14. Bộ Văn hóa - Thông tin (2000), Điển hình xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở, Bộ Văn hóa - Thông tin xuất bản, Hà Nội.
    15. Bộ Văn hoá – Thông tin (2001), Quy chế tổ chức lễ hội (ban hành kèm theo Quyết định cố 39/2001/QĐ- BVH-TT ngày 23 tháng 8 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Văn hoá – Thông tin
    16. Bộ Văn hoá - Thông tin (2002), Tài liệu hội nghị sơ kết công tác quản lý và tổ chức lễ hội năm 2002, Việt Trì.
    17. Bộ Văn hóa - Thông tin (2003), Kỷ yếu tổng kết công tác văn hóa thông tin 2002, Hà Nội.
    18. Bộ Văn hóa - Thông tin (2003), Đề cương văn hoá Việt Nam 1943: Những giá trị tư tưởng - văn hoá, Viện Văn hoá - Thông tin và Văn phòng Bộ xuất bản, Hà Nội.
    19. Bộ Văn hóa - Thông tin (2004), 60 năm đề cương văn hoá Việt Nam (1943-2003), Viện Văn hoá - Thông tin xuất bản, Hà Nội.
    20. Bộ Văn hoá - Thông tin (2012), Công điện số 234 của Bộ trưởng Bộ Văn hoá,Thể thao và Du lịch về công tác tổ chức lễ hội năm 2012, Hà Nội.
    21. Bộ Văn hoá –Thể thao và Du lịch (2012), Hội đồng di sản văn hoá quốc gia, Lễ hội – nhận thức, giá trị và giải pháp quản lý, Kỷ yếu hội thảo khoa học, Hà Nội
    22. Ma Khánh Bằng (1983), Người Sán Dìu ở Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...