MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài dân tộc Việt Nam luôn tự hào về hàng ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước. Trong suốt chiều dài lịch sử đó, với bao biến đổi thăng trầm đã đúc kết lại thành một nền văn hóa Việt Nam đậm đà bản sắc. Trong đó, không thể không nhắc đến lễ hội - một nét sinh hoạt văn hóa dân gian. Đây cũng là thành tố quan trọng góp phần tạo nên bức tranh văn hóa đa dạng trong thống nhất của dân tộc Việt Nam. Lễ hội không chỉ là loại hình văn hóa dân gian mà còn là nguồn tài nguyên du lịch nhân văn có vai trò quan trọng, là vật hút của ngành du lịch. Hiện nay, nhiều địa phương trong cả nước đã và đang vận dụng nguồn tài nguyên nhân văn này đưa vào hoạt động du lịch, góp phần không nhỏ vào việc thúc đẩy nền kinh tế phát triển và nâng các lễ hội lên tầm cao mới. Theo thống kê năm 2004 của Cục Văn hóa Thông tin cơ sở và Bộ Văn hóa Thông tin, cả nước có 8902 lễ hội lớn nhỏ và được phân bố rộng khắp. Ở địa phương nào cũng có lễ hội đặc trưng tiêu biểu của mình. Nằm ở phía tây tỉnh Thanh Hoá, Thọ Xuân là vùng đất “địa linh nhân kiệt” có vị thế chiến lược trọng yếu trong sự nghiệp đấu tranh dựng nước và giữ nước tỉnh Thanh nói riêng, cả nước nói chung. Nơi đây không chỉ sản sinh ra những con người kiệt suất cho dân tộc như: Lê Hoàn, Lê Lợi, Chúa Trịnh, Chúa Nguyễn, mà còn là nơi lưu giữ nhiều giá trị văn hóa độc đáo, điển hình là các lễ hội truyền thống của địa phương gắn liền với các vị vua của dân tộc và văn nghệ dân gian của con người, mảnh đất nơi đây. Tuy nhiên, việc tổ chức lễ hội ở đây mới chỉ dừng lại ở quy mô là những lễ hội dân gian mang ý nghĩa văn hóa thuần túy, mà chưa có sự mở rộng hoạt động của các lễ hội thành vật hút của ngành du lịch, hay có cũng chỉ làm một cách hời hợt. Bên cạnh đó, vẫn chưa có sự kết hợp giữa các lễ hội nơi đây với những tài nguyên du lịch khác của địa phương để phát triển mạnh mẽ hoạt động du lịch. Hay nói cách khác, việc sử dụng tài nguyên văn hóa - lễ hội đưa vào khai thác trong du lịch của huyện Thọ Xuân còn hạn chế, chưa thực sự được chú trọng. Xuất phát từ thực tế đó, tôi chọn đề tài “Lễ hội ở huyện Thọ Xuân -Thanh Hóa với việc phát triển du lịch địa phương”, làm báo cáo khóa luận tốt nghiệp ra trường của mình, nhằm góp công sức nhỏ bé của mình vào việc giới thiệu, bảo tồn và khai thác những giá trị văn hóa của lễ hội để phát triển du lịch của địa phương. 2. lịch sử nghiên cứu vấn đề Nhiều người từ lâu đã biết đến Thọ Xuân với những vị anh hùng của dân tộc như Lê Lợi, Lê Hoàn, với những di tích Lam Kinh, đền thờ Lê Hoàn, hay những trò diễn xướng dân gian xưa kia dùng để tiến vua, và gắn liền là hệ thống lễ hội đặc sắc và phong phú. Tuy nhiên, chúng ta chủ yếu mới chỉ có những bài viết nghiên cứu đơn lẻ từng lễ hội mà vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu tổng quát về các lễ hội và đưa ra những định hướng phát triển du lịch cụ thể cho các lễ hội của huyện. Trong “Non nước Việt Nam”, tác giả Vũ Thế Bình có đề cập đến Lễ hội Lam Kinh ở Thanh Hóa và vẫn chưa đi sâu nghiên cứu xem hoạt động du lịch của lễ hội như thế nào và cũng chưa có sự liên hệ với các lễ hội khác để xây dựng nên hệ thống lễ hội phục vụ du lịch trên địa bàn huyện Thọ Xuân. Về các lễ hội ở huyện Thọ Xuân cũng có khá nhiều bài viết của các cá nhân, cơ quan văn hóa đăng trên các trang báo điện tử nhưng hết sức sơ lược, ngắn gọn như: Lễ hội Lê Hoàn có các bài viết như: Đỗ Phương Thảo với “Lễ hội Lê Hoàn và huyền thoại về ông vua trọng nông” (kinhtenongthon.com.vn); tác giả hoabovai với “Lễ hội Lê Hoàn - âm vang tiếng gọi cội nguồn” (tuoitrethanhhoa.com); hay “Lễ Hội Lê Hoàn ở Thanh Hoá” (slpc.wordpress.com); Viết về lễ hội Lam Kinh có: Đỗ Như Chung với Lễ hội Lam Kinh từ lễ hội cung đình đến lễ hội dân gian”; Thiên Lam với “Lễ hội Lam Kinh mang đậm nét văn hoá thời Lê” (tin247.com); Lễ hội Xuân Phả cũng có những bài viết như: “Trò Xuân Phả những điệu múa mặt nạ dị kỳ” (viettems.com) của Huy Thông (2009); “Lễ hội Làng Xuân Phả” (2008), (thanhhoafc.net/forum/showthread.php?t=4700); “Phục dựng lễ hội Xuân Phả/Video” (viettems.com) của Bùi Quang Thắng (2010); Tuy nhiên, những bài viết này chỉ tiến hành mô tả khái quát lại các lễ hội, mà không đi sâu vào phân tích những ý nghĩa, vai trò của từng lễ hội, không đánh giá tiềm năng du lịch của từng lễ hội ở mỗi địa phương. Mặc dù vậy, đây cũng là những nguồn tài liệu tham khảo quan trọng để chúng tôi tiến hành nghiên cứu và hoàn thành đề tài khóa luận tốt nghiệp này. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Khi nhắc đến lễ hội ở huyện Thọ Xuân - Thanh Hóa người ta chỉ biết đến một số lễ hội mang tầm quốc gia như Lễ hội Lam Kinh mà không biết đến những lễ hội khác như: Lễ hội Lê Hoàn, lễ hội làng Xuân Phả, là những lễ hội cũng có nhiều giá trị đang được bảo tồn và có thể phát triển du lịch. Do đó, khóa luận hoàn thành là nguồn tài liệu góp phần giới thiệu rộng rãi với mọi người những giá trị văn hóa mà các lễ hội tại huyện Thọ Xuân hiện đang lưu truyền. Là người con của địa phương, việc tìm hiểu về đặc điểm và thực trạng hoạt động của các lễ hội tại huyện Thọ Xuân - Thanh Hóa, giúp bản thân tác giả hiểu rõ hơn về các lễ hội truyền thống văn hóa trên mảnh đất quê hương mình. Đồng thời, với việc nghiên cứu sẽ đưa ra các giải pháp nhằm: Tác động vào ý thức của người dân địa phương trong việc bảo tồn và phát triển các giá trị văn hóa; đưa lễ hội của địa phương trở thành tài nguyên phục vụ cho hoạt động du lịch, góp phần nâng cao thu nhập và hiệu quả kinh tế của huyện. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Tổng quan những vấn đề về lý luận và thực tiễn liên quan đến hoạt động du lịch và lễ hội, trên cơ sở đó đánh giá tác động của hoạt động du lịch đối với kinh tế - xã hội, văn hóa (lễ hội) và môi trường. Tìm hiểu về các lễ hội tại huyện Thọ Xuân - Thanh Hóa, đồng thời đưa ra giải pháp, kiến nghị để lễ hội truyền thống của địa phương trở thành lễ hội phục vụ du lịch mà không làm mất đi tính linh thiêng của lễ hội. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là một số lễ hội truyền thống tiêu biểu có thể phát triển để phục vụ hoạt động du lịch trên địa bàn huyện Thọ Xuân - Thanh Hóa. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Đề tài tìm hiểu khái quát về đặc điểm địa lí, lịch sử, kinh tế - xã hội, văn hóa con người của huyện Thọ Xuân - Thanh Hóa, qua đó hiểu được tác động của nó đối với lễ hội ở đây. Nghiên cứu một số lễ hội văn hóa tiêu biểu như: Lễ hội Lam Kinh, lễ hội Lê Hoàn, lễ hội làng Xuân Phả thuộc địa bàn huyện Thọ Xuân - Thanh Hóa ở các mặt nội dung, hình thức từ khi các lễ hội này ra đời và phát triển đến nay. Ngoài ra, đề tài tìm hiểu thực trạng thu hút khách du lịch tại các lễ hội và phương thức khai thác các lễ hội này đưa vào hoạt động du lịch tại địa phương. Đồng thời đưa ra một số giải pháp phát triển du lịch tại lễ hội ở huyện Thọ Xuân. 5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu 5.1. Nguồn tư liệu Để thực hiện khóa luận này, chúng tôi sử dụng chủ yếu các nguồn tư liệu sau: - Tài liệu thành văn: Sách chuyên ngành, các công trình nghiên cứu, khóa luận tốt nghiệp, bài viết, sách báo, tạp chí, văn bản, - Tài liệu điền dã thu thập được thông qua việc đi thực tế các lễ hội tiêu biểu tại huyện Thọ Xuân - Thanh Hóa và phỏng vấn các cán bộ văn hóa, những người cao tuổi tại địa phương. Đây là nguồn tài liệu quan trọng góp phần không nhỏ vào sự thành công của đề tài. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Khi thực hiện đề tài khóa luận tốt nghiệp này, chúng tôi sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau, đó là: - Phương pháp phân tích, tổng hợp: Phương pháp này được sử dụng nhằm phân tích, tổng hợp các tư liệu, thông tin liên quan đến đề tài giúp chủ thể khái quát hóa, mô hình hóa các vấn đề nghiên cứu đạt được mục tiêu đề ra. - Phương pháp thống kê: Các số liệu, tư liệu được sưu tầm ở nhiều nguồn khác nhau và thời gian dài ngắn cũng không giống nhau vì thế các tài liệu đó cần được thống kê lại và xử lý có hệ thống, phục vụ cho quá trình nghiên cứu đạt được kết quả cao. - Phương pháp khảo sát thực địa: Sử dụng phương pháp này để lấy được các số liệu, thông tin phục vụ cho việc trình bày luận cứ, đồng thời kiểm nghiệm độ chính xác, để kết quả nghiên cứu có tính thuyết phục. Phương pháp này đóng vai trò quan trọng, ảnh hưởng đến độ chính xác của đề tài. - Phương pháp phỏng vấn: Đưa ra những câu hỏi đối thoại liên quan đến lễ hội của địa phương đối với những vị khách tham gia lễ hội, những người quản lý, cán bộ văn hóa, những người cao tuổi, người làm du lịch để thu thập thêm thông tin. - Phương pháp chuyên gia: Việc tranh thủ ý kiến của lãnh đạo, chính quyền, cán bộ nghiên cứu trong lĩnh vực văn hóa lễ hội là những kinh nghiệm quý báu để vận dụng vào nghiên cứu. Công việc này rút ngắn quá trình điều tra phức tạp, đồng thời bổ sung cho phương pháp điều tra cộng đồng. 6. Đóng góp của đề tài 6.1. Về mặt khoa học Nghiên cứu lễ hội tại huyện Thọ Xuân - Thanh Hóa góp phần xây dựng bức tranh tổng thể về lễ hội văn hóa tiêu biểu trong bối cảnh phát triển kinh tế - xã hội (nhất là về du lịch) của địa phương. 6.2. Về mặt thực tiễn Đề tài hoàn thành sẽ góp phần giới thiệu, quảng bá hình ảnh lễ hội của Thọ Xuân. Đồng thời để các cơ quan chính quyền địa phương quan tâm chú trọng phát triển du lịch ở các lễ hội hơn nữa. Bên cạnh đó, đề tài đưa ra những đề xuất định hướng trong việc bảo tồn giữ gìn và khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch. Lễ hội ở huyện Thọ Xuân là mảng đề tài hiện nay còn ít người nghiên cứu, nên nguồn tài liệu vẫn chưa phong phú. Do đó, sau khi đề tài hoàn thành đây sẽ là nguồn tài liệu thành văn hữu ích cho những ai có nhu cầu nghiên cứu về mảng đề tài lễ hội ở các địa phương. 7. Bố cục đề tài Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo đề tài kết cấu gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận chung Chương 2: Lễ hội ở huyện Thọ Xuân - Thanh Hóa Chương 3: Khai thác lễ hội ở huyện Thọ Xuân - Thanh Hóa vào việc phát triển du lịch địa phương MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG 6 1.1. Khái quát về du lịch 6 1.1.1. Các khái niệm cơ bản về du lịch 6 1.1.1.1. Khái niệm du lịch 6 1.1.1.2. Khái niệm khách du lịch 6 1.1.1.3. Một số khái niệm khác 6 1.1.2. Các loại hình du lịch 8 1.1.2.1. Khái niệm 8 1.1.2.2. Phân loại các loại hình du lịch 8 1.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến du lịch 9 1.1.3.1. Tài nguyên du lịch 9 1.1.3.2. Các điều kiện phát triển du lịch 9 1.1.4. Tác động của du lịch đến kinh tế, văn hóa - xã hội và môi trường 11 1.1.4.1. Tác động đến kinh tế 11 1.1.4.2. Tác động đến văn hoá - xã hội 13 1.1.4.3. Tác động đến môi trường 14 1.2. Khái quát về lễ hội 15 1.2.1. Khái niệm lễ hội 15 1.2.1.1. Khái niệm “lễ” 15 1.2.1.2. Khái niệm “hội” 15 1.2.1.3. Mối quan hệ giữa “lễ” và “hội” 16 1.2.2. Phân loại lễ hội 16 1.2.2.1. Căn cứ theo mục đích tổ chức 17 1.2.2.2. Căn cứ vào thời gian hình thành và phát triển của lễ hội 17 1.2.3. Chức năng, vai trò và tác động của lễ hội 18 1.2.3.1. Chức năng của lễ hội 18 1.2.3.2. Vai trò của lễ hội 19 1.2.3.3. Tác động của lễ hội 20 1.3. Mối quan hệ giữa lễ hội và du lịch 21 1.3.1. Tác động của lễ hội đến du lịch 21 1.3.2. Tác động của du lịch đến lễ hội 22 CHƯƠNG 2: LỄ HỘI Ở HUYỆN THỌ XUÂN - THANH HÓA 23 2.1. Huyện Thọ Xuân và tiềm năng du lịch 23 2.1.1. Khái quát huyện Thọ Xuân - Thanh Hóa 23 2.1.1.1. Điều kiện tự nhiên 23 2.1.1.2. lịch sử hình thành huyện 25 2.1.1.3. Điều kiện kinh tế, xã hội 27 2.1.1.4. Đặc điểm văn hóa, dân cư 30 2.1.2. Tiềm năng du lịch Thọ Xuân - Thanh Hóa 30 2.1.2.1. Tiềm năng du lịch tự nhiên 30 2.1.2.2. Tiềm năng du lịch nhân văn 32 2.2. Lễ hội ở huyện Thọ Xuân - Thanh Hóa 37 2.2.1. Hệ thống lễ hội ở huyện Thọ Xuân 37 2.2.1.1. Lễ hội liên quan đến cuộc sống trong mối quan hệ với xã hội 38 2.2.1.2. Lễ hội tôn giáo và văn hóa 39 2.2.2. Một số lễ hội tiêu biểu ở huyện Thọ Xuân 39 2.2.2.1. Lễ hội Lam Kinh 39 2.2.2.2. Lễ hội Lê Hoàn 44 2.2.2.3. Lễ hội làng Xuân Phả 46 2.2.3. Giá trị của lễ hội ở huyện Thọ Xuân 52 2.2.3.1. Lễ hội có giá trị cố kết cộng đồng 52 2.2.3.2. Lễ hội đáp ứng nhu cầu về đời sống tinh thần 53 2.2.3.3. Lễ hội thể hiện tưởng nhớ người có công với dân tộc 54 2.2.3.4. Lễ hội thể hiện khiếu thẩm mĩ của cộng đồng 55 2.2.3.5. Giá trị bảo tồn và trao truyền văn hóa 56 2.2.3.6. Lễ hội tạo điều kiện cho du lịch địa phương phát triển 57 CHƯƠNG 3: KHAI THÁC LỄ HỘI Ở HUYỆN THỌ XUÂN - THANH HÓA VÀO VIỆC PHÁT TRIỂN DU LỊCH ĐỊA PHƯƠNG 58 3.1. Thực trạng hoạt động du lịch tại các lễ hội ở huyện Thọ Xuân 58 3.1.1. Thực trạng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật 58 3.1.2. Thực trạng tổ chức quản lý hoạt động của lễ hội 61 3.1.3. Thực trạng lượng khách du lịch tham gia lễ hội 61 3.1.4. Hiện trạng giữ gìn vệ sinh môi trường tại các lễ hội 62 3.1.5. Nhận xét 63 3.2. Giải pháp 66 3.2.1. Giải pháp bảo tồn các giá trị của lễ hội huyện Thọ Xuân 66 3.2.1.1. Đầu tư trùng tu các di tích gắn với lễ hội 66 3.2.1.2. Đưa cộng đồng trở thành chủ thể của lễ hội 66 3.2.1.3. Khôi phục và giữ gìn những giá trị truyền thống của lễ hội 67 3.2.2. Giải pháp cho phát triển du lịch lễ hội huyện Thọ Xuân 68 3.2.2.1. xây dựng cơ sở cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng cho du lịch 68 3.2.2.2. Đào tạo nguồn nhân lực cho du lịch lễ hội huyện 68 3.2.2.3. Mở rộng quy mô tổ chức lễ hội 69 3.2.2.4. Tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá 70 3.2.2.5. Bảo vệ tài nguyên và môi trường 71 3.2.1.6. Kết hợp lễ hội với các tài nguyên du lịch trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa để xây dựng tuyến du lịch 71 KẾT LUẬN 74