Thạc Sĩ Lễ hội chùa keo ở tỉnh nam định và thái bình

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 17/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    Mở đầu 1
    Chương 1: Một số vấn đề về lễ hội ở Việt Nam 10
    1.1. Khái niệm, quá trình hình thành lễ hội 10
    1.2. Các loại hình lễ hội 24
    Chương 2: Thực trạng, đặc điểm, ảnh hưởng của lễ hội chùa Keo ở tỉnh Nam Định và Thái Bình 40
    2.1.Thực trạng lễ hội chùa Keo 40
    2.2. Đặc điểm lễ hội chùa Keo 62
    2.3. ảnh hưởng của lễ hội chùa Keo 73
    Chương 3: Phương hướng, giải pháp nhằm giữ gìn và phát huy giá trị lễ hội chùa Keo ở tỉnh Nam Định và Thái Bình 82
    3.1. Xu hướng vận động biến đổi và những vấn đề đặt ra đối với lễ hội chùa Keo ở tỉnh Nam Định và Thái Bình trong giai đoạn hiện nay 82
    3.2. Phương hướng, giải pháp 89
    Kết luận 101
    Danh mục tài liệu tham khảo 104
    Phụ lục 108
    Mở ĐầU
    1.Tính cấp thiết của đề tài
    Lễ hội là một trong những hiện tượng sinh hoạt văn hoá cổ truyền tiêu biểu của nhiều tộc người ở nước ta cũng như trên thế giới. Nó là “tấm gương” phản chiếu khá trung thực đời sống văn hoá của mỗi dân tộc.
    Lễ hội ra đời, tồn tại gắn với quá trình phát triển của nhiều tộc người nói chung và làng xã người Việt nói riêng, nó phản ánh nhiều giá trị trong đời sống kinh tế-xã hội, văn hóa của cộng đồng. Một trong những giá trị tiêu biểu của lễ hội các làng xã người Việt là giá trị văn hoá và liên kết cộng đồng qua tôn giáo, tín ngưỡng. Chính giá trị ấy là một trong những nguyên nhân quan trọng làm cho lễ hội có sức sống lâu bền, tồn tại với lịch sử của các cộng đồng làng xã cho đến hôm nay.
    Trong thời đại cách mạng khoa học kỹ thuật, tin học hoá, toàn cầu hoá, con người đang lo lắng quan tâm hơn đến tình trạng tách rời giữa bản thân mình với tự nhiên, môi trường; với lịch sử xa xưa, với truyền thống văn hoá độc đáo đang bị mai một. Chính trong môi trường tự nhiên và xã hội như vậy, hơn bao giờ hết con người càng có nhu cầu hướng và tìm về nguồn cội tự nhiên của mình, hoà mình vào với cộng đồng và bản sắc văn hoá của mình trong cái chung của văn hoá nhân loại. Chính nền văn hóa truyền thống, trong đó có lễ hội cổ truyền là một biểu tượng, có thể đáp ứng nhu cầu bức xúc ấy. Đó cũng là tính nhân bản bền vững và sâu sắc của lễ hội có thể đáp ứng nhu cầu của con người ở mọi thời đại.
    Xã hội hiện đại với nhịp sống công nghiệp, các hoạt động của con người dường như được “chương trình hoá” theo nhịp hoạt động của máy móc, căng thẳng và đơn điệu, ồn ào, chật chội nhưng vẫn cảm thấy cô đơn. Một đời sống như vậy tuy có đầy đủ về vật chất nhưng vẫn khô cứng về đời sống tinh thần và tâm linh. Trở về với văn hoá dân tộc, lễ hội cổ truyền con người hiện đại dường như được tắm mình trong dòng nước mát đầu nguồn của văn hoá dân tộc, tận hưởng những giây phút thiêng liêng, ngưỡng vọng những biểu tượng siêu việt, cao cả- “chân thiện mỹ”, được sống những giờ phút giao cảm hồ hởi đầy tinh thần cộng đồng, con người có thể .
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...