Tiểu Luận Lễ hội Cầu Bông và vấn đề duy trì, quảng bá đối với văn hóa phi vật thể ở Hội An

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    I. Mở đầu

    1. Mục đích, lý do chọn đề tài:


    Quảng Nam_một chuyến đi nhưng hai đích đến: Phố cổ Hội An, và di sản văn hóa Mỹ Sơn. Hai di sản văn hóa cùng trên một mảnh đất này tưởng chừng như tương đồng nhau về giá trị nhưng mỗi di sản lại mang một nét duyên khác. Nếu như Mỹ Sơn là kỳ tích vàng son một tthời, chịu sự chi phối lớn từ văn hóa Ấn Độ, thì Hội An là minh chứng rõ nhất cho sự giao thoa, cộng hưởng văn hóa. Hội An, cái tên nghe thật yên bình này là một thương cảng sầm uất một thời, ở đó in đậm dấu tích văn hóa Nhật, Hoa, Pháp, và quan trọng hơn, sự giao thoa đó càng tôn lên vẻ đẹp huyền mỹ cho Hội An. Hội An còn được biết đến với những thuần phong mỹ tục cũng như nhiều lễ hội truyền thống. Đến đây, du khách không chỉ thưởng ngoạn không gian phố xưa lung linh huyền ảo, mà còn đắm mình vào những lễ hội, diễn xướng dân gian mà Lễ hội Cầu Bông là tiêu biểu.
    Những tưởng tốc độ công nghiệp hóa, đô thị hóa sẽ mang về cái ồn ào náo nhiệt của phố thị, nhưng nơi đây vẫn yên bình, cuộc sống vẫn vậy, nét xưa vẫn còn đó. Không có bất kỳ một khách du lịch nào khi đến Việt Nam lại không nghe nói đến Hội An. Đến với Hội An là đến với những nét văn hóa kiến trúc cố kính, đến với Chùa Cầu có hình chữ Công, với những ngôi nhà cổ còn mang nguyên vẹn hơi thở của hơn 300 năm về trước, là đến với cội nguồn của nếp sống người Việt xưa.
    Được và đang theo học trên mảnh đất giàu truyền thống xứ Quảng là niềm hạnh phúc lớn đối với tôi. Một điều ngẫu nhiên nữa: ngành mà tôi theo học là “Ngữ văn-Truyền thông, tiếp xúc cũng như va chạm với văn hóa là điều tất nhiên. Vì những lý do đó tôi mạnh dạn chọn đề tài Lễ hội Cầu Bông và vấn đề duy trì, quảng bá đối với văn hóa phi vật thể ở Hội An với mong muốn quảng ba hơn nữa dặc sắc văn hóa nơi chốn phồn hoa đô hội này. Rất mong quý độc giả đón nhận!.


    2. Lịch sử vấn đề:
    Đã có ít nhiều công trình nghiên cứu văn hóa, cũng như sự giao thoa văn hóa ở Hội An, tuy nhiên những công trình này không nhiều, chỉ đào sâu về mảng văn hóa đơn thuần. Một lý do đơn giản rằng: Hội An có nhiều lễ hội đặc sắc nên việc đào sâu nghiên cứu một lễ hội Cầu Bông là chưa được chú ý đến.
    Tuy thế, cũng có những công trình đề cập đến lễ hội Cầu Bông như: “Đô thị cổ Hội An, Đặng Việt Ngoạn, 1999; Phố cổ Hội An và giao lưu văn hóa ở Việt Nam, Nguyễn Quốc Hùng, 1995; Văn hóa phi vật thể ở Hội An, Bùi Quang Thắng, 2005 Những công trình trên chỉ khái quát Văn hóa Hội An nói chung, lễ hội nói riêng, kể cả lễ hội Cầu Bông.
    Chúng tôi đặc biệt bám sát và đánh giá cao đối với các công trình nghiên cứu về lễ hội Cầu Bông trong thời gian gần đây như: Nghề Trồng rau Trà Quế, Lê Thị Tuấn, 2005; Làng ngề truyền thống, Bùi Quang Thắng, 2005; và Lễ hội-văn hóa xứ Quảng, Lê Duy Anh, 2011 Và trước thời hội nhập kinh tế đương đại, chúng tôi thiết nghĩ đề tài “Lễ hội Cầu Bông và vấn đề duy trì, quảng bá văn hóa phi vật thể ở Hội An” đóng công phần nhỏ trong nhận thức của chúng ta đối với văn hóa nói chung, ở Hội An nói riêng.

    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
    Hội An là nơi quy tụ nhiều nét đẹp văn hóa cũng như lễ hội, nhưng do điều kiện còn hạn chế về nhiều mặt nên đề tài “Lễ hội Cầu Bông và vấn đề duy trì,quảng bá văn hóa phi vật thể ở Hội An” chỉ xoáy sâu vào đơn thuần một lễ hội, và vị trí được khoanh vùng là làng rau Trà Quế, phường Cẩm Hà, Hội An. Thông qua đó chúng tôi xin đề xuất những giải pháp để bảo tồn và quảng bá thương hiệu rau Trà Quế đến bạn đọc, một mặt giúp độc giả có cách nhìn sâu sắc hơn về lễ hội Cầu Bông và rộng hơn là phương diện văn hóa phi vật thể.

    4. Phương pháp nghiên cứu:
    Để thực hiện đề tài này, chúng tôi đã tham khảo những tài liệu liên quan để thu thập cũng như làm dẫn chứng sinh động hơn cho đề tài. Phương pháp chủ yếu mà chúng tôi sử dụng trong quá trình hoàn thành đề tài là:
    +Phương pháp khảo sát thực địa: đây là cách tiếp cận chính xác nhất với đối tượng mà đề tài nghiên cứu, làng rau Trà Quế là đối tượng thực địa của đề tài.
    +Phương pháp phân tích-tổng hợp: nhằm khái quát nội hàm đề tài, để rồi đúc rút thành nội dung chủ chốt.
    + Phương pháp so sánh-đối chiếu: Hội An có nhiều lễ hội đặc sắc, và mỗi lễ hội có một nét đẹp riêng. Qua cách đối chiếu, so sánh với những lễ hội cùng nằm trên Hội An, ta thấy được nét khác biệt của “Lễ hội Cầu Bông”, cả về mọi phương diện.
    +Ngoài ra, để làm rõ những nhận định, chúng tôi còn vận dụng phương pháp điều tra, phỏng vấn nhằm lấy cứ liệu minh định cho đề tài.

    5. Dự kiến đóng góp của đề tài:
    Thực hiện đề tài này, chúng tôi không tham vọng khái quát đặc sắc lễ hội ở Hội An mà thông qua đề tài, chúng ta có cái nhìn sâu sắc và toàn diện hơn về di sản văn hóa Hội An, một di sản không chỉ biết đến với giá trị vật thể, mà còn ở giá trị phi vật thể.

    6. Bố cục:
    Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính đề tài gồm :

    I. Mở đầu
    1. Mục đích, lý do chọn đề tài:
    2. Lịch sử vấn đề:
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
    4. Phương pháp nghiên cứu:
    5. Dự kiến đóng góp của đề tài:
    6. Bố cục:
    II. Nội dung
    1. Hội An-xứ sở của thuần phong mỹ tục, lễ hội:
    1.1 Tìm về với Hội An:
    1.2 Hội An-đặc sắc chốn phồn hoa đô hội:
    2. Lễ hội Cầu Bông:
    2.1 Thời gian, địa điểm tổ chức:
    2.2 Nghi thức:
    2.3 Phần hội:
    2.4 Ý nghĩa và vai trò lễ hội Cầu Bông:
    3. Vấn đề duy trì và quảng bá văn hóa phi vật thể ở Hội An:
    3.1 Thực trạng bảo tồn văn hóa phi vật thể ở Hội An hiện nay:
    3.2 Giải pháp duy trì và quảng bá đối với văn hóa phi vật thể ở Hội An:
    III. Kết luận
    Danh mục tài liệu tham khảo
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...