Chuyên Đề Lễ dựng nhà và vào nhà mới của người Mông ở thôn Cát Cát, xã San Xả Hồ, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai

Thảo luận trong 'Dân Tộc Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    DẪN LUẬN​Ngôi nhà trước hết là nơi bảo vệ con người trước những bất lợi của thiên nhiên (nắng, mưa, thú dữ ) và xã hội (trộm, cướp ), là nơi để con người nghỉ ngơi sau những ngày lao động vất vả. Ngoài ra, đó còn là nơi chứa đựng những thành tố văn hóa phản ánh dấu ấn tộc người, dấu ấn của một nền kinh tế, của thiết chế xã hội. Nhìn vào ngôi nhà, người ta không chỉ thấy trình độ phát triển kinh tế của chủ nhân ngôi nhà mà còn bắt gặp ở đó một cơ tầng văn hóa sống động thông qua vật liệu, kết cấu và kỹ thuật dựng nhà; qua cách bài trí, bố trí không gian trong nhà và những tục hèm kiêng kỵ. Những yếu tố tín ngưỡng liên quan đến ngôi nhà luôn đóng vai trò là nền tảng trong việc bảo lưu những những giá trị truyền thống. Càng nhiều nét văn hóa tín ngưỡng với những quy định chặt chẽ thì ngôi nhà càng bảo lưu được những sắc thái cổ truyền. Ngược lại, những kiêng kỵ và những nghi lễ tín ngưỡng, những không gian linh thiêng càng ít thì ngôi nhà càng nhanh biến đổi.
    Ngôi nhà của người Mông ở Cát Cát thuộc phạm trù thứ nhất. Nhìn vào tổng thể không gian ngôi nhà, đâu đâu chúng ta cũng bắt gặp những không gian thiêng, với những ma nhà, ma cửa, ma buồng, ma bếp, ma sàn gác.v.v Nếu gạt bỏ đi những lớp màn huyền bí mang màu sắc mê tín, chúng ta có thể thấy được ở đó những dữ kiện “biết nói” về lịch sử, văn hóa, xã hội của họ. Theo quan niệm của người Mông ở Cát Cát, một ngôi nhà tốt không chỉ là một ngôi nhà được làm từ nguyên liệu tốt, kiểu dáng đẹp, kỹ thuật hoàn hảo mà nó còn phải được sự cho phép và phù hộ của thần linh và phải được làm theo những khuôn mẫu mà với niềm tin cổ xưa thì có làm được những điều ấy, con người sống ở trong ngôi nhà đó mới có cuộc sống tốt đẹp.
    Thuộc dự án Bảo tồn Làng truyền thống dân tộc Mông, chuyên đề “Lễ dựng nhà và vào nhà mới của người Mông ở Cát Cát” nhằm tìm hiểu về không gian ngôi nhà của người Mông ở Cát Cát, quy trình dựng nhà và nghi lễ vào nhà mới của họ. Đồng thời, tìm hiểu về những biến đổi trong trong những phương diện trên. Thông qua đó để thấy được những quan niệm dân gian, những tri thức bản địa và thái độ ứng xử của người Mông nơi đây với một phương diện văn hóa vật chất truyền thống của mình Chuyên đề được thực hiện bằng các phương pháp dân tộc học truyền thống, lấy kết quả khảo sát tại thực địa làm nguồn tài liệu chính.
    MỤC LỤCDẫn luận
    21. Khái quát chung
    31.1. Điều kiện tự nhiên làng Cát Cát
    31.2. Lịch sử, dân số và phân bố dân cư
    31.3. Văn hóa - xã hội
    52. Phong tục làm nhà và vào nhà mới của người Mông ở Cát Cát .
    62.1. Quá trình chuẩn bị .
    6​2.1.1. Nguyên vật liệu làm nhà .
    6​2.1.2. Chọn đất làm nhà
    7​2.1.3. Nhân lực làm nhà
    8​2.1.4. Chọn hướng nhà
    9​2.2.5. San nền .
    11​2.2. Quy trình dựng nhà
    12​2.2.2. Dựng khung nhà .
    12​2.2.3. Lợp mái .
    13​2.2.4. Thưng vách .
    14​2.2.5. Hoàn thiện .
    16​2.3. Bài trí không gian ngôi nhà .
    17​2.3.1. Tổng thể khuôn viên .
    17​2.3.2. Bài trí không gian cư trú .
    18​2.3.3. Bài trí không gian tín ngưỡng .
    20​2.4. Các nghi lễ cúng trong quá trình dựng nhà và bữa liên hoan vào nhà mới
    24​2.4.1. Lễ cúng động thổ
    24​2.4.2. Lễ cúng vào nhà mới
    25​2.4.3. Bữa liên hoan vào nhà mới .
    26​Kết luận
    28
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...