Tài liệu Lễ độc lập 2-9-1945 tại Sài Gòn

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lễ độc lập 2-9-1945 tại Sài Gòn

    TT - Ngày 2-9-1945, tại quảng trường Ba Đình lịch sử, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập, khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Cùng lúc đó, lễ độc lập cũng được tổ chức tại Sài Gòn khi nền độc lập bị bủa vây tứ phía.

    Người dân vẫn đứng lên, dù súng đã nổ trong lễ độc lập tại Sài Gòn. Theo tiếng gọi non sông, kháng chiến bắt đầu .



    Bản hùng văn của đất phương Nam

    [​IMG]

    Đường Cộng Hòa (nay là đường Lê Duẩn), nơi tổ chức lễ độc lập 2-9-1945 - Ảnh tư liệu

    Ngày 31-8-1945, trung ương điện vào cho biết lúc 2 giờ chiều 2-9 tại Hà Nội, Chính phủ lâm thời nước Việt Nam dân chủ cộng hòa sẽ ra mắt quốc dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh sẽ đọc bản Tuyên ngôn độc lập. Ủy ban Hành chánh lâm thời Nam bộ quyết định tổ chức một cuộc mittinh và diễu hành thật lớn nhằm biểu dương lực lượng toàn dân đoàn kết xung quanh chính quyền cách mạng.

    Độc lập hay là chết


    [​IMG]

    Chủ tịch Ủy ban Hành chánh lâm thời Nam bộ Trần Văn Giàu (dấu X) đang ứng khẩu bài diễn văn. Biểu ngữ giăng trước lễ đài bằng tiếng Anh: Independence or Death (Độc lập hay là chết) - Ảnh tư liệu


    Lễ đài lễ độc lập 2-9-1945 tại Sài Gòn đặt trên đường Cộng Hòa (nay là đường Lê Duẩn), ngay phía sau nhà thờ Đức Bà. Hầu hết người dân Sài Gòn đều đổ ra đường, thành một biển người chưa từng thấy ở thành phố này. Cờ rợp trời: cờ đỏ sao vàng của Tổ quốc, cờ các nước đồng minh, cờ của các đoàn thể. Khẩu hiệu giăng đầy các con đường lớn: Việt Nam dân chủ cộng hòa muôn năm!, Đả đảo thực dân Pháp!, Độc lập hay là chết! bằng năm thứ tiếng: Việt, Hoa, Anh, Pháp, Nga.

    Lễ độc lập cử hành đúng 14g chiều. Nhưng mới 12g trưa, dưới mặt trời đứng bóng, các đoàn thể dân chúng, các toán dân quân từ trong các trụ sở ở Châu Thành, từ các vùng ngoại ô kéo về đại lộ Cộng Hòa (tức đại lộ Norodom vừa đổi tên) tập trung sau nhà thờ Đức Bà. Buổi lễ bắt đầu bằng nghi thức chào quốc kỳ. Lúc đó, bản Tiến quân ca của Văn Cao chưa được phổ biến trong Nam nên ban quân nhạc cử bài Quốc tế ca và bản Thanh niên hành khúc, nhạc của Lưu Hữu Phước, lời của nhóm Hoàng Mai Lưu: Này anh em ơi, tiến lên dưới cờ giải phóng! Đồng lòng cùng đi! Đi! Đi! Sá gì thân sống!

     

    Các file đính kèm:

Đang tải...