Tiểu Luận LD054 - Sự phát triển con người và nguồn nhân lực

Thảo luận trong 'Lao Động' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI NÓI ĐẦU



    Trước xu thế mở cửa hội nhập với kinh tế thế giới cũng như trong quá trình tiến hành công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước vấn để phát triển nguồn nhân lực ở nước ta đang đối mặt với nhiều thử thách gay gắt để đáp ứng những yêu cầu mới đặt ra. Trong suốt thời gian dài, với khái nhiệm thành công của những năm kháng chiến chống Mỹ nhiều khi chúng ta nghĩ rằng chỉ cần kích thích tính tích cực của người lao động bằng sự động viên tính thần bằng lời kêu gọi lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội là đủ thêm vào đó do quan niệm ấu chỉ về xã hội chủ nghĩa, do hiểu sai và do đó vận dụng sai quy luật qua hệ sản xuất không phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, có thời kỳ chúng ta đã cho rằng chỉ cần tiến hành cải tạo quan hệ sản xuất cũ, nhanh chóng thiết lập sở hữu công cộng đối với tư liệu sản xuất là sẽ nhanh chóng có được kết quả tích cực trong kinh tế xã hội.

    Thực tiễn đã diễn ra không như chúng ta nghĩ quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở các nước xã hội chủ nghĩa trước đây và nước ta đã chứng tỏ rằng dủ về cơ bản có công hữu hoá được tư liệu sản xuất dù có xây dựng được một nền công nghiệp nặng với các mức độ khác nhau dù đã đưa được các kỹ thuật mới thậm chí hiện đại vào sản xuất đi chăng nữa thì tất cả những cái đó vẫn chưa trực tiếp dẫn đến chỗ nâng cao được hiệu quả sản xuất cùng với những cái đó điều hết sức quan trọng thậm chí có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển của xí nghiệp là nhân lực. Trước hết là mức độ lành nghề và thái độ của người lao động đối với công việc của mình. Khi người lao động không còn tha thiết với công việc nữa thì đó là dấu hiệu của sự khủng hoảng chính thái độ thiếu hăng hái sản xuất của người lao động là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng trì trệ, sa sút trong sự phát triển kinh tế xã hội ở nước ta vào cuối những năm 70 và đầu những năm 80. Trước tình trạng sa sút và trì truệ này chúng ta đã ít nhiều lúng túng không biết cái nào thật sự là động lực và do vậy không biết phải

    tập trung tác động vào đâu để cho đúng để có thể khơi dậy tính tích cực ấu vào việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội theo chiều hướng chúng ta mong muốn. Tất cả tình hình đó đã buộc chúng ta phải suy nghĩa phải tìm cho ra khâu then chốt cùng với những phương hướng mà khi tác động vào đấy có thể khơi dậy, nuôi dưỡng phát huy tính tích cực của con người nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội. Từ đầu những năm 80 chúng ta buộc phải thừa nhận tầm quan trọng của các động lực khác ngoài động lực chính trị. Tinh thần đặc biệt là tầm quan trọng của lợi ích. Từ đó đến nay, nhất là từ sau đại hội VI của Đảng với đường lối đổi mới, việc tìm tòi những yếu tố kích thích tích cực của con người và thông qua đó tạo nên động lực thực sự của sự phát triển kinh tế xã hội được quan tâm nhiều hơn. Đã có không ít bài báo, cuốn sách, luận án đề cập đến lợi ích với tính cách là động lực. Tuy nhiên phần lớn các công trình đều tập trung vào lợi ích kit còn vai trò của các động lực khác mới chỉ được nghiên cứu rất ít nhất là việc vạch ra hệ thống các động lực của sự phát triển kinh tế xã hội thì chưa được nghiên cứu bao nhiêu. Mặt khác ngay trong số các loại lợi ích thì lợi ích chính trị, tư tưởng văn hoá v.v nhất là mối quan hệ giữa các loại lợi ích còn có ít công trình đề cập đến. Ngoài ra trong sự nghiệp đổi mới hiện nay điều rất quan trọng là với sự lợi ích kinh tế phải xác định được những yếu tố những động lực quan trọng khác mà khi tác động vào nó chúng ta có thể khơi dậy được tính this cực không chỉ của từng cá nhân mà còn của cả cộng đồng.

    Cùng với những điều trên đây còn một vấn đề tối quan trọng là phải sử dụng tính tích cực của con người như thế nào cho đúng bởi vì tính tích cực của con người có thể tác dụng xây dựng, cũng có thể kìm hãm thậm chí phá hoại sự vận động theo hướng tiến bộ của xã hội. Vì vậy điều quan trọng chỉ là ở chỗ làm thế nào phát huy tính tích cực của con người mà điều quan không kém mà còn là ở chỗ làm thế nào để sử dụng được tính tích cực ấy một cách đúng đắn để thúc đẩy, quá trình vận động của xã hội theo hướng tiến bộ.

    Không nằm ngoài những vấn đề nêu trên bài tiểu luận này của em mục đích nho nhỏ là góp phần thúc đẩy tính tích cực của con người trong quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước vì thời gian hạn chế nên bài viết của em không có tham vọng tìm hiểu sâu sa được vấn đề đó mà chỉ là một số ý kiến nhỏ như nhận thức, nhiệm vụ và phát huy nguồn nhân lực của con người. Vì thế em đã chọn đề tài “Sự phát triển con người và nguồn nhân lực”.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...