Luận Văn LD027 - Đa dạng hoá các nguồn lực để phát triển đào tạo nghề: Thực trạng và giải pháp

Thảo luận trong 'Lao Động' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    A.PHẦN MỞ ĐẦU.


    1.Lý do


    Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, để nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế, một trong những giải pháp quan trọng, có tính chất quyết định là phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Muốn vậy phải nâng cao thể lực, trí lực, phẩm chất tâm lý, tác phong công nghiệp, tính kỷ luật, chấp hành luật pháp cho đội ngũ lao động và thay đổi cơ cấu dạy nghề theo yêu cầu của thị trường; cần thực hiện có hiệu quả chiến lược phát triển giáo dục 2001 – 2010, trong đó có đào tạo nghề, tập trung vào đào tạo tăng nhanh bộ phận lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao, nhất là đội ngũ công nhân bậc cao. Đào tạo nghề là một phần quan trọng trong hệ thống giáo dục có nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực có tay nghề kỹ thuật phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong từng giai đoạn, và sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.

    Vì vậy, Nghị quyết Trung Ương 4 (khoá VII) và Nghị quyết Trung Ương 2 (khoá VIII) đã khẳng định vai trò quan trọng của dạy nghề. Trong những năm qua, Đảng, Nhà nước, các bộ, ngành, các địa phương đã quan tâm đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục - đào tạo, trong đó, để phát triển đào tạo nghề, đáp ứng yêu cầu nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, một trong những giải pháp quan trọng là thực hiện xã hội hoá dạy nghề, và bước đầu đã đạt được nhiều kết quả, thúc đẩy phát triển đào tạo nghề. Thực tế đã cho thấy, đẩy mạnh quá trình đa dạng hoá các nguồn lực cho đào tạo nghề sẽ góp phần đẩy nhanh phát triển hệ thống dạy nghề hợp lý, đào tạo nguồn nhân lực vừa đảm bảo về số lượng, vừa đảm bảo về chất lượng đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động. Tuy vậy, thực hiện đa dạng hoá các nguồn lực cho đào tạo nghề cũng đang còn có những vấn đề cần tập trung nghiên cứu, đổi mới nhằm phát triển nhanh, có hiệu quả công tác đào tạo nghề.

    Vì vậy, tôi đã chọn “Đa dạng hoá các nguồn lực để phát triển đào tạo nghề: Thực trạng và giải pháp” làm đề tài khoá luận tốt nghiệp.

    2.Mục đích và nhiệm vụ

    - Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở phân tích thực trạng của đa dạng hoá nguồn lực cho đào tạo nghề, từ đó kiến nghị một số giải pháp nhằm đẩy mạnh quá trình đa dạng hoá các nguồn lực để phát triển đào tạo nghề.

    - Nhiệm vụ nghiên cứu: Để đạt mục đích trên, khoá luận tập trung vào những nhiệm vụ chủ yếu sau: Trình bày những quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về xã hội hoá giáo dục, trong đó có đa dạng hoá các nguồn lực cho đào tạo nghề; phân tích thực trạng đa dạng hoá các nguồn lực cho đào tạo nghề; đánh giá những thành tựu và tồn tại và những nguyên nhân của nó khi thực hiện đa dạng hoá các nguồn lực cho đào tạo nghề.

    Đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm tiếp tục đẩy mạnh đa dạng hoá các nguồn lực để phát triển đào tạo nghề.

    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.

    - Đối tượng nghiên cứu: Đa dạng hoá các nguồn lực cho đào tạo nghề.

    - Phạm vi nghiên cứu: Những kết quả thực tế về đa dạng hoá các nguồn lực cho đào tạo nghề ở nước ta, giai đoạn 2001 – 2005.

    4. Phương pháp nghiên cứu.

    - Cơ sở lý luận: Chủ trương, quan điểm của Đảng và Nhà Nước về vai trò của đào tạo nghề, đa dạng hoá các nguồn lực cho đào tạo nghề.

    - Phương pháp nghiên cứu: Để thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ đặt ra trên đây, đề tài sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:

    + Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Áp dụng phương pháp này, đề tài sẽ tập trung cho vệc sưu tầm tài liệu, báo cáo tổng kết của Tổng cục Dạy nghề về đào tạo nghề, đa dạng hoá các nguồn lực phát triển đào tạo nghề.

    + Phương pháp phân tích - tổng hợp: Trên cơ sở nghiên cứu tài liệu, vận dụng những kiến thức được học, sinh viên tiến hành tổng hợp, phân tích, đánh giá thực trạng đa dạng hoá các nguồn lực cho đào tạo nghề, từ đó có những kiến nghị đề xuất nhằm phát huy các nguồn lực cho đào tạo nghề.

    + Phương pháp thống kê.

    5. Ý nghĩa và kết cấu của khoá luận

    5.1 Ý nghĩa của khoá luận

    Đề tài khoá luận khẳng định một lần nữa tầm quan trọng của việc đẩy mạnh quá trình đa dạng hoá các nguồn lực phát triển đào tạo nghề.

    Ý nghĩa thực tiễn của khoá luận: Cung cấp những kiến thức cơ bản làm tài liệu tham khảo đối với sinh viên thực tập và đối với sinh viên khoá sau.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...