Luận Văn LD026 - Giải pháp nâng cao hiệu quả đào tạo nghề dài hạn cho người lao động ở Hà Tây

Thảo luận trong 'Lao Động' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN MỞ ĐẦU


    1. Lý do chọn đề tài.


    Đất nước ta đang đẩy mạnh công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá với mục tiêu đưa Việt Nam từ một nước nông nghiệp lạc hậu trở thành một nước cơ bản công nghiệp vào năm 2020. Sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội đòi hỏi chúng ta phải khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên, nguồn nhân lực, nguồn vốn, sự tiến bộ khoa học kỹ thuật.Trong đó nguồn nhân lực có ý nghĩa rất quan trọng và là nhân tố quyết định.

    Nước ta có nguồn lao động dồi dào nhưng phần lớn là lao động chưa qua đào tạo. Hiện nay tỷ lệ lao động đã qua đào tạo mới chỉ chiếm khoảng 22,5%. Đây là một hạn chế rất lớn khi mà nền kinh tế đang ngày càng đòi hỏi người lao động phải có trình độ tri thức và tay nghề cao để phù hợp với những dây chuyền công nghệ tiên tiến, nâng cao năng suất lao động, tăng khả năng cạnh tranh. Vì vậy Đảng và Nhà nước ta luôn xác định giáo dục là quốc sách hàng đầu. Trong đó có công tác đào tạo nghề cho người lao động, đặc biệt là đào tạo đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề.

    Đến nay, công tác đào tạo nghề cho người lao động ở Việt Nam đã đạt được một số kết quả nhất định. Tuy số lượng và chất lượng đào tạo ngày càng tăng nhưng vẫn chưa đáp ứng nhu cầu của thị trường. Chúng ta vẫn thừa lao động phổ thông và thiếu lao động kỹ thuật.

    Hà Tây là tỉnh giáp với thủ đô Hà Nội và có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội. Hà Tây có 8 khu công nghiệp, 23 cụm công nghiệp và 176 điểm công nghiệp làng nghề, đặc biệt là khu công nghệ cao Hoà Lạc, khu công nghiệp Phú Cát và một lực lượng lao động dồi dào với dân số trong độ tuổi lao động là 1,4 triệu người. Trong định hướng phát triển, Hà Tây phấn đấu trở thành tỉnh công nghiệp. Sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đặt ra nhu cầu cấp thiết về nguồn nhân lực chất lượng cao. Vì vậy, Tỉnh uỷ, Hội đồng Nhân dân và Uỷ ban Nhân dân tỉnh Hà Tây đang rất quan tâm chỉ đạo đẩy mạnh công tác đào tạo nghề. Tiêu biểu là Chương trình 34 ngày 25/10/2002 của Tỉnh uỷ về thực hiện công tác dạy nghề và giải quyết việc làm. Trong Chương trình này đã xác định mục tiêu dạy nghề của tỉnh là: " Đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật với chất lượng cao, có quy mô và ngành nghề phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, thiết thực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của địa phương và đất nước phấn đấu đến năm 2005, tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt 25%, đến năm 2010 là 30%, tỷ lệ lao động qua đào tạo dài hạn trong tổng số đào tạo học nghề lên 30% năm 2005, 35% năm 2010 ".

    Tuy nhiên, theo kết quả đào tạo nghề năm 2005, số người được đào tạo nghề dài hạn trong tổng số người được đào tạo nghề mới chỉ chiếm 27,85%. Số người được đào tạo nghề dài hạn tìm được việc làm sau khi tốt nghiệp tính trung bình từ năm 2001 - 2005 đạt 74%. Số lượng cũng như chất lượng của đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề chưa đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động. Điều này phần nào làm giảm năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Tây và Hà Tây đang đứng trước nguy cơ tụt hậu so với nhiều tỉnh thành trong cả nước.

    Vậy đâu là nguyên nhân dẫn tới sự hạn chế về quy mô và chất lượng đào tạo nghề dài hạn (đào tạo đội ngũ công nhân lành nghề) cho người lao động ở Hà Tây? Câu hỏi này đã khiến tôi chọn vấn đề: "Giải pháp nâng cao hiệu quả đào tạo nghề dài hạn cho người lao động ở Hà Tây" làm đề tài cho khoá luận tốt nghiệp của mình.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...