Tài liệu Lấy ví dụ và phân tích tác nhân gây ô nhiễm môi trường không khí, các giải pháp bảo vệ môi trường kh

Thảo luận trong 'Địa Chất' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    hỏi: Lấy ví dụ và phân tích tác nhân gây ô nhiễm môi trường không khí, các giải pháp bảo vệ môi trường không khí ở Hà Nội?
    Ø Ô nhiễm không khí là gì?

    Ô nhiễm không khí là sự có mặt một chất lạ hoặc một sự biến đổi quan trọng trong thành phần không khí, làm cho không khí không sạch hoặc gây ra sự toả mùi, có mùi khó chịu, giảm tầm nhìn xa (do bụi).

    Có rất nhiều nguồn gây ô nhiễm không khí. Có thể chia ra thành nguồn tự nhiên và nguồn nhân tạo.

    a. Nguồn tự nhiên:

    - Núi lửa: Núi lửa phun ra những nham thạch nóng và nhiều khói bụi giàu sunfua, mêtan và những loại khí khác. Không khí chứa bụi lan toả đi rất xa vì nó được phun lên rất cao.

    - Cháy rừng: Các đám cháy rừng và đồng cỏ bởi các quá trình tự nhiên xảy ra do sấm chớp, cọ sát giữa thảm thực vật khô như tre, cỏ. Các đám cháy này thường lan truyền rộng, phát thải nhiều bụi và khí.

    - Bão bụi gây nên do gió mạnh và bão, mưa bào mòn đất sa mạc, đất trồng và gió thổi tung lên thành bụi. Nước biển bốc hơi và cùng với sóng biển tung bọt mang theo bụi muối lan truyền vào không khí.

    - Các quá trình phân huỷ, thối rữa xác động, thực vật tự nhiên cũng phát thải nhiều chất khí, các phản ứng hoá học giữa những khí tự nhiên hình thành các khí sunfua, nitrit, các loại muối v.v . Các loại bụi, khí này đều gây ô nhiễm không khí.

    b. Nguồn nhân tạo

    - Nguồn gây ô nhiễm nhân tạo rất đa dạng, nhưng chủ yếu là do hoạt động công nghiệp, đốt cháy nhiên liệu hoá thạch và hoạt động của các phương tiện giao thông. Nguồn ô nhiễm công nghiệp do hai quá trình sản xuất gây ra:

    - Quá trình đốt nhiên liệu thải ra rất nhiều khí độc đi qua các ống khói của các nhà máy vào không khí.

    - Do bốc hơi, rò rỉ, thất thoát trên dây chuyền sản xuất sản phẩm và trên các đường ống dẫn tải. Nguồn thải của quá trình sản xuất này cũng có thể được hút và thổi ra ngoài bằng hệ thống thông gió.

    Các ngành công nghiệp chủ yếu gây ô nhiễm không khí bao gồm: nhiệt điện; vật liệu xây dựng; hoá chất và phân bón; dệt và giấy; luyện kim; thực phẩm; Các xí nghiệp cơ khí; Các nhà máy thuộc ngành công nghiệp nhẹ; Giao thông vận tải; bên cạnh đó phải kể đến sinh hoạt của con người.

    Tác nhân gây ô nhiễm
    · Các loại khí oxit: CO, CO2, SO2, NOx .
    · Các hợp chất khí halogen: HCl, HF, HBr
    · Các chất hữu cơ tổng hợp RH, bay hơi xăng, sơn
    · Các khí quang hóa: PAN, O3
    · Các chất lơ lửng: sương mù, bụi
    · Nhiệt, tiếng ồn, phóng xạ
    Các hoạt động gây ô nhiễm
    · Tự nhiên: Do các hiện tượng tự nhiên gây ra: núi lửa, cháy rừng. Tổng hợp các yếu tố gây ô nhiễm có nguồn gốc tự nhiên rất lớn nhưng phân bố tương đối đồng đều trên toàn thế giới, không tập trung trong một vùng. Trong quá trình phát triển, con người đã thích nghi với các nguồn này.
    · Công nghiệp: Đây là nguồn gây ô nhiễm lớn nhất của con người. Các quá trình gây ô nhiễm là quá trình đốt các nhiên liệu hóa thạch: than, dầu, khí đốt tạo ra: CO2, CO, SO2, NOx, các chất hữu cơ chưa cháy hết: muội than, bụi, quá trình thất thoát, rò rỉ trên dây truyền công nghệ, các quá trình vận chuyển các hóa chất bay hơi, bụi.
    Đặc điểm: nguồn công nghiệp có nồng
    v Đình – Khu công nghiệp lớn nhất Hà Nội gồm 22 xí nghiệp, nhà máy lớn, nhỏ trước đây nằm xa khu dân cư, nay hàng loạt khu dân cư xung quanh mọc lên như Thanh Xuân Bắc, Thanh Xuân Nam, Kim Giang Mặt khác các nhà máy, xí nghiệp lại nằm xen kẽ trong khu dân cư, cơ quan, trường học nên mức độ ảnh hưởng lớn.
    v Quận Hai Bà Trưng trước đây các xí nghiệp công nghiệp nằm ở vùng ven nội thành do mức độ thị hoá phát triển nhanh dẫn đến tình trạng các nhà máy, xí nghiệp lại nằm xen kẽ trong khu dân cư, ví dụ nhà máy cơ khí Trần Hưng Đạo, Rượu bia HN, Dệt Kim Đông Xuân, Dệt 8 – 3, Hoá chất Ba Nhất – Nồng độ bụi và hơi khí độc ở các khu trên vượt quá tiêu chuẩn cho phép từ 7 – 8 lần, có nơi đến 15 – 16 lầm theo số liệu thống kê và đo đạc trên 110 xí nghiệp công nghiệp của nội thành thuộc 4 quận cho thấy mức độ ô nhiễm rất đáng lo ngại.

    [TABLE]
    [TR]
    [TD]Tên quận
    [/TD]
    [TD]Bụi(mg/m[SUP]3[/SUP])
    [/TD]
    [TD]SO[SUB]2[/SUB](mg/m[SUP]3[/SUP])
    [/TD]
    [TD]CO[SUB]2[/SUB](mg/m[SUP]3[/SUP])
    [/TD]
    [TD]CO(mg/m[SUP]3[/SUP])
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Quận Đống Đa
    [/TD]
    [TD]0,3 – 1
    [/TD]
    [TD]0,15 – 0,3
    [/TD]
    [TD]6 – 10
    [/TD]
    [TD]2 – 5
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Quận Hai Bà Trưng
    [/TD]
    [TD]0,3 – 1
    [/TD]
    [TD]0,15 – 0,5
    [/TD]
    [TD]6 – 10
    [/TD]
    [TD]5 – 10
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Quận Ba Đình
    [/TD]
    [TD]0,15
    [/TD]
    [TD]0,05 – 0,15
    [/TD]
    [TD]2
    [/TD]
    [TD]1
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Quận Hoàn Kiếm
    [/TD]
    [TD]0,15
    [/TD]
    [TD]0,05 – 0,15
    [/TD]
    [TD]2
    [/TD]
    [TD]1
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]

    Các làng nghề thủ công cũng chiếm tỉ trọng lớn trong việc góp phần làm ô nhiễm và đặc biệt là làng gốm bát tràng:
    làng gốm Bát Tràng cách thủ đô Hà Nội khoảng hơn 10km về phía Đông Nam, thuộc huyện ngoại thành Gia Lâm.
    Hiện cả làng có khoảng hơn 1.000 lò gốm. Tuy nhiên, chỉ chưa đầy 30% trong số đó là dùng lò nung gas, còn lại đa số là lò nung than. Đây là nguyên nhân chính gây nên sự ô nhiễm bầu không khí mà người dân làng này đang hứng chịu. Bên cạnh đó, bụi, xỉ than rơi *** trong quá trình vận chuyển, nước thải từ một số cơ sở sản xuất thiếu ý thức xả ra cũng góp phần làm mất mỹ quan và gây ô nhiễm môi trường ở Bát Tràng.

    Theo thông tin được đăng tải mới đây trên trang web của Cục Bảo vệ môi trường - Bộ Tài nguyên và Môi trường (www.nea.gov.vn), lượng chất thải sinh ra như than, xỉ, bụi, các loại khí độc như SO2, CO2, NO2 ở làng gốm Bát Tràng hiện nay đều vượt xa mức cho phép. Nồng độ khí độc hại lớn hơn tiêu chuẩn cho phép từ 1,8 đến 2 lần. Có người đưa ra một con số kinh ngạc về lượng khói bụi mà người dân Bát Tràng hít phải trung bình là 2kg/ngày. Kết quả của sự ô nhiễm này đã làm gia tăng tỷ lệ mắc bệnh trong cộng đồng cư dân nơi đây. Hơn 70% dân số Bát Tràng mắc các bệnh về hô hấp, hơn 80% bị đau mắt hột. Theo điều tra, cứ 100.000 người dân thì có 126,6 người bị ung thư, trong đó 40 người bị chết do ung thư phổi
    · Các hoạt động giao thông :
    Hà Nội là đầu mối giao thông quan trọng của cả nước. Bởi vậy, lưu lượng xe qua lại ở đây là vô cùng lớn, mà phổ biến hơn cả là ô tô, xe máy. Theo số liệu điều ra thì trước 1980, ở Hà Nội có khoảng 80-90% người dân đi xe đạp. Còn ngày nay, con số ấy là ngược lại. Theo số liệu thống kê mới đây của Sở giao thông vận tải Hà Nội, hiện nay toàn thành phố có khoảng 200 000 ô tô và 1,9 triệu xe máy. Đây là nguồn chủ yếu sinh ra ôxitnitơ, khí CmHn, SO2 và bụi, gây ô nhiễm trầm trọng.
    Tuy mật độ xe không lớn, các tuyến đường chính chỉ 1500 xe – 3000 xe/giờ nhưng do tốc độ đặc biệt 1 số nút giao thông như Cửa Nam, Ngã Tư Sở, Khâm Thiên Đại La,Phạm Văn Đồng,Phạm Hùng. Xe phải dừng lâu nên lượng khói thải sinh ra rất lớn hàng năm số lượng xe của thành phố Hà Nội tăng từ 17 – 20%.

    · Tại một số tuyến đường như Mai Động, Lò Đúc, Minh Khai, Giải Phóng, Ngã Tư Sở Nguyễn Trãi . nồng độ các chất ô nhiễm cao hơn mức độ cho phép (TCVN – 1995) rất nhiều lần.
    Cụ thể, mặt phố Lò Đúc và nút giao thông Ngã Tư Sở vào mùa hè có nồng độ CO trung bình từ 13,9 – 19,8/m3, vượt tiêu chuẩn cho phép (TCCP) từ 2,7 – 3,9 lần; nồng độ SO2 từ 0,6 – 0,8mg/m3, vượt 2 – 2,6 lần TCCP.
    Nồng độ benzen ở mặt phố Lò Đúc cũng cao hơn TCCP 1,5 lần. Nồng độ hơi khí CO, SO2, benzen đo ở mặt phố Lò Đúc cao hơn vị trí cách mặt phố 20m.
    Theo dự báo, đến năm 2010, nồng độ những loại khí độc hại nói trên tại các nút giao thông trên địa bàn Hà Nội sẽ vượt quá tiêu chuẩn cho phép từ 7 – 9 lần.
    Riêng chất hữu cơ bay hơi sẽ vượt ngưỡng 33 lần. Dân cư hai tuyến
    xăng dầu và khí CO có thể tăng gấp 4-5 lần lúc bình thường
    Ô nhiễm khí SO[SUB]2 [/SUB], NO­[SUB]2[/SUB] trong không khí là nguyên nhân chính gây ra mưa axit
    .
    · Khu vực dân cư và bệnh viện :
    Theo số liệu thống kê được thì mỗi ngày, Hà Nội thải vào môi trường từ 1300-1500 tấn rác thải mỗi ngày, lượng chất thải tăng 5% mỗi năm, trong đó 38% là chất thải nguy hại. Nếu bạn dạo qua một lượt khắp các đường phố Hà Nội, bạn sẽ dễ nhận thấy rằng hầu hết rác thải sinh hoạt đã được quy hoạch xử lý. Song vấn đề còn bất cập là ở một số nơi người dân vẫn còn thiếu sự nhận thức về vấn đề này. Họ vẫn vứt và đốt rác bừa bãi, làm ảnh hưỏng đến sự trong lành của không khí.
    Việc sử dụng than trong đun nấu cùng nhều thói quen xấu của người dân, chẳng hạn như : hút thuốc cũng đẩy mạnh thêm tình trạng ô nhiễm cho môi trường sống của con người. Nếu nhìn từ nguồn khí thải do hoat động sinh hoạt của các gia đình thì vùng môi trường trung tâm ở các khu phố cũ, phố cổ có mật độ phát ra chất thải cao nhất so với các vùng dân cư khác của thành phố.
    Rác thải y tế :Tên địa bàn Hà Nội có hơn 100 bệnh viện, trung tâm y tế. Vì thế mà lượng rác thải ra mỗi ngày là rất nhiều. Riêng khu xử lý rác thải nguy hiểm tại khu vực cầu Diễn – Hà Nội, trước đây, mỗi ngày tiếp nhận và tiêu hủy 2-3 tấn rác thải y tế nguy hiểm. Nhưng từ khi việc luồn rác thải y tế tư bệnh viện Việt Đức ra ngoài bị phanh phui thì lượng rác thải tăng lên 4-5 tấn /ngày.
    Ô nhiễm mùi
    Khu vực Sông và các Hồ của thành phố

    Ô nhiễm mùi thường xảy ra ở hai bên bờ kênh rạch thoát nước trong đô thị do sự thối rữa các chất hữu cơ, vi sinh vật và rác thải tạo ra các khí ô nhiễm như H[SUB]2[/SUB]S, NH[SUB]3[/SUB], CH[SUB]4[/SUB] . Ô nhiễm mùi hôi tanh ở một số vùng đô thị ven biển có cảng cá và cơ sở chế biến hải sản, giết mổ gia súc
    Sông tô lịch,song hồng,các lò giết mổ ở Hà đông,Kim Ngưu
    Ô nhiễm bụi
    Hà Nội là trung tâm kinh tế – chính trị của cả nước, quá trình công nghiệp hóa –hiện đại hóa diễn ra nhanh chóng nên nhu cầu xây dựng ngày càng tăng. Nhiều ngôi nhà cao tầng, các khu đô thị, công trường xây dựng ngày càng tăng. Hầu hết các công trường này đều gây ra số lương bụi khổng lồ. theo các chuyên gia của Sở Tài nguyên – Môi trường & Nhà đất Hà Nội, lượng bụi trong đô thị chỉ được phép dao động trong khoảng 0,2mg/m3 nhưng một nghiên cứu gần đây của cơ quan chúc năng cho thấy mức độ ô nhiễm không khí ở Hà Nội cao hơn gấp nhiều lần.
    Một số tuyến phố chính như : Ngã Tư Sở, Trần Khát Chân, Khuất Duy Tiến, Hồ Tùng Mậu là những nơi bị ô nhiễm không khí nặng nề nhất. Thủ phạm gây bụi là các phương tiện chở vật liệu không phủ bạt hoặc phủ qua loa lấy lệ, làm rơi *** vật liệu trên đường.
    Mặc dù đã có quy định, các đơn vị thi công khi kí hợp đồng phải trích 1% tổng giá trị công trình để chi vào việc đảm bảo vệ sinh môi trường. Thế nhưng các chủ công trình coi như không biết hoặc cố tình trốn tránh trách nhiệm. Việc làm này đã đẩy tình trạng ô nhiễm không khí ở Hà Nội đã cao lai càng cao hơn.
    Ô nhiễm tiếng ồn:
    ên cạnh vấn đề ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm đất và không khí ở thì ô nhiễm tiếng ồn cũng đang ảnh hướng không nhỏ tới đời sống người dân ở thành phố Hà Nội. Vấn đề này vẫn chưa thực sự được các cấp chính quyền, các ngành chức năng và mọi người qua tâm đúng mức.

    Ô nhiễm tiếng ồn được xem là một trong những mối nguy hiểm lớn đối với sức khỏe của con người không khác gì các hiện tượng ô nhiễm khác.Tại các khu vực công trường thi công,nơi giải trí,công cộng thì ô nhiễm tiếng ồn ở mức báo động
    Tại điểm trung chuyển xe bus Long Biên, Cầu Giấy, đường Phạm Văn Đồng, Phạm Hùng và nhiều điểm khác độ ồn đã vượt tiêu chuẩn trên 1,18 lần. Và hầu hết các điểm khác đều vượt tiêu chuẩn
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...