Tiểu Luận Lấy ví dụ chứng minh mối liên hệ giữa khoa học, kĩ thuật và công nghệ

Thảo luận trong 'Các Môn Khác' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tên đề tài
    Lấy ví dụ chứng minh mối liên hệ giữa khoa học, kĩ thuật và công nghệ
    Như ta đã biết:
    Khoa học là một hệ thống những tri thức của loài người về những quy luật phát triển khách quan về tự nhiên, xã hội và tư duy.
    Kỹ thuật là kết quả của khoa học biểu hiện ở việc sản xuất và sử dụng những công cụ lao động, nguyên vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, công nghệ.
    Công nghệ là tất cả những gì biến đổi đầu vào thành đầu ra. Bao gồm 2 thành phần cơ bản:
    - Phần cứng: máy móc, dụng cụ, nguyên nhiên vật liệu ( hay phần kĩ thuật bao gồm các yếu tố vật chất giúp tăng năng lực cơ bắp của con người).
    - Phần mềm:
    * Con người: yếu tố lao động, kiến thức, kinh nghiệm kĩ năng vận hành máy móc thiết bị.
    * Tổ chức: bao gồm mối liên hệ phân bổ nguồn lực, sản suất, tuyển dụng công nhân cũng như các chính sách giám sát, kiểm tra.
    * Thông tin: công nghệ thể hiện dưới dạng lý thuyết, khái niệm, các phương pháp thông số, các phương thức, bí quyết (tài liệu hướng dẫn, catalo ).

    Khoa học và công nghệ bản thân nó có điểm khác nhau cơ bản:
    CÔNG NGHỆ KHOA HỌC
    Mục tiêu
    Sp cụ thể của một cá nhân, 1 nhóm có mục đích cụ thể. Theo đuổi các tri thức và sự hiểu biết và có thể không vì mục đích ứng dụng.
    Nhiệm vụ Tìm kiếm và thực tế hoá các quá trình mới và trả lời cho câu hỏi vận hành như thế nào. Tìm kiếm và lý thuyết hoá các nguyên nhân và trả lời cho câu hỏi có đúng là như vậy thật không.
    Thời gian Được sử dụng trong một thời điểm Nghiên cứu và ứng dụng trong thời gian dài
    Phương pháp thực hiện - Phân tích và tổng hợp các thiết kế. - Phân tích, khái quát và tạo ra lý thuyết.
    - Thuyết chỉnh thể luận, kèm theo việc tích hợp nhiều yêu cầu, ý tưởng, lý thuyết, số liệu. - Giản thể luận, kèm theo việc biệt lập hoá và xác định các khái niệm khác nhau.
    Kết quả Sáng chế, thiết kế và sản xuất. Phát hiện (được kiểm soát bằng thực nghiệm).
    Tính chất của kết quả Thường hướng về giá trị. Có những tuyên bố không chú trọng đến giá trị.
    Chất lượng kết quả Đưa ra kết luận đúng dựa vào dữ liệu không đầy đủ và các mô hình tương đối. Đưa ra kết luận chính xác dựa trên lý thuyết đúng và số liệu chính xác.
    Các kỹ năng cần thiết nhất - Sự chính xác vừa đủ trong mô hình hoá để đạt được thành công. - Sự chính xác trong mô hình hoá.

    - Kỹ năng thiết kế, thi công, thử nghiệm, đảm bảo chất lượng, giải quyết vấn đề, kỹ năng giao tiếp và quan hệ giữa các cá nhân . - Kỹ năng thực nghiệm và lô gíc.
    Tính chất giá trị Tài sản của cá nhân hoặc tổ chức, có thể trở thành hàng hóa trao đổi Không bao giờ trở thành hàng hóa trao đổi và có thể phổ cập trên thế giới

    Vậy vấn đề đặt ra là mối liên hệ giữa khoa học kĩ thuật và công nghệ là gì? Và thực tế của mối quan hệ này trong đời sống là ra sao?
    Dù nói gì, khoa học, kĩ thuật và công nghệ có những sự khác nhau cơ bản nhưng thực chất luôn luôn khẳng định rằng chúng có mối liên hệ mật thiết với nhau và khó có thể tách rời. Khoa học là hệ thống tri thức của con người, trong quá trình góp nhặt tri thức ấy con người luôn có gắng tìm ra nhưng cái mới, những quy luật, phát minh. Và thành quả ấy về mặt kĩ thuật, hay lí luận đều giúp giải mã phần nào cuộc sống xung quanh chúng ta. Và một phần trong số đó là những kết quả này được ứng dụng vào trong thực tế đời sống dưới dạng công nghệ. Như định nghĩa của UNIDO: “Công nghệ là việc áp dụng khoa học vào công nghiệp bằng cách sử dụng kết quả nghiên cứu và xử lí nó một cách hệ thống và có phương pháp” nhưng không chỉ riêng trong lĩnh vực công nghiệp mà là trong đời sống nói chung.
    Điều này có thể kiểm chứng qua thực tế:
    Công nghệ quản lí doanh nghiệp là một ví dụ. Nói đến sự hình thành của nó đầu tiên phải nói đến các nhà khoa học như Frederick Winslow Taylor, H.Fayol .với hàng loạt các học thuyết có giá trị. Họ là những nhà khoa học, những nhà lí luận đặt nền móng đầu tiên cho ngành quàn trị doanh nghiệp. Và chính từ những nên móng ban đầu ấy mà ra đời cái được gọi là công nghệ quản trị doanh nghiệp ngày nay. Ta thấy rằng:
    - Trang thiết bị: bao gồm các trang thiết bị, phương tiện vật chất máy móc, nguyên liệu, phương tiện cụ thể như máy vi tính, phương tiện vân chuyển hiện đại như ô tô, xe máy, máy bay; phương tiện chuyển phát tin nhanh như internet, điện thoại, fax; các dịch vụ hỗ trợ giao dịch mua bán
    - Phần con người: con người chính là chủ thể áp dụng công nghệ này cũng là những người vận hành nó. Quản trị doanh nghiệp ứng dụng cách thức làm việc, quy định tổ chức bô máy và yêu cầu các cá nhân thực hiện đồng thời chính người quản lí và bản thân cá nhân lại có nhiệm vụ chọn lấy cho mình một phương thức và cách thức phù hợp.
     
Đang tải...