Luận Văn Lấy mẫu, xử lý sơ bộ và bảo quản mẫu phân tích

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Mẫu phân tích

    Trong tất cả các loại phương pháp phân tích phong phú như thế , dù phân tích hóa học đơn giản hay các phương pháp phân tích công cụ hiện đại , để xác định được hàm lượng của các chất , nguyên tố hay ion, thì rất hiếm , hầu như không có phương pháp nào phân tích nào có thể đo đạc , xác định trực tiếp chính xác được các chất , khi nó đang tồn tại trong mẫu ban đầu nguyên khai ở hiện trường thực tế .Điều đó có nghĩa là :

    - Các phương pháp phân tích chính xác thường phải thực hiện trong phòng thí nghiệm mới có đủ điều kiện cần thiết .
    - Việc đo đạc xác định các chất trực tiếp ngoài hiện trường là không chính xác , không đủ điều kiện , không thích hợp ,hay rất khó đại diện cho đối tượng nghiên cứu trong phạm vi quan sát.
    - Đối tượng nghiên cứu lại có khắp moi nơi , trên mặt đất , trong lòng đất , dưới nước trong không khí, trong nhà, ngoài đồng .Nên không thể đem các máy móc chính xác đi khắp mọi nơi mà đo đạc được .
    - Trạng thái tồn tại của các đối tượng nghiên cứu lại đa dạng , phong phú và rất phức tạp muôn hình vạn trạng , không đồng nhất.
    - Đó chính là lý do thực tế bắt buộc chúng ta phải lấy mẩu phân tích của đối tượng cần nghiên cứu để xử lý và xác định các chỉ tiêu mong muốn tại phòng thí nghiệm có đủ điều kiện cần thiết .
    Mẫu phân tích là một lượng mẫu nhất định ( tính theo khối lượng hay thể tích ) tối thiểu cần thiết được lấy để phân tích xác định các chỉ tiêu mong muốn của đối tượng cần nghiên cứu quan sát, nó được lấy từ các đối tượng cần nghiên cứu và phải đại diện được đúng đối tượng đó.
    2. Lấy mẫu phân tích.
    2.1.Mục đích và yêu cầu của việc lấy mẫu phân tích.
    2.1.1 Mục đích và yêu cầu của lấy mẫu phân tích .
    Mục đích của việc lấy mẫu phân tích là chọn một thể tích nhỏ ( hay khối lượng nhỏ ) phù hợp và vừa đủ của đối tượng cần nghiên cứu phân tích để làm phân tích ngay tại hiện trường , hay đóng gói vận chuyển về phòng thí nghiệm để xử lý và xác định (định tính hay định lượng ) các chất chúng ta mong muốn nhưng lại đảm bảo giử nguyên đúng thành phần của đối tượng thực tế lấy mẫu. Do đó lấy mẫu là giai đoạn đầu của quá trình phân tích . Nếu lấy sai thì quá trình phân tích không thể hiện đúng kết quả phân tích phản ánh đúng thực tế . Mẫu lấy phân tích phải đảm bảo được các yếu cầu sau :
    + Đảm bảo thực hiện đúng và đủ về QA/QC
    + Đại diện đúng cho đối tượng cần nghiên cứu hay phân tích.
    + Đáp ứng đúng yêu cầu phân tích hay nghiên cứu xen xét .
    + Lấy mẫu không làm mất hay nhiểm bẩn thêm chất phân tích vào mẫu.
    + Phải phù hợp theo phương pháp chọn để phân tích.
    + Có khối lượng đủ để phân tích , không quá nhỏ và đúng theo yêu cầu.
    + Mẫu phải có lý lịch và , các điều kiện rỏ ràng.
    2.1.2 Các điều kiện cần của công việc lấy mẫu .
    Chúng ta biết rằng , mục tiêu của việc lấy mẫu là chọn một phần thể tích hay khối lượng mẫu của đối tượng với lượng đủ cho cần thiết để nghiên cứu ( hay phân tích ) để vận chuyển về phòng thí nghiệm để xác định các chỉ tiêu cần thiết mà vẩn bảo đảm thể hiện đúng các thành phần thực tế của mẫu đó . Do đó việc lấy mẫu cần tuân thủ những điều kiện nhất định.
    + Theo từng mẫu phân tích nhất định.
    + Theo một quy trình chỉ tiêu nhất định đối với từng loại và đã được chấp nhận .

    + Theo nguyên tố hay chất phân tích .

    +Dụng cụ lấy mẫu phải theo đúng quy cách chuẩn và phải đảm bảo QA/QC.
    + Người lấy mẫu phải có tay nghề , phải được huấn luyện để thực hiện .
    +Có sổ sách ghi chép và có hồ sơ rỏ ràng.
    Chỉ khi thảo mãn các điều kiện và yêu câu trên thì kết quả phân tích mới nói lên thành phần ( hàm lượng )của chất trong mẫu phân tích . Còn nếu không thỏa mản các điều kiện đó thì dù phương pháp phân tích có chính xác đi nữa cung không nói lên được đúng nồng độ ( hàm lượng của chất ).
     
Đang tải...