Luận Văn Lập và thẩm đinh dự án mở đại lý 3S của hãng xe máy SYM Việt Nam

Thảo luận trong 'Đầu Tư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC

    Trang
    DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT viii
    DANH MỤC CÁC BẢNG . ix
    DANH MỤC CÁC HÌNH . xii
    CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU . 1
    1.1. Đặt vấn đề 1
    1.2. Mục tiêu nghiên cứu . 2
    1.3. Phạm vi nghiên cứu . 3
    1.3.1. Phạm vi thời gian . 3
    1.3.2. Phạm vi không gian . 3
    1.4. Cấu trúc của khóa luận . 3
    CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN . 4
    2.1. Giới thiệu tổng quát về SYM . 4
    2.1.1. Công ty công nghiệp San Yang (SYM). 4
    2.1.2. Thương hiệu SYM 4
    2.2. Công ty sản xuất và gia công xuất khẩu Việt Nam (VMEP). 5
    2.2.1. Giới thiệu chung . 5
    2.2.2. Cơ cấu tổ chức của VMEP 6
    2.2.3. Cơ cấu sản phẩm 8
    2.2.4. Cơ cấu thị trường 9
    2.2.5. Phương hướng phát triển trong tương lai 10
    CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 12
    3.1. Cơ sở lý luận 12
    3.1.1. Đầu tư 12
    3.1.2. Dự án đầu tư 15
    3.1.3. Giá trị của tiền tệ theo thời gian . 16
    3.1.4. Thiết lập dự án đầu tư 18
    3.1.5. Phương pháp xây dụng báo cáo ngân lưu dự án 20
    3.1.6. Thẩm định dự án đầu tư . 22
    3.1.7. Phân tích rủi ro . 28
    3.2. Phương pháp nghiên cứu 29
    3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu . 29
    3.2.2. Phương pháp xử lý số liệu . 29
    CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN . 31
    4.1. Phân tích thị trường 31
    4.1.1. Khu vực thị trường . 31
    4.1.2. Đặc điểm của người tiêu dùng xe SYM . 33
    4.1.3. Thời gian sử dụng xe SYM của khách hàng . 34
    4.1.4. Dòng xe khách hàng ưa chuộng . 35
    4.1.5. Mức độ hài lòng của khách hàng về chất lượng xe, chất lượng dịch vụ, giá cả và kiểu dáng xe . 36
    4.1.6. Đánh giá của người tiêu dùng về chất lượng và giá cả của xe SYM so cới các hãng khác 39
    4.1.7. Tình trạng nhận khuyến mãi của khách hàng SYM 40
    4.1.8. Sự trung thành thương hiệu của khách hàng SYM 41
    4.2. Tìm hiểu về những điều kiện được mở đại lý 3S của SYM . 43
    4.2.1. Các điều kiện bắt buộc của nhà nước . 43
    4.2.2. Các điều kiện do công ty đưa ra . 43
    4.3. Lập dự án mở đại lý 3S kinh doanh xe máy SYM 45
    4.3.1. Hình thức đầu tư . 45
    4.3.2. Mô tả sơ lược về sản phẩm, giá bán và hình thức tiêu thụ sản phẩm của dự án mở đại lý45
    4.3.3. Các vấn đề về xây dựng đại lý . 49
    4.3.4. Phân tích chi phí . 51
    4.3.5. Dự toán doanh thu 60
    4.3.6. Dự toán chi phí mua xe, phụ tùng và chi phí vận chuyển 67
    4.3.7. Phân tích hiệu quả tài chính . 69
    4.3.8. Xây dựng báo cáo ngân lưu 74
    4.4. Thẩm định dự án 76
    4.4.1. Thẩm định dự án theo quan điểm ngân hàng . 76
    4.4.2. Thẩm định dự án theo quan điểm chủ đầu tư 78
    4.5. Phân tích rủi ro dự án 80
    4.5.1. Phân tích biến động hiệu quả kinh tế của dự án theo sự thay đổi của sản lượng 80
    4.5.2. Phân tích biến động của chỉ ciêu NPV và IRR theo sự thay đổi của giá bán và sản lượng 81
    4.6. Phân tích hiệu quả của dự án đến kinh tế - xã hội 83
    CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 85
    5.1. Kết luận 85
    5.2. Kiến nghị 86
    5.2.1. Đối với các nhà đầu tư . 86
    5.2.2. Đối với Công Ty VMEP . 86
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 87
    PHỤ LỤC

    CHƯƠNG 1
    MỞ ĐẦU


    1.1. Đặt vấn đề
    Năm 2010 là một năm đáng nhớ của nền kinh tế Việt Nam, vì đã gặt hái được rất nhiều thành công, sản xuất kinh doanh của các ngành đã đạt được những kết quả đáng khích lệ trên tất cả các lĩnh vực. Trong phiên họp Chính phủ thường kỳ ngày 29.12.2010, một bản báo cáo những con số thống kê về kinh tế đã được phân phát bởi Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Theo đó, trong năm 2010, tăng trưởng kinh tế Việt Nam khá cao đã đạt 6,78% so với năm 2009, cao hơn kế hoạch do Quốc hội đề ra là 6,50%. Chỉ số tăng trưởng của các ngành nói chung đều tăng.Giá trị gia tăng ngành công nghiệp và xây dựng đạt cao nhất là tăng 7,7%, kế đến là dịch vụ tăng 7,52%; khu vực nông, lâm và thủy sản tăng 2,78% so với năm 2009. (Nguồn:Vietcatholic News.net, năm 2011).


    [TABLE]
    [TR]
    [TD][TABLE="width: 100%"]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
    Thị trường xe máy Việt Nam cũng đã và đang tăng trưởng mạnh. Theo thống kê của Bộ Công Thương, trong năm 2010 vừa qua các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp xe máy đã đưa ra thị trường tổng cộng hơn 3,5 triệu chiếc, tăng 14,5% so với năm 2009. Riêng trong tháng 12, lượng xe máy xuất xưởng cũng đã đạt 349.400 chiếc, tăng 10,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Theo trang điện tử Việt Báo, hiện Việt Nam đã trở thành thị trường xe máy lớn thứ 4 trên thế giới. Trong khi các hãng xe máy đã có mặt tại Việt Nam lần lượt công bố kế hoạch mở rộng thì nhiều thương hiệu xe máy quốc tế khác cũng đã và đang thâm nhập thị trường đầy béo bở này. Có thể nói đến một số thương hiệu mới gia nhập thị trường Việt Nam như: CPI và PGO motor (Đài Loan), S&T motor (Hàn Quốc) Rõ ràng không chỉ các doanh nghiệp trong nước mà cả các tập đoàn công nghiệp xe máy thế giới đều đã và đang nhận thấy những lợi ích không nhỏ khi tập trung vào “miếng bánh” xe máy Việt Nam. Các hãng xe máy nổi tiếng có mặt tai Việt Nam hầu như đều thành lập hệ thống đại lý của mình. Honda có đại lý Head, SYM có đại lý 3S, Yamaha có đại lý 3S Vì vậy, có nhiều công ty, doanh nghiệp và những nhà đầu tư tư nhân đã đầu tư vào việc mở đại lý cho các hãng xe máy đã và đang nổi tiếng hiện nay.
    Chúng ta đều biết xe máy của công ty Honda được rất nhiều người tiêu dùng biết đến và được sử dụng nhiều nhất. Thương hiệu này cùng với một số thương hiệu danh tiếng khác như: Yamaha, Suzuki, đã tạo nên một hiệu ứng xuất xứ tích cực đối với các dòng sản phẩm xe máy từ Nhật. Vì thế, sẽ có nhiều người muốn làm đại lý cho các hãng xe này.
    SYM là một thương hiệu xe máy của Đài Loan. Quốc gia này không được biết đến như một nơi sản xuất xe máy tốt nhất. SYM cũng không phải là một thương hiệu dẫn đầu trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, từ khi thâm nhập thị trường Việt Nam cho đến nay đã gần 20 năm SYM vẫn đứng vững được trên thị trường này. Điều này chứng tỏ rằng SYM đã đưa ra được những ưu điểm riêng của mình để thu hút khách hàng và thương hiệu của hãng xe máy SYM đã không còn xa lạ đối với người tiêu dùng. Với sự phong phú và đa dạng về các mặt hàng, cộng với giá cả phải chăng và sản phẩm chất lượng, SYM đã đáp ứng được phần lớn nhu cầu người tiêu dùng Việt, không chỉ dừng lại ở đó SYM còn không ngừng cải tiến mẫu mã, chất lượng sản phẩm, mong muốn ngày càng thấu hiểu và đáp ứng tốt hơn nữa từ sản phẩm đến dịch vụ cho thị trường Việt Nam. Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng thương hiệu này đã và đang phát triển , do đó đầu tư vào việc mở đại lý cho SYM sẽ mang lại nhiều thành công, đó là lý do tác giả đã chọn thực hiện khoá luận với đề tài: “Lập và thẩm đinh dự án mở đại lý 3S của hãng xe máy SYM Việt Nam”.
    1.2. Mục tiêu nghiên cứu
    Mục tiêu chung của đề tài là lập và thẩm định dự án mở đại lý 3S của hãng xe máy SYM Việt Nam, cụ thể là:
    - Nghiên cứu tổng quan về thị trường xe máy của SYM ở Việt Nam.
    - Tìm hiểu về những điều kiện được mở đại lý 3S của SYM.
    - Nghiên cứu các bước để thiết lập một dự án nhằm áp dụng vào đề tài.
    - Thẩm định dự án qua các chỉ tiêu: NPV,IRR, B/C, PI, PP.
    - Phân tích rủi ro của dự án.
    - Phân tích hiệu quả của dự án đến kinh tế - xã hội.
    1.3. Phạm vi nghiên cứu
    1.3.1. Phạm vi thời gian
    Khoá luận đươc thực hiện từ tháng 4 năm 2011 đến tháng 6 năm2011.
    1.3.2. Phạm vi không gian
    Số liệu của khoá luận đa phần được thu thập từ Công ty TNHH Hiệp Hà (đại lý 3S của SYM Việt Nam): 40/4C – Quốc lộ 22 – Huy Lâm – Bà Điểm Hoóc Môn.
    Đồng thời tham khảo ý kiến ở một số đại lý 3S của SYM và tiến hành nghiên cứu, thăm dò ý kiến của người tiêu dùng về chất lượng xe máy, chất lượng phục vụ của các đại lý 3S của SYM Việt Nam tại khu vực Quận Thủ Đức, Quận 2.
    1.4. Cấu trúc của khóa luận
    Luận văn gồm có 5 chương:
    - Chương 1: Đặt vấn đề
    Chương này bao gồm lý do chọn đề tài, mục đích của việc nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu và cấu trúc của đề tài.
    - Chương 2: Tổng quan
    Chương này mô tả khái quát về công ty công nghiệp Sang Yang (SYM), công ty sản xuất và gia công xuất khẩu Việt Nam (VMEP), cơ cấu tổ chức VMEP, cơ cấu sản phẩm, cơ cấu thị trường và phương hướng phát triển trong tương lai.
    - Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu
    Trong chương này trình bày những khái niệm có liên quan đến đề tài và giới thiệu một số phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong quá trình nghiên cứu.
    - Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
    Đây là phần nội dung chính của luận văn. Chương này nêu lên các kết quả đạt được trong quá trình nghiên cứu gồm: phân tích thị trường để tìm hiểu về thực trạng ngành kinh doanh xe máy, lập dự án mở đại lý 3S của hãng xe máy SYM Việt Nam, sau đó dùng các chỉ tiêu kinh tế như: IRR, NPV, B/C, PI, PP để thẩm định dự án, phân tích rủi ro của dự án. Cuối cùng là phân tích hiệu quả của dự án đến kinh tế - xã hội.
    - Chương 5: Kết luận và kiến nghị:
    Kết luận chung cho toàn bộ khóa luận và đưa ra một số kiến nghị đối với nhà đầu tư và Công Ty VMEP.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...