Tài liệu Lập và quản lý dự án lâm nghiệp xã hội

Thảo luận trong 'Sinh Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
    TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
    PGS.TS. ĐẶNG KIM VUI (Chủ biên)
    ThS. ĐỖ HOÀNG SƠN
    LẬP VÀ QUẢN LÝ
    DỰ ÁN LÂM NGHIỆP XÃ HỘI
    (TÀI LIỆU GIẢNG DẠY ĐẠI HỌC)

    NHÀ XUẤT BẢN NÔNG NGHIỆP
    HÀ NỘI - 2007


    LỜI NÓI ĐẦU
    Sự nghiệp đổi mới kinh tế và mở rộng quan hệ hợp tác với nước ngoài đòi hỏi
    phải nhanh chóng tiếp cận những cơ sở lý luận mới về quản lý dự án nói chung và dự
    án lâm nghiệp xã hội nói riêng. Để thực hiện mục tiêu trên chúng tôi đã tiên hành biên
    soạn giáo trình Lập và Quản lý dự án lâm nghiệp xã hội. Đây là một tài liệu được
    biên soạn dựa trên sự kế thừa, bổ sung và phát triển từ cuốn bài giảng Quản lý dự án
    lâm nghiệp xã hội do tập thể các cán bộ giảng dạy về lâm nghiệp xã hội của 5 trường
    đại học và một trung tâm khuyên nông khuyên lâm, trong đó có các cán bộ của
    Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên trong khuôn khổ Chương trình hỗ trợ lâm
    nghiệp xã hội - giai đoạn 2 (Social Forestry Support Program - 2, viết tắt là SFSP -
    2) biên soạn trước đây.
    Nội dung của cuốn sách gồm có 6 chương:
    Chương 1: Khái niệm dự án lâm nghiệp xã hội
    Chương 2: Thông tin trong quản lý dự án lâm nghiệp xã hội
    Chương 3: Lập dự án lâm nghiệp xã hội
    Chương 4: Thẩm định dự án lâm nghiệp xã hội
    Chương 5: Tổ chức thực hiện dự án lâm nghiệp xã hội
    Chương 6: Giám sát và Đánh giá dự án lâm nghiệp xã hội có sự tham gia
    Trong tài liệu, này tính chất chu trình của dự án được nhấn mạnh và được sử
    dụng để phát triển thành các chương trong cuốn sách. Nội dung và cách trình bày
    trong tài liệu nhắm tới đối tượng tà các sinh viên, cán bộ kỹ thuật nông lâm nghiệp. Vì
    vậy, cuốn Lập và Quản lý dự án lâm nghiệp xã hội dùng làm tài liệu giảng dạy và
    học tập cho sinh viên Ngành Lâm nghiệp của Trường Đại học Nông Lâm Thái
    Nguyên, ngoài ra cũng có thể làm tài liệu nghiên cứu, tham khảo cho các sinh viên
    thuộc các chuyên ngành khác có liên quan đến phát triển nông lâm nghiệp của trường.
    Ngoài ra, các cán bộ lâm nghiệp có thể tham khảo và áp dụng vào thực tiễn sản xuất.
    Trong quá trình biên soạn tập bài giảng trước đây và hoàn thiện cuốn giáo trình
    này chúng tôi đã nhận được sự giúp đỡ và đóng góp ý kiến của ngài Pierre - Yves
    Suter, cố vấn trưởng SFSP - 2; TS. Peter Taylor, cố vấn giáo dục và đào tạo; Ruedi
    Felber, cố vấn về quản lý tài nguyên; TS. Batliner, tư vấn về đào tạo; TS. Marlene
    Buchy và các đồng nghiệp tại 4 trường đại học Đại học Nông Lâm Huế, Đại học Lâm
    nghiệp Việt Nam, Đại học Tây Nguyên và Đại học Nông Lâm Thủ Đức. Chúng tôi
    cũng đã nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của TS. Phạm Thị Lý, TS. Đinh Thị
    Lan, TS. Lê Sỹ Trung, Ths. Trần Công Quân, Ths. Nguyễn Văn Mạn là các chuyên gia
    có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy và triển khai thực hiện các dự án ngoài thực tế.
    Chúng tôi xin chân thành cảm ơn mọi sự giúp đỡ và ý kiến đóng góp quý báu nói trên
    của các chuyên gia và đồng nghiệp.
    Trong quá trình biên soạn, mặc dù chúng tôi đã có nhiều cố gắng, nhưng đây là
    một môn học mới cả về lý luận và thực tiễn nên cuốn sách không thể tránh khỏi những
    thiên sót nhất định.
    Chúng tôi rất mong bạn đọc góp ý kiến nhận xét để lần xuất bản sau được tốt
    hơn.
    Những ý kiến đóng góp xin gửi về địa chỉ:
    Bộ môn Lâm nghiệp xã hội và Phát triển nông thôn
    Khoa Lâm nghiệp - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
    Các tác giả


    MỤC LỤC
    LỜI NÓI ĐẦU 2
    Chương 1. KHÁI NIỆM DỰ ÁN LÂM NGHIỆP XÃ HỘI .4
    1. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIẾM DỰ ÁN LÂM NGHIỆP XÃ HỘI .4
    1.1. Khái niệm dự án 4
    1.2. Khái niệm dự án lâm nghiệp xã hội .5
    1.3. Mục tiêu cơ bản và đặc điểm chung của dự án lâm nghiệp xã hội 8
    1.4. Cách tiếp cận trong quản lý dự án LNXH . 10
    1.5. Các nguyên tắc cơ bản của dự án lâm nghiệp xã hội .11
    1.6. Phân loại dự án 12
    2. CHU TRÌNH DỰ ÁN LÂM NGHIỆP XÃ HỘI 13
    2.1. Khái niệm chu trình dự án lâm nghiệp xã hội .13
    2.2. Nội dung công tác quản lý trong chu trình dự án LNXH 16
    Chương 2. THÔNG TIN TRONG QUẢN LÝ DỰ ÁN LNXH .19
    1. THÔNG TIN TRONG CHU TRÌNH DỰ ÁN LÂM NGHIỆP XÃ HỘI .19
    1.1. Các khái niệm về kiến thức, thông tin và dữ liệu 19
    1.2. Thông tin trong chu trình của dự án 20
    1.3. Các yêu cầu của thông tin 21
    1.4. Các loại thông tin .24
    1.5. Chỉ số trong đánh giá thông tin .25
    2. PHÂN TÍCH NHÓM LIÊN QUAN, ĐỊNH CHẾ VÀ SỰ THAM GIA 28
    2.1. Phân tích nhóm liên quan 28
    2.2. Phân tích định chế .34
    2.3. Phân tích sự tham gia .35
    Chương 3. LẬP DỰ ÁN LÂM NGHIỆP XÃ HỘI 40
    1. TIẾN TRÌNH LẬP DỰ ÁN LÂM NGHIỆP XÃ HỘI .40
    1.1. Phân tích tình huống chuẩn bị lập dự án .40
    1.2. Lập kế hoạch dự án 41
    1.3. Phân tích hiệu quả và tác động của dự án 43
    1.4. Phân tích các rủi ro của dự án 43
    1.5. Tài liệu hoá và viết văn kiện dự án 43
    2. LẬP KẾ HOẠCH DỰ ÁN LNXH .45
    2.1. Khung cấu trúc và chiến lược của dự án .45
    2.2. Xây dựng một tầm nhìn chung 47
    2.3. Xác định các vấn đề .50
    2.4. Mục đích và mục tiêu 54
    2.5. Lập kế hoạch hoạt động .57
    2.6. Cơ cấu tổ chức và phương pháp quản lý dự án .63
    3. PHÂN TÍCH HIỆU QUÀ, TÁC ĐỘNG VÀ RỦI RO CỦA DỰ ÁN LNXH 64
    3.1. Phân tích hiệu quả và ức động của dự án LNXH 64
    3.2. Phân tích rủi ro của dự án LNXH 68
    Chương 4. THẨM ĐỊNH DỰ ÁN LÂM NGHIỆP XÃ HỘI .72
    1. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THẨM ĐỊNH DỰ ÁN LNXH .72
    1.1. Khái niệm thẩm định dự án .72
    1.2. Các tiêu chí dùng làm căn cứ thẩm định dự án LNXH .72
    1.3. Nội dung thẩm định .73
    1.4. Phương pháp thẩm định dự án .77
    2. TRÌNH TỰ VÀ THỦ TỤC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN .78
    2.1. Trình tự thẩm định dự án .78
    2.2. Thủ tục thẩm định dự án 79
    121
    Chương 5. TỔ CHỨC THỰC HIỆN DỰ ÁN LÂM NGHIỆP XÃ HỘI 82
    1. TỔ CHỨC CÁC ĐƠN VỊ QUẢN LÝ VÀ THỰC HIỆN DỰ ÁN 83
    1.1. Tổ chức bộ máy quản lý dự án 83
    1.2. Tổ chức ban quản lý dự án cấp thôn bản .84
    1.3. Các bên liên quan trong thực hiện dự án LNXH .86
    1.4. Tổ chức các bên liên quan trong thực hiện dự án LNXH 87
    2. LẬP KẾ HOẠCH THỰC HIỆN VÀ QUẢN LÝ CÁC NGUỒN LỰC CỦA DỰ ÁN 90
    2.1. Lập kế hoạch thực hiện dự án 90
    2.2. Quản lý các nguồn lực của dự án 91
    Chương 6. GIÁM SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ DỰ ÁN LNXH CÓ SỰ THAM GIA 95
    1. KHÁI QUÁT VỀ GIÁM SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ CÓ SỰ THAM GIA 95
    1.1 Khái niệm về giám sát và đánh giá có sự tham gia 95
    1.2. Mục đích của giám sát và đánh giá có sự tham gia .96
    1.3. Phân biệt giữa giám sát và đánh giá 97
    1.4. Một số phương pháp giám sát và đánh giá 97
    2. THIẾT KẾ HỆ THỐNG GIÁM SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ CÓ SỰ THAM GIA 99
    2.1. Tổng quan về xây dựng và triển khai hệ thống giám sát/đánh giá có sự tham gia. 99
    2.2. Các bước xây dựng hệ thống GS - ĐG có sự tham gia .101
    2.3. Triển khai hệ thống GS - ĐG 114
    2.4. Những ý kiến nhận xét về hệ thống GS - ĐG có sự tham gia .115
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 118
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...