Luận Văn Lập trình với ngôn ngữ Visuai Basic

Thảo luận trong 'Công Nghệ Thông Tin' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Lập trình với ngôn ngữ Visuai Basic

    Nội dung

    Phần I GiớI thiệu về ngụn ngữ Visual Basic
    Lập trình vớI ngôn ngữ Visual Basic
    Cấu trúc của một chương trình viết bằng ngôn ngữ Visual Basic

    Phần II Mục đích và yêu cầu của phần mềm

    Chức năng chính của Phần mềm

    Phần III Cơ sở dữ liệu

    Phần IV Mó nguồn

    Phần I : Giới thiệu ngôn ngữ Visual Basic

    Ngôn ngữ Visual Basic ngày càng được sử dụng rộng rãi trong các đề án, chương trình thực hiện trong và ngoài nước. Visual Basic được xem là một cụng cụ phát triển phần mềm thông dụng hiện nay.

    Sau phiên bản Visual Basic 1.0 là Visual Basic 2.0, đó từng chạy nhanh hơn, dễ sử dụng hơn. Đến Visual Basic 3.0 bổ sung thêm một số phương thức đơn giản, dễ điều khiển cơ sở dữ liệu hơn. Visual Basic 4.0 bổ sung thêm hơn hỗ trợ phát triển 32 bit và bắt đầu tiến trỡnh chuyển Visual Basic thành ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng. Visual Basic 5.0 bổ sung khả năng tạo các điều khiển riêng. Visual Basic 6.0 có thêm nhiều chức năng mạnh như các ứng dụng Internet/ Intranet. . .v.v
    Visual Basic gắn liền vớI khỏi niệm lập trình trực quan, nghĩa là khi thiết kế chương trình, bạn thấy ngay được kết quả qua từng thao tác. Visual Basic cho phép chỉnh sửa một cách đơn giản, nhanh chóng giao diện của các đốI tượng trong ứng dụng. Đó là một thuận lợI cho ngườI lập trình.
    VớI Visual Basic, việc lập trình trong Windows đó trở nên hiệu quả hơn và đơn giản hơn rất nhiều. Một khả năng nữa của Visual Basic là khả năng kết hợp các thư viện liên kết động DLLl (Dynamic Link Library). DLL chính là phần mở rộng cho Visual Basic, tức là khi xây dựng một chương trỡnh cú một số yờu cầu mà Visual Basic khụng đáp ứng đầy đủ ta có thể viết các DLL để phụ thêm cho chương trỡnh.
    1 Các công cụ để thiết kế giao diện:

    Như chúng ta đó biết Visual Basic là ngụn ngữ lập trỡnh cú tớnh hướng đốI tượng nên công việc thiết kế giao diện là rất đơn giản. Chúng ta chỉ việc tiến hành đưa các đốI tượng cần thiết trong thanh công cụ vào Form bằng cách kích – kéo sau đó thay đổI các thuộc tính của chúng trên cửa sổ Properties cho phù hợp vớI mục đích lập trỡnh.
    1.1 Form:
    Form là một biểu mẫu của mỗI ứng dụng trong Visual Basic. Ta dùng Form nhằm mục đích định vị và sắp xếp các bộ phận trên nó khi thiết kế giao diện vớI ngườI sử dụng. Ta có thể xem Form như một bộ phận mà nó có thể chứa các bộ phận khác. Các thành phần trong Form chính của ứng dụng tương tác vớI các Form khác và các bộ phận của chúng tạo nên giao tiếp cho ứng dụng. Form chính là giao diện chính của ứng dụng, các Form khác có thể chứa các công cụ để nhập dữ liệu, xem xét v.v
    Trong nhiều ứng dụng của Visual Basic, kích cỡ và vị trí của biểu mẫu lúc thiết kế là kích cỡ mà ngườI dùng sẽ gặp vào lúc sử dụng. Điều này, có nghĩa là Visual Basic cho phép ta thay đổI kích cỡ và di chuyển vị trí Form đến bất cứ nơi nào trên màn hỡnh khi chạy một đề án, bằng cách thay đổI một số thuộc tính của nó trên cửa sổ thuộc tính đốI tượng (Properties Windows ). Thực tế, một trong tính năng thiếu của Visual Basic là khả năng tiến hành các thay đổI động để đáp ứng sự kiện ngườI dùng.
    1.2 Toolbox (hộp cụng cụ):
    Toolbox là hộp cụng cụ chưa các biểu tượng, biểu thị cho các điều khiển mà ta cú thể biểu mẫu là bảng chứa các đối tượng đó được định nghĩa sẵn của Visual Basic. Các đối tượng này được sử dụng trong Form để tạo thành giao diện cho các chương trỡnh ứng dụng của Visual Basic. Ta cú thể coi hộp cụng cụ là một hộp “đồ nghề” của người thiết kế chương trỡnh.
    1.3 Scrollbar (thanh cuốn):
    Scrollbar là đối tượng cho phép nhận từ người dùng một giá trị tuỳ theo vị trí con chạy trên thanh cuốn thay cho cỏc giỏ trị số.
    Thanh cuốn có một số thuộc tính quan trọng sau:
    -Thuộc tính Min: xác định cận dưới của thanh cuốn.
    -Thuộc tính Max: xác định cận trên của thanh cuốn.
    -Thuộc tính Value: xác định giá trị tạm thời của thanh cuốn.
    1.4 Option Button (Nỳt chọn):
    Đối tượng nút chọn (thường được dùng nhiều nút) cho phép người dùng chọn một trong những lựa chọn đưa ra. Như vậy, tại 1 thời điểm chỉ có thể là 1 trong những nút chọn đuợc chọn

    1.5 Checkbox( hộp kiểm);
    Cũng như nút chọn, đối tượng hộp kiểm được dùng nhiều hộp một lần. Nhưng khác với nút chọn, hộp kiểm cho phép người dùng lựa một hay nhiều điều kiện. Như vậy tại 1 thời điểm có thể có nhiều hộp kiểm được chọn

    1.6 Label(nhón):
    Đối tượng nhón cho phộp người dùng gắn nhón 1 bộ phận nào đó của giao diện trong lúc thiết kế giao diện cho chương trỡnh ứng dụng .
    Cỏc nhón dựng để hiển thị thông tin không muốn người dùng thay đổi. Trong thực tế, các nhón thường được dùng để định danh 1 hộp văn bản hoặc 1 điều khiển khác bằng việc mô tả nội dung của điều khiển đó. Một công cụ phổ biến cho việc hiển thị thông tin trợ giúp,

    1.7 Picturebox, Image ( hộp ảnh, điều khiển ảnh );
    Đối tượng Image và Picturebox dùng để hiển thị ảnh . Nó cho phép người thiết kế đưa hỡnh ảnh từ cỏc file ảnh ( .bmp , .gif ) lờn Form
    1.8 Textbox ( hộp văn bản );
    Đối tượng Textbox dùng làm hộp nhập dữ liệu cho phép đưa các chuỗi ký tự vào Form. Cú thể dựng hộp văn bản để nhập dữ liệu hoặc hiển thị văn bản . Tất cả các công cụ trong windows về chỉnh sửa văn bản như : cut , copy , paste đều dùng trong hộp văn bản

    1.9 Command Button ( nỳt lệnh ):
    Khi người dùng kích vào 1 nút lệnh trong biểu mẫu, một thao tác nào đó sẽ được thực hiện tuỳ theo thủ tục sự kiện được viết để đáp ứng sự kiện kích chuột đó .

    1.10 Listbox ( hộp danh sỏch ):
    Đối tượng Listbox cho phép kết xuất các thông tin về nhiều chuỗi kí tự vào trong nó thông qua phương thức additem. Thường được dùng để hiển thị thông tin dưới dạng danh sách có liên quan với nhau. Listbox không cho phép người dùng nhập dữ liệu vào.

    1.11 Combo box ( hộp kết hợp );
    Cụng cụ này cho phép người dùng gừ vào thụng tin và hiển thị thụng tin . nú cú tỏc dụng như hộp danh sách và hộp văn bản . Hộp kết hợp có 3 loại:
    - Hộp kết hợp thả xuống ( drop-down combo ) : là 1 hộp văn bản cho phép người dùng gừ vào, kế bờn cú 1 mũi tờn mà khi nhấn vào nó sẽ xổ ra 1 danh sách cho phép người sử dụng chọn lựa .
    - Hộp kết hợp đơn giản ( simple combo ) : luôn hiển thị danh sách và cho phép người dùng gừ vào hộp văn bản.
    - Hộp danh sách thả xuống ( drop- down list box) : tương tự như hộp kết hợp thả xuống. Danh sách sẽ không hiển thị sẵn nếu người dùng không nhấn vào mũi tên bên cạnh. người sử dụng chỉ có thể chọn từ danh sách, gừ vào hộp văn bản thỡ danh sỏch sẽ cuộn đúng đến phần tử yêu cầu và đánh dấu nó.

    1.12 Ole ( đối tượng nhúng ):
    Ole là viết tắt của Object - Linking and Embedding . Nó cho phép ta nhúng toàn bộ ứng dụng và dữ liệu từ một ứng dụng khác vào chương trỡnh . Ole khụng chỉ là 1 hệ thống cho phộp nhỳng hay kết nối dữ liệu từ 1 ứng dụng khỏc mà vào thời gian chạy của chương trỡnh ta sẽ có 1 bản sao của ứng dụng đó trong chương trỡnh của ta. Nú cú khả năng automation cho phép đóng gói các đối tượng chức năng của ứng dụng để có thể sử dụng trong ứng dụng khác.

    1.13 Project explorer :
    Project explorer trong Visual Basic 6.0 giỳp quản lý và định hướng các đề án, biểu mẫu, các module, . Visual Basic cho phép tổ chức nhiều đề án trong 1 nhóm gọi là project groups. Ta có thể lưu tập hợp các đề án trong Visual Basic thành 1 tập tin nhóm đề án. Các tập tin này có phần mở rộng là .Vbg .

    1.14 Propeties windows ( cửa sổ thuộc tớnh ):
    Là nơi chứa danh sách các thuộc tính của một đối tượng cụ thể. Các thuộc tính này có thể khác nhau với từng đối tượng cụ thể. Ta có thể đặt các thuộc tính cho phù hợp với các chương trỡnh ứng dụng.
    2 Lập trình trong Visual Basic:
    Ở phần một, chúng ta mới chỉ biết tuỳ biến biểu mẫu bằng cách bổ xung các điều khiển vào cho phù hợp với yêu cầu của chương trỡnh. Tuy nhiờn, đó chỉ có thể coi là bộ mặt của chương trỡnh. Muốn chương trỡnh chạy được thỡ chỳng ta phải thờm vào cỏc thành phần khác như lệnh, dữ liệu. . và cách thức thể hiển chúng trong chương trỡnh.
    Khi lập trỡnh trong Visual Basic thỡ phần lớn cỏc mó được xử lý để đáp ứng sự kiện. Ví dụ như sự kiện kích chuột, bấm phím, load form Các dũng mó thi hành trong một chương trỡnh Visual Basic phải nằm trong cỏc thủ tục hoặc hàm, cỏc dũng lệnh nằm ngoài sẽ khụng làm việc. Toàn bộ mó lệnh được gừ vào trong cửa sổ code.

    2.1 Cửa sổ code:

    Cửa số code bao gồm cỏc thành phần sau:
    Thanh tỏch: cửa sổ code có một thanh tách (Split bar) nằm đầu thanh cuộn dọc. Mục đích của nó là: khi các dũng mó trở nờn nhiều, ta cú thể chia cửa sổ code thành 2 phần.
    Hộp liệt kờ Object: nằm ở đầu cửa sổ code bên trái, nó liệt kê tất cả các điều khiển có trên biểu mẫu và thêm vào một đối tượng có tên là: General. Khi thả hộp liệt kê và nhắp vào một đối tượng nào đó thỡ sẽ đưa ta đến phần mó viết cho đối tượng đó.
    Hộp Procedure: hộp này cung cấp mọi sự kiện mà đối tượng đó được lựa chọn trong hộp liệt kê object.

    2.2 Intellisence:

    Intellisence là một cụng cụ thụng minh, nó giúp ta đỡ mất công gừ và tra cứu. Intellisence mở cỏc hộp liệt kờ cựng với cỏc thụng tin về đối tượng mà ta đang tiếp cận. Nó có 3 phần:
    - QuickInfo: cho ta thụng tin về cỳ phỏp của 1 lệnh Visual Basic. Mỗi khi nhập một từ khoỏ theo sau là một dấu cách hoặc dấu chấm. . .một hộp thoại sẽ hiện ra cung cấp cú pháp của thành phần đó.
    - List properties/Methods: tính năng này đưa ra một danh sách các tính chất và phương pháp của đối tượng ngay khi ta gừ dấu chấm.
    - Available constant : tính năng này cung cấp một danh sỏch cỏc hằng sẵn cú.
    2.3 Biến:
    Trong Visual Basic, tên biến có thể dài tối đa 255 kí tự. Kí tự đầu tiên phải là một chữ cái và tên biến có thể là một tổ hợp chữ cái, chữ số và dấu gạch dưới. Không được dùng các từ khoá trong Visual Basic ( như end, print. . .) làm tên biến. Visual Basic không phân biệt chữ hoa, chữ thường.

    Cỏch khai bỏo biến: Dim <Tờn biến> as <Kiểu biến>

    Phạm vi sử dụng biến phụ thuộc vào cách khai báo biến và vị trí đặt dũng lờnh khai bỏo.
     
Đang tải...