Đồ Án Lập quy trình sửa chữa nắp xi lanh và xi lanh động cơ 6nvd36

Thảo luận trong 'Cơ Khí' bắt đầu bởi Quy Ẩn Giang Hồ, 11/12/14.

  1. Quy Ẩn Giang Hồ

    Quy Ẩn Giang Hồ Administrator
    Thành viên BQT

    Bài viết:
    3,084
    Được thích:
    23
    Điểm thành tích:
    38
    Xu:
    0Xu
    GIỚI THIỆU CHUNG
    1. Nhiệm vụ của chi tiết và điều kiện làm việc :
    1.1. Nắp xi lanh:
    Nắp xi lanh là chi tiết máy đậy kín một đầu xi lanh ở phía điểm chết trên . Trong dộng cơ có rất nhiểu bộ phận và nhiều cơ cấu khác lắp trên nắp xi lanh như : buji , vòi phun , cơ cấu xupap , cơ cấu giảm áp , các chi tiết của hệ thống làm mát , máy nén khí v. v Ngoài ra trên nắp xi lanh còn phải bố trí đường thải , đường nạp , buồng cháy , đường nước làm mát , đường dẫn dầu bôi trơn v. v Do đó khiến cho kết cấu của nắp xi lanh trở nên rất phức tạp .
    Điều kiện làm việc của nắp xi lanh rất xấu . Nó chịu nhiệt độ cao và áp suất lớn . Ứng suất cơ học và ứng suất nhiệt trong quá trình làm việc của động cơ thường rất lớn và hay gây ra dạn nứt nắp xi lanh .Trong nắp xi lanh vùng nóng nhất thường là vùng giữa hai đế xupap và họng buồng cháy .Nhiệt độ vùng này có thể đạt tới 723 0K . Ngoài ra nắp xi lanh còn chịu ăn mòn hoá học nhiều và khi lắp ráp , nắp xi lanh chịu các ứng suất nén khi siết chặt các bulông hoặc gujông .
    1.2. Sơ mi xi lanh :
    Dùng làm bàn trượt cho piston , tạo thành không gian chứa môi chất công tác và truyền nhiệt từ môi chất công tác cho nước làm mát . Trong quá trình làm việc mặt trong xi lanh chịu áp suất và nhiệt độ cao , an mòn hoá học và mài mòn trong điều kiện bôi trơn kém , xi lanh con chịu tác dụng của lực đẩy ngang . Mặt ngoài sơ mi xi lanh tiếp xúc với nước làm mát , do độ chênh nhiệt độ cao giữa mặt trong và mặt ngoài , giữa vùng buồng cháy với vùng bàn trượt , nên ngoài ứng suất cơ sơ mi xi lanh còn chịu ứng suất nhiệt cao .

    2. Các yêu cầu kỹ thuật :
    2.1. Nắp xi lanh :
    Sau khi sửa chữa xi lanh cần thoả mãn các tiêu chuẩ kĩ thuật sau :
    -Những vị trí lắp ghép của lắp xi lanh được gia công vói độ bóng 5(Ra5,Rz20) những chỗ không lắp ghép là 3(Ra20,Rz80)
    -Nếu đường kính trong của mép là phần định tâm của nắp xi lanh thì gia công nó với dung sai là A4
    -Các lỗ trong nắp xi lanh dùng cho xu páp xả khỏi động và an toàn cũng như những xu páp thì gia công vớI độ bóng 56 .
    2.2 . Xi lang :
    Sau khi sửa chữa xi lanh cần thoả mãn các tiêu chuẩ kĩ thuật quy địng sau :
    -Độ nhẵn bóng mặt gương xi lanh sau khi gia công phải đạt 9 (Ra 0,32;Rz 1,6). Độ bóng mặt gờ lắp ráp đạt trị số 6 (Ra 2,5;Rz 20).
    -Mặt gờ lắp ráp với block xi lanh phải trùng với tâm của xi lanh , cho phép độ không trùng tâm không vượt quá 0,08 mm khi đường kính xi lanh 200500 mm 0,1. Cho phép độ không vuông góc của gờ lắp ghép phía trên đướng tâm xi lanh là không vượt quá 0,05 mm đối với xi lanh có đường kính dưới 200 mm.
    -Cho phép sai số đường kính của mặt gương xi lanh sau gia công không lón hơn +0,05 mm với xi lanh có đường kính 200300 mm .
    -Cho phép độ côn độ ô van không được vượt quá 0,8 lần dung sai về đường kính.
    -Độ đảo của vành đai lắp ghép của sơ mi so với tâm không vượt quá 0,08 đối với sơ mi có đường kính 200500 .

    2.3 . Vật liệu chế tạo :
    NắP xi lanh và xi lanh được chế tạo bằng gang xám , ký hiệu C - 32 , độ cứng là 190 HB .
    Các thông số :
    ã Nắp xi lanh :
    - Chiều rộng của nắp xi lanh :
    B = 372 ( mm )
    - Chiều cao của nắp xi lanh :
    Hn = 201 ( mm )
    - Chiều dầy mặt trên của nắp xi lanh :
    1 = 21 ( mm )
    - Chiều dầy mặt đáy của nắp xi lanh :
    2 = 25 ( mm )
    - Chiều dầy thành trong của nắp xi lanh :
    2 = 14 ( mm )
    * Xi lanh :
    - Chiều dài của xi lanh :
    L = 700 ( mm )
    - Đường kính trong của xi lanh :
    D = 240 ( mm )
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...