Đồ Án Lập quy trình sửa chữa bạc biên động cơ rl66-sulzr

Thảo luận trong 'Cơ Khí' bắt đầu bởi Quy Ẩn Giang Hồ, 12/12/14.

  1. Quy Ẩn Giang Hồ

    Quy Ẩn Giang Hồ Administrator
    Thành viên BQT

    Bài viết:
    3,084
    Được thích:
    23
    Điểm thành tích:
    38
    Xu:
    0Xu
    GIỚI THIỆU CHUNG
    1.1 GIỚI THIỆU ĐIÈU KIỆN LÀM VIỆC
    1.1.1 Chức năng của bạc
    - Bạc nâng đỡ các bộ phận chuyển động bằng cách chịu các tải hướng tâm và tải dọc trục.
    - Bạc giảm ma sát bằng cách cung cấp sự tiếp xúc trượt ( bạc trượt ) hay sự tiếp xúc lăn tròn ( bạc chống ma sát ).Bạc giảm ma sát nhiều hơn nhờ dầu bôi trơn.
    - Bạc cung cấp bề mặt chịu mòn có thể thay thế. Điều này giúp tiết kiệm hơn so với việc thay thế trục mà bạc nâng đỡ.
    - Bạc biên có chức năng giảm ma sát giữa cổ biên với thanh truyền, giữa đầu nhỏ thanh truyền với chốt, nâng đỡ trục và truyền chuyển động cho trục.
    1.1.2. Điều kiện làm việc
    Bạc biên động cơ làm việc trong điều kiện hết sức nặng nề:
    a. Chịu tác dụng của tải trọng cơ
    - trong quá trình làm việc bạc biên chịu tác đụng của tải trọng động, đó là lực quán tính và lực khí thể.Các lực này thay đổi có tính chu kỳ nên bạc bị va đập mạnh.Với động cơ cao tốc thì sự va đập này xảy ra càng lớn.
    b.Chịu ma sát và mài mòn
    Trong quá trình làm việc bạc biên chịu mài mòn do chuyển động quay của trục khuỷu, chuyển động song phẳng của thanh truyền.Khi làm việc bạc biên có thể chịu các dạng ma sát sau:
    - Ma sát trượt: sinh ra do chuyển động quay tương đối giữa bạc và trục.
    - Ma sát tĩnh: sinh ra khi đông cơ ở giai đoạn đầu chuyển động (lúc khởi động) và giai đoạn cuối khi dừng máy.
    - Ma sát ướt: khi bạc làm việc bình thường mài mòn là nhỏ nhất.Chiều dầy cho phép nhỏ nhất của lớp dầu bôi trơn thoả mãn.
    - Ma sát nửa ướt: xảy ra khi lớp dầu bôi trơn không đủ để ngập các nhấp nhô bề mặt.
    - Ma sát nửa khô: xảy ra khi các bề mặt làm việc không được bôi trơn.Giữa các bề mặt đó có màng hấp phụ của khí, hơi ẩm, dầu mỡ
    c. Bị ăn mòn hoá học, phá hỏng trong điều kiện bôi trơn khó khăn.Axit có thể hình thành trong dầu bôi trơn gây ăn mòn bạc.
    1.2. Các yêu cầu kỹ thuật
    Do điều kiện làm việc rất khắc nghiệt nên bạc biên phải thoả mãn các yêu cầu về kết cấu cũng như vật liệu.
    - Để tăng khả năng bôi trơn và giảm mài mòn người ta chế tạo bạc lót.Bạc thường được chế tạo làm hai nửa, trên đó có xẻ rãnh hoặc khoan lỗ để dẫn dầu bôi trơn.
    - Bạc cấu tạo bằng hai đai kim loại,phần bên ngoài gọi là cốt bạc, cốt bạc thường làm bằng thép, đồng thanh hoặc gang.Phía trong cốt bạc thường được gia công thô và có rãnh hình đuôi én hoặc chốt định vị để cho phần bạc có thể bám chắc.Vật liệu chế tạo bạc là hợp kim giảm mòn:hợp kim của thép, nhôm, đồng thanh-chì,ba bít
    - Bạc phải có một độ bung nhất định để tạo độ ép lên bệ đỡ.
    - Có lớp kim loại chuyển tiếp để tăng khả năng bám dính của bạc lên cốt bạc, tránh tạo ứng suất tập trung khi bạc làm việc.
    - Vật liệu chế tạo bạc phải thoả mãn các yêu cầu sau:
    + Có tính chịu mòn tốt và giữ được dầu bôi trơn;
    + Đảm bảo độ cứng vững và độ dẻo cần thiết nhưng không được rà khít vào bề mặt và không cứng hơn trục;
    + Dễ đúc và dễ bám vào cốt bạc;
    + Đảm bảo tính truyền nhiệt tốt và bền ở nhiệt độ cao;
    + Gía thành rẻ.
    1.3. CÁC HƯ HỎNG – NGUYÊN NHÂN
    Do điều kiện làm việc như trình bày ở trên nên bạc biên thường xuất hiện các hư hỏng sau:
    1.3.1. Bạc bị mòn phần vật liệu giảm mòn
    - Đây là hiện tượng mòn tự nhiên do ma sát giữa vật liệu giảm mòn với trụcc khuỷu của động cơ.
    - Do điều kiện bôi trơn cổ biên rất khó khăn.Khi động cơ bắt đầu khởi động,chưa hình thành được nêm dầu nên có sự tiếp xúc ma sát trực tiếp giữa cổ biên và phần vật liệu giảm mòn. Đây là giai đoạn gây mòn cho bạc rất lớn.
    - Khi động cơ đã làm việc ổn định, nêm dầu dã hình thành thì không có sự tiếp xúc trực tiếp giữa cổ biên và bạc song vẫn có sự mài mòn do ma sát ướt.Nói chung, hiện tượng mài mòn giữa hai bề mặt chuyển động ma sát với nhau là không tránh khỏi. Để hạn chế nó người ta sử dụng các biện pháp sau:
    + Chọn cặp vật liệu có hệ số ma sát nhỏ;
    + Tạo khe hở hợp lý giữa bạc và cổ biên để hình thành nêm dầu;
    + Chất lượng dầu bôi trơn phải tốt ;
    + Phải tuân thủ đúng quy trình khai thác động cơ.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...