Luận Văn Lập quy trình sơn bề mặt tàu Colombo được sửa chữa tại Hyundai Vinashin

Thảo luận trong 'Nông - Lâm - Ngư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đồ án tốt nghiệp
    Đề tài: Lập quy trình sơn bề mặt tàu Colombo được sửa chữa tại Hyundai Vinashin


    MỤC LỤC
    NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN i
    PHIẾU ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ii
    LỜI CẢM ƠN iii
    ĐỀ CƯƠNG ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP iv
    MỤC LỤC . viii
    LỜI NÓI ĐẦU 1
    Chương 1: ĐẶT VẤN ĐỀ . 2
    1.1 Lý do chọn đề tài. . 2
    1.2 Tầm quan trọng của việc lập quy trình sơn cho tàu sửa chữa . 3
    1.3 Tổng quan về quy trình sơn tàu sửa chữa. . 4
    1.4 Giới hạn nội dung. 5
    Chương 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT . 6
    QUÁ TRÌNH LÀM SẠCH BỀ MẶT VÀ SƠN VỎ TÀU SỬA CHỮA TẠI
    NHÀ MÁY TÀU BIỂN HYUNDAI VINASHIN 6
    2.1 Rửa nước . 9
    2.1.1 Mục đích . 9
    2.1.2 Yêu cầu. . 9
    2.1.3 Tiêu chuẩn và yêu cầu kỹ thuật. . 9
    2.1.4 Thiết bị rửa. . 9
    2.2 Bắn Cát. . 10
    2.2.1 Mụcđích . 11
    2.2.2 Yêu cầu . 11
    2.2.3 Tiêu chuẩn . 11
    2.2.3.1 Tiêu chuẩn Sa . 13
    2.2.3.2 Tiêu chuẩn ST 16
    2.2.4 Thiết bị bắn cát. 19
    2.3 THỔI GIÓ VÀ VỆ SINH SAU BẮN CÁT. . 19
    ix
    2.3.1 Mục đích. 19
    2.3.2 Yêu cầu. 19
    2.3.3 Tiêu chuẩn. 19
    2.3.4 Thiết bị. 19
    2.4 SƠN –VÀI NÉT CƠ BẢN VỀ SƠN SIGMA . 20
    2.4.1 Định nghĩa sơn. 20
    2.4.1.1 Các thành phần chủ yếu của sơn: 21
    2.4.1.2 Vài nét cơ bản về sơn Sigma (loại sơn tàu Colombo sử dụng ). 22
    2.4.2 Vai trò và tác dụng của sơn. 26
    2.4.3 Mục đích . 27
    2.4.4 Yêu cầu . 27
    3.4.5 Thiết bị . 29
    Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 34
    3.1 GIỚI THIỆU VỀ TÀU COLOMBO. 34
    3.1.1 Thông tin chung. 34
    3.1.2 Sơ lược về lộ trình khi tàu vào sửa chữa. 34
    3.1.3 Vài hình ảnh về bề mặt tàu Colombo khi tàu cập cảng. . 35
    3.2-KHẢO SÁT . 36
    3.2.1 Các bên tham gia: 36
    3.2.2 Phân chia vỏ tàu. 36
    3.2.3 Diện tích vỏ tàu 37
    3.3 KẾT QUẢ SAU KHI KHẢO SÁT VÀ ĐÀM PHÁN . 39
    3.4 LẬP QUY TRÌNH SƠN BỀ MẶT TÀU COLOMBO 40
    3.4.1 Kiểm tra tính xác thực của số liệu diện tích lấy từ hồ sơ tàu. . 41
    3.4.2 : Lập kế hoạch. 42
    3.4.3 Quy trình rửa nước áp suất cao. 44
    3.4.3.1 Thủ tục làm việc –Các công tác chuẩn bị 44
    3.4.3.2 Bắt đầu làm việc. 44
    3.4.4 Quy trình bắn cát . 45
    x
    3.4.4.1 Thủ tục làm việc –Các công tác chuẩn bị . 45
    4.4.4.2 Bắt đầu làm việc. 46
    3.4.5 Quy trình vệ sinh bề mặt-thổi gió. 47
    3.4.5.1 Thủ tụclàm việc –Các công tác chuẩn bị . 47
    3.4.5.2 Bắt đầu làm việc. 47
    3.4.6 Quy trình Sơn 47
    3.4.6.1 Thủ tục làm việc-Các công tác chuẩn bị . 47
    3.4.6.2 Bắt đầu làm việc. 50
    3.4.7Quy trình kiểm tra. . 58
    3.5 SO SÁNH, ĐÁNH GIÁ GIỮA QUY TRÌNH TỰ LẬP VÀ QUY
    TRÌNH THỰC TẾ. 61
    3.5.1 Khảo sát-Đàm phán 63
    3.5.2 Kế hoạch . 65
    3.5.3 Rửa nước 66
    3.5.4 Bắn cát 67
    3.5.5 Sơn . 69
    Chương 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN 74
    4.1 KẾT LUẬN . 74
    4.2 ĐỀ XUẤT Ý KIẾN . 74
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    PHỤ LỤC
    1
    LỜI NÓI ĐẦU
    Cùng với sựphát triển của ngành đóng tàu thì ngành công nghiệp và kỹ thuật
    sơn đòi hỏicũng phải phát triển theo. Là một công đoạn không thể thiếu và cũng
    không kém phần quan trọng trong đóng và sửa chữa tàu biển nhưng lĩnh vực về sơn
    còn khá mới mẻ và ít được quan tâm ở nước ta. Saumột thời gian làm việc tại HVS
    và có cơ hội được tiếp xúc với công nghệ sơn, với mong muốn học hỏi traudồi kiến
    thức để phục vụ công việc của mình đồng thời làm đề tài tốt nghiệp ra trường nên
    em quyết định chọn đề tàivề lĩnh vựcsơn tàu sửa chữavới nội dung “Lập quy
    trình sơn bề mặttàu Colombo được sửa chữa tại HVS”. Đề tàiđược hoàn thành
    gồm 4chương:
    Chương 1 : Đặt vấnđề.
    Chương 2: Cơ sở lý thuyết.
    Chương 3: Kết quả đạt được.
    Chương 4: Nhận xét và đề xuất ý kiến.


    Chương 1
    ĐẶT VẤN ĐỀ
    1.1 Lý do chọn đề tài.
    Trước thực trạng ngành công nghiệp tàu thủy Việt Nam đang trong giai đoạn
    khủng hoảng, là những người trong ngành chúng ta có thể nhận ra một trong nguyên
    nhân sâu xa đó làsự phát triển không bền vững. Để xây dựng một nhà máy đóng tàu
    vững mạnh thì cũng cần phải trải qua các giai đoạn như xây dựng một ngôi nhà nó
    cần một cái móng thật vững chắc. Hãy so sánh cách xây dựng công ty đóng tàu của
    Hàn Quốc mà cụ thể là HVSvà những công ty đóng tàu trong nước. Rất nhiều công
    ty đóng tàu thuộc tập Vinashin được sự hậu thuẫncủa Nhà nướcđã xây dựng ngay
    nhà máy đóng tàu vớivốn đầu tư khổng lồ nhưng ở HVSthì khác, nếu nói về vốn
    thì chắc đó không phải là vấn đề của họ vìHVS là công ty con của công ty
    HYUNHDAI MIPOvà được góp cổ phần bởi 5 công ty thành viên của Hyunhdai.
    HYUNHDAI MIPO không đổ vốn để xây dựng nhà máy đóng tàu mà họ chỉ cấp
    cho HVS một số vốn nhỏ và để HVStự thân vận động vì theo họ vấn đề mấu chốt
    không phải là tiền mà là con người. Lộ trình của họ được lập ra từ trước, ban đầu họ
    chỉ hoạt động trong lĩnh vựcsửa chữa sau đó sửa chữa và hoán cải tiếp đó họ đóng
    thử nghiệmvà dần tăng về số lượng và trọng tải và giờ đây sau khi đã có đủ nguồn
    lực về vốn,con người họ bắt đầuchuyển sang đóng mới hoàn toàn. Rõ ràng sửa
    chữa là giai đoạn đầu tiên và vô cùng quantrọng. Vì nó không đòi hỏi vốn lớn và
    máy móc thiết bị hiệnđại, trong giai đoạn này các công ty có thể dành để tích lũy
    vốn, tích lũy kinh nghiệm quản lý, dần hình thành bộ máy tổ chức và quan trọng
    nhất là xây dựng được nguồn lực con người, cách đi này sẽ rất phù với những công
    ty trong nước vì vốn của chúng ta không có nhiều và đặc biệt là yếu về kinh
    nghiệm quản lý và thiếu về nhân lực có trình độ cao. Đó là một trong những lý do
    khiến em muốn chọn lĩnh vực tàu sửachữacho đề tài của mình.
    Về tình hình thế giới, hiện tại ngành công nghiệp tàu thủy của thế giới vẫn
    trong giai đoạn khủng hoảng, trong lĩnh vực đóng mới cung đã vượt cầu nhưng
    trong lĩnh vực sửa chữa thì vẫn còn khá khả quan vì việc sửa chữa là điều bắt buộc
    theo địnhkỳ của đăng kiểm.
    3
    Một lý do nữa khiến em muốnlàm đề tài về lĩnh vực sửa chữađó làhiện tại
    ở nhà máy HVS tài liệu về đóng mới đặc biệt là quy trình đóng mới thì có rất nhiều,
    rất cụ thể cho tất cả mọi công việc liên quan đến đóng mới nhưng rất ít tài liệu nói
    về sửa chữađặc biệt trong mảng lập quy trình sơn cho tàu sửa chữa thì không có.
    Trước đây cũng có một đề tài tốt nghiệp về lĩnh vực sơn tàu sửa ở HVS nhưng chỉ
    dừng lại ở mức tìm hiểu chung chung chứ chưa có đề tài nào đi vàolập quy trình
    cho một con tàucụ thể. Trong công việc sơn tàu sửachữa thìsơnvỏ tàu là công
    đoạn quan trọng nhất và luôn là ưu tiên hàng đầu khi tàu vào sửa chữa định kỳ.
     Đó là những lý do mà em quyết định thực hiện đề tài “Lập quy trình sơn
    bề mặt tàu Colombo đượcsửa chữa tại HVS’’.
    1.2 Tầm quan trọng của việc lập quy trình sơn cho tàu sửa chữa.
    Sau khi tìm hiểu và trực tiếp làm việc tại phòng sơn nhà máy HVS, em nhận
    thấy rằng vấn đề lập quy trình sơn cho một tàu sửa chữa cụ thể vẫn chưa được giải
    quyết ở HVS cũng như các nhà máy khác ở Việt Nam, bằng chứng là hiện tạivẫn
    chưa có quy trình sơn cho tàu sửa chữa nào có tại HVS, những tài liệu liên quan
    cũng rất hiếm. Ngay cả những tiêu chuẩn quốc tế về sơn cho tàu sửa chữa cũng
    chưa được thiết lập mà phải áp dụng theo tiêu chuẩn đóng mới.
    Chính vì thế nên việc lập kế hoạch sơn cho một tàu sửa chữa, các bước tiến
    hành, kỹ thuật xử lý bề mặt, kỹ thuậtsơn và dự thảonguồn nhân lực phục vụ cho
    việcsơn lại vỏ tàu của một con tàu cụ thể ở các nhà máyđóng tàu nói chung và ở
    HVS nói riêng vẫn còn nhiều thiếu sót, ảnh hưởng đến hiệu quả công việc, tiến độ
    và chất lượng lớp sơn. Vì vậy, việc lập quy trình sơn cho một con tàu sửa chữa cụ
    thể đểlàm quy trình mẫu cho những con tàu khác là hết sức cần thiết cho các nhà
    máy đóng tàu trong giai đoạnhiện nay. Nếu quy trình này được lập thì nó là quy
    trình đầu tiên và cũng là quy trình cuối cùng trong lĩnh vực sửa chữa lập tại HVS vì
    hiện tại HVS đang sửa chữa con tàu cuối cùng trước khi chuyển sang đóng mới
    hoàn toàn. Nó sẽ đúc rút những kinh nghiệm kỹ thuật và quản lý trong lĩnh sơnvực
    tàu sửa chữa của HVS sau 12 năm hoạt động trong lĩnh vực nàyvới 967 con tàu
    được sửa chữa.
    4
    1.3 Tổng quan về quy trình sơn tàu sửa chữa.
    Trước khi tàu vào nhà máy sửa chữa,
    chủ tàu lập hạng mục sửa chữa, các
    thông tin cần thiết và gửi cho nhà máy
    để nhà máy chuẩn bị dock, bố trí nhân
    lực
    Kết thúc quá
    trình sơn .
    Kiểm tra, nghiệm thu
    của kỹ sư sơn của nhà
    máy và hãng sơn.
    Nhà máy tiến hành
    xử lý bề mặt
    Đại diệnhãng sơn gửi
    số liệu khảo sát về
    công ty lập spec(đặc
    tính kỹ thuật) sơn.
    Sau khi rửa nước đại
    diện chủ tàu, hãng sơn,
    chủ nhiệm công trình
    bên sơn, khảo sát, đàm
    phán xác định khối
    lượng sửa chữa cuối
    cùng .
    Nhà máy cử các chủ nhiệm công
    trình làm các thủ tục và bắt đầu nhận
    tàu vào sửa chữa
    Tàu vào nhà máy, đưa vào ụ
    và nổi nước. Chủ tàu,hãng
    sơn và đại diện chủ nhiệm
    công trình bên sơn khảo sát
    lần thứ nhất trước khi rửa
    nước và quyết định rửa nước
    như thế nào.
    Kiểm tra, nghiệm thu
    cuối cùng của chủ tàu
    và hãng sơn ( Có biên
    bản tương ứng)
    SƠ ĐỒ CHUNG TỪ KHÂU NHẬN TÀU VÀO NHÀ MÁY SỬA CHỮA
    TỚI KHI KẾT THÚC QUÁ TRÌNH SƠN LẠI BỀ MẶTTÀU TẠI HVS
    Tiến hành
    quá trình sơn.
    5
    1.4 Giới hạn nội dung.
    Như chúng ta đã biết,có rất nhiềucách để chống ăn mòn, bảo vệ bề mặt, sơn
    chỉ là một cách trong số đó. Tàu cũng có rất nhiều loại, trên tàu lại có rất nhiều vùng
    với những mức độ chịu đựng ăn mòn, với những yêu cầu khác nhau thế cho nên để
    lập quy trình sơn hoàn chỉnh cho tàu sửa chữa làrất phức tạp. Vìthời gian và điều
    kiện nghiên cứu có hạn, nên trong đề tài này em chỉ tập trung nghiên cứu vấn đề
    “Lập quy trình sơnbề mặt tàu Colombođượcsửa chữa tại HVS’’. Quy trình
    sơn ở đây được hiểu theo cách hiểu ở HVS nó không đơn thuần là việc sơn như thế
    nào mà bắt đầu từ khâu khảo sát bề mặt , thỏa thuận hợp đồng đến khi kiểm tra bàn
    giao với chủ tàu, chuyên đề không đi sâu quá vào chi tiết thành phần, kỹ thuật, công
    nghệ sơn.Phần cơ sở lý thuyết cũng chỉ có thể đề cập đến tiêu chuẩn, loại sơn mà
    nhà máy và chủ tàu thỏa thuận áp dụng.
     Nội dung chính của đề tài được tóm tắt qua các bước sau:
    -Tìm hiểu chung về quy trình sơn vỏ tàu sửa chữa.
    -Tìm hiểu về những yêu cầu, mục đích và tiêu chuẩn, thiết bị của từng
    công việc cụ thể.
    -Tự lập quy trình sơn bề mặt vỏ tàu cho tàu Colombo.
    -Tìm hiểu quá trình thực tế của nhà máy HVS đã áp dụng với tàu Colombo
    sau đó phân tích đánh giá ưu nhược điểm giữa hai quy trình.
    Nội dung chi tiết của đề tài trình bày trong 4 chương với bố cục như sau:
    - Chương 1 Đặt vấn đề
    - Chương 2 Cơ sở lý thuyết
    - Chương 3 Kết quả nghiên cứu
    -Chương 4 Kết luận và kiến nghị
    6
    Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
    QUÁ TRÌNH LÀM SẠCH BỀ MẶT VÀ SƠN VỎ TÀU SỬA
    CHỮA TẠI NHÀ MÁY TÀU BIỂN HYUNDAI VINASHIN
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...