Đồ Án Lập quy trình lắp ráp hệ động lực tàu chở nhựa đường 1700 M3

Thảo luận trong 'Cơ Khí' bắt đầu bởi Quy Ẩn Giang Hồ, 13/12/14.

  1. Quy Ẩn Giang Hồ

    Quy Ẩn Giang Hồ Administrator
    Thành viên BQT

    Bài viết:
    3,084
    Được thích:
    23
    Điểm thành tích:
    38
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU

    1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
    Hiện nay ngành công nghiệp tàu thuỷ ở Việt Nam đang có những bước phát triển mạnh mẽ cả về quy mô sản xuất của các nhà máy đóng tàu cũng như về trình độ khoa học kỹ thuật. Với hàng loạt các tàu có trọng tải từ 6.500DWT đến 100.000DWT theo đơn đặt hàng của VINASHIN đã ký kết với các chủ tàu trong nước và nước ngoài đã chứng minh một điều là đóng tàu Việt Nam đã chiếm được và ngày càng củng cố mở rộng uy tín của mình đối với không chỉ các bạn hàng trong nước mà cả với câc bạn hàng đến từ các nước có nền công nghiệp đóng tàu hiện đại như: Nhật Bản, Anh, Ấn Độ,
    Với một xu thế phát triển mạnh mẽ như vậy thì việc Việt Nam trở thành một trong những nước có nền công nghiệp đóng tàu lớn và tiên tiến trong tương lai không xa là điều hoàn toàn có thể. Các công ty, các nhà máy đóng tàu đó được nhà nước đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, hạ tầng đổi mới các trang thiết bị máy móc để phục vụ cho đóng mới và sửa chữa. Hiện nay nước ta có thể đóng mới được hầu hết các chủng loại tàu từ tàu hàng , tàu contener , tàu kéo Từ tải trọng tải nhỏ đến tải trọng rất lớn do có sự chuyển giao công nghệ từ các nền công nghiệp đóng tàu hiện đại trên thế giới.
    Em chọn đề tài: “ Lập quy trình lắp ráp hệ động lực tàu chở nhựa đường 1700 M3 ” vì đây là một trong những công việc chính trong việc thi công đóng mới một con tàu và nó cũng là mà hầu hết cá kỹ sư Máy tàu thuỷ phải làm việc tại các nhà máy đóng tàu.
    2. MỤC ĐÍCH
    Thực hiên đề tài này không ngoài mục đích tìm hiểu và nghiên cứu mặt khác còn giúp bản thân làm quen với công việc của một kỹ sư trong tương lai. Trau dồi học hỏi về chuyên môn, nghiên cứu các vấn đề về lý thuyết và thực tiễn tìm ra mối quan hệ thực tại giữa chúng trên cơ sở hạn chế về mặt công nghệ của nước nhà, từ đó tìm ra biện pháp công nghệ phù hợp với thực tiễn .
    Tìm hiểu những quy trình và những biện pháp công nghệ trong quá trình lắp ráp thực tế hiện nay của một công ty, nhà máy đóng tàu ở Việt Nam và tìm hiểu tiếp cận với những quy trình và biện pháp công nghệ trong quá trình lắp ráp của công nghệ đóng tàu thê giới.
    3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
    Kết hợp với sự trải nghiệm, tìm hiểu thực tế các quy trình lắp ráp tại các nhà máy đóng tàu trong thời gian thực tập tại trường, tham khảo các tài liệu có liên quan của các tác giả trong và ngoài nước cùng với sự giúp đỡ của giáo viên hướng dẫn nhằm thực hiện đề tài sao cho phù hợp với thực tiễn Việt Nam và áp dụng một cách tối ưu nhất.
    Do thời gian thực hiện đề tài có hạn, tài liệu thảm khảo còn hạn chế về số lượng nên mức độ nghiên cứu, tìm hiểu sâu của đề tài bị hạn chế và không thể tránh khỏi một vài sai sót.
    4. Ý NGH ĨA THỰC TẾ CỦA ĐỀ TÀI
    Đề tài có thể dung làm tài liệu tham khảo cho các sinh viên đang học tập trong ngành Máy tàu thuỷ.
    Các quy trình trong đề tài có thể được ứng dụng trong các nhà máy đóng tàu, hoặc có thể được nhà máy tham khảo và ứng dụng có chọn lọc và cải tiến để phù hợp với điều kiện của nhà máy.

    MỤC LỤC
    CHƯƠNG MỤC TIÊU ĐỀ TRANG
    Mục lục 3
    Mở đầu 6
    Chương 1 GIỚI THIỆU CHUNG 9
    1.1 Giới thiệu chung về tàu 10
    1.2 Giới thiệu về máy chính 11
    1.3 Các thiết bị phục vụ hệ động lực 13
    1.3.1 Các két phục vụ 13
    1.3.2 Tổ bơm 14
    1.3.3 Tổ quạt 15
    1.3.4 Các máy phân ly 16
    1.3.5 Các thiết bị phục vụ khác 17
    1.4 Đường trục 17
    1.5 Các hệ thống phục vụ 18
    Chương 2 QUY TRÌNH LẮP RÁP HỆ TRỤC 21
    2.1 Giới thiệu chung về hệ trục 22
    2.1.1 Nhiệm vụ và công dụng hệ trục 22
    2.1.2 Bố trí hệ trục 22
    2.1.3 Các thành phần hệ trục 23
    2.2 Phân tích và lựa chọn phương án lắp ráp 28
    2.3 Yêu cầu chung quá trình lắp ráp 32
    2.4 Trình tự lắp ráp 34
    2.5 Diễn giải các nguyên công 35
    2.5.1 Nguyên công 1: Kiểm tra cân bằng tàu 35
    2.5.2 Nguyên công 2: Xác định tâm hệ trục 38
    2.5.3 Nguyên công 3: Lắp ống bao trục chong chóng 42
    2.5.4 Nguyên công 4: Đổ chockfast cố định ống bao 45
    2.5.5 Nguyên công 5: Lắp trục chân vịt vào ống bao 48
    2.5.6 Nguyên công 6: Lắp ráp chong chóng 51
    2.5.7 Nguyên công 7: Lắp ráp bộ làm kín 54
    2.5.8 Nguyên công 8: Lắp ráp trục trung gian 56
    2.5.9 Nguyên công 9: Đổ chockfast ổ đỡ trung gian 59
    2.5.10 Nguyên công 10: Kiểm tra hệ trục sau lắp ráp 64
    Chương 3 QUY TRÌNH LẮP RÁP MÁY CHÍNH 66
    3.1 Giới thiệu chung về máy chính 67
    3.1.1 Bố trí máy chính 67
    3.1.2 Liên kết máy chính với hệ trục 68
    3.1.3 Mô tả bệ máy chính 68
    3.2 Đưa máy chính xuống tàu 69
    3.3 Yêu cầu chung lắp ráp máy chính xuống tàu 70
    3.4 Thứ tự quy trình lắp ráp máy chính 73
    3.4.1 Nguyên công I: Căn chỉnh máy chính 73
    3.4.2 Nguyên công II: Chuẩn bị nhựa chockfast 76
    3.4.3 Nguyên công III: Lắp đặt dưỡng đo độ lún 77
    3.4.4 Nguyên công IV: Đổ căn nhựa chock-fast 79
    3.4.5 Nguyên công V: Cố định máy chính 83
    3.4.6 Nguyên công VI: Liên kết trục TG với ME 84
    3.4.7 Nguyên công VII: Nghiệm thu quá trình lắp ráp 86
    Chương 4 QUY TRÌNH THỬ & NGHIỆM THU HĐL 87
    4.1 Mục đích & yêu cầu nghiệm thu 88
    4.2. Những quy định chung công tác chuẩn bị 88
    4.3 Thử các hệ thống thiết bị 90
    4.3.1 Yêu cầu chung nghiệm thu hệ thống thiết bị 90
    4.3.2 Sơ đồ nghiệm thu các hệ thống thiết bị 91
    4.3.3 Nghiệm thu hệ thống dầu đốt 92
    4.3.4 Nghiệm thu hệ thống làm mát 93
    4.3.5 Nghiệm thu hệ thống bôi trơn 94
    4.3.6 Nghiệm thu hệ thống cứu hoả 96
    4.3.7 Nghiệm thu máy phát điện 97
    4.3.8 Nghiệm thu máy nén khí và chai gió 99
    4.4. Quy trình thử máy chính tại bến & đường dài 102
    4.4.1 Thông số của máy chính 102
    4.4.2 Yêu cầu kỹ thuật khi thử máy chính 102
    4.4.3 Chế độ thử tại bến 103
    4.4.4 Chế độ thử đường dài 106
    KẾT LUẬN 110
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 111
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...