Đồ Án Lập Quy trình Kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa Trục khuỷu của động cơ 420.10-10 lắp trên xe UAZ-3160

Thảo luận trong 'Cơ Khí' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Chương I
    Giới thiệu chung về xe uaz-3160
    1.1.Các thông số và Đặc tính kỹ thuật của xe
    Xe UAZ-3160 (Hình 1) là loại xe có tính năng việt dã cao, kiểu hai cầu chủ động - công thức bánh xe 4x4, được lắp với thùng xe bằng kim loại kiểu liền có 5 cửa. Xe UAZ-3160 chuyên dùng để chở hàng hoá và chở người phù hợp với mọi loại đường và mọi địa hình khác nhau. Xe được thiết kế để sử dụng ở nhiệt độ không khí -45 đến +400C với độ ẩm trung bình không khí trong năm đến 80% tương ứng ở 150C, độ bụi của không khí đến 1g/m3, tốc độ gió đến 20m/s, trong đó kể cả ở các vùng nằm ở độ cao đến 4000m so với mực nước biển, và có thể vượt đèo ở độ cao đến 4650m (khi thay đổi đặc tính kéo động lực tương ứng)

    Chương II

    Phân tích đặc điểm kết cấu động cơ 420.10-10

    2.1.Cơ cấu khuỷu trục - thanh truyền

    A: Nhóm chi tiết chuyển động

    2.1.1.Nhóm píttông .
    Nhóm pittông gồm có pittông, chốt pittông, xécmăng khí, xécmăng dầu và các chi tiết hãm chốt pittông.
    Trong quá trình làm việc của động cơ đốt trong, nhóm pittông có nhiệm vụ chính sau đây:
    1 .Đảm bảo bao kín buồng cháy, giữ không cho không khí cháy trong buồng cháy lọt xuống cácte (hộp trục khuỷu) và ngăn không cho dầu nhờn từ hộp trục khuỷu sục lên buồng cháy.
    2 .Tiếp nhận lực khí thể và truyền lực ấy cho thanh truyền (trong quá trình cháy và giãn nở) để làm quay trục khuỷu.
    3 .Nén khí trong quá trình nén, đẩy khí thải ra khỏi xylanh trong quá trình thải và hút khí nạp mới vào buồng cháy trong quá trình nạp.

    Chương III
    Tính toán chu trình công tác và động lực học của động cơ 420.10-10.
    A: Tính toán chu trình công tác
    3.1: Chọn các số liệu ban đầu.


    Chương IV
    Lập Quy trình
    Kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa Trục khuỷu.
    ỉ Vai trò:
    Trục khuỷu là một chi tiết trọng yếu của cơ cấu KTTT.Trục khuỷu kết hợp với thanh truyền biến chuyển động tịnh tiến của piston thành chuyển động quay và ngược lại. Nói cách khác trục khuỷu nhận lực tác dụng từ piston tạo mô men quay kéo máy công tác và nhận năng lượng của bánh đà, sau đó truyền thanh truyền và piston thực hiện quá trình nén cũng như trao đổi khí trong xilanh.
    ỉ Điều kiện làm việc:
    Trục khuỷu làm việc trong diều kiện làm việc khá nặng nề, chịu lực T,Z do lực khí thể và lực quán tính của nhóm piston-thanh truyền gây ra, chịu lực ma sát trên các bề mặt công tác và phản lực từ các ổ đỡ, chịu mô men xoắn từ phía các bộ phận tiêu thụ công suất. Ngoài ra, trục khuỷu còn chịu lực quán tính ly tâm của các khối lượng quay lệch tâm của bản thân trục khuỷu và của thanh truyền.Những lực này gây uốn, xoắn, dao động xoắn và dao động ngang của trục khuỷu trên các ổ đỡ.
    v Những yêu cầu đối với trục khuỷu:
    - Có sức bền lớn, độ cứng vững cao, ít biến dạng;
    - Khối lượng và kích thước nhỏ;
    - Tốc độ mài mòn các bề mặt công tác thấp;
    - Tổn hao ma sát thấp;
    - Không bị cộng hưởng trong dải tốc độ sử dụng;
    - Tính cân bằng động cao;
    - Đảm bảo sự đồng đều mô men xoắn tổng;
    Do vậy việc kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa Trục khuỷu là một việc cần thiết và quan trọng, để đảm bảo cho động cơ hoạt động bình thường. Sau đây chúng ta đi vào từng phần của quá trình kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa Trục khuỷu.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...