Tài liệu Lập pháp - lập quy Bàn về tiêu chí phân biệt

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lập pháp - lập quy: Bàn về tiêu chí phân biệt




    Tiêu chí phân biệt văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật cả trên lý thuyết và thực tiễn đều có những vấn đề chưa rõ ràng, còn lẫn lộn và chưa bao quát hết. Rất có thể, tình trạng này có nguyên nhân từ việc chưa xác định rõ các thuộc tính, các tiêu chí phân biệt văn bản quy phạm pháp luật. Tác giả đề xuất một số cơ sở, tiêu chí và hướng khắc phục.


    Thực hiện đường lối đổi mới toàn diện của Đảng, phù hợp với tiến trình chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung, quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và xây dựng nhà nước pháp quyền, thì phương thức hoạt động của Chính phủ cũng từng bước chuyển từ quản lý trực tiếp, vi mô, bằng mệnh lệnh hành chính sang thống nhất quản lý vĩ mô việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại trong cả nước bằng hệ thống pháp luật, chính sách hoàn chỉnh, đồng bộ [1].


    Trong điều kiện như vậy, việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ để thực hiện các chức năng, thẩm quyền quản lý được Hiến pháp và Luật Tổ chức Chính phủ quy định ngày càng có vị trí, vai trò quan trọng trong tổ chức và hoạt động của Chính phủ[2].


    Văn bản QPPL của Chính phủ là một trong những hình thức pháp luật phổ biến trong việc thực hiện chức năng, thẩm quyền quản lý, điều hành đất nước của Chính phủ. Chính vì vậy, xác định đúng những tiêu chí phân biệt văn bản QPPL của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ sẽ góp phần làm rõ hơn mối quan hệ phân công, phối hợp giữa các cơ quan nhà nước, từ đó tăng cường và phát huy các chức năng, thẩm quyền của Chính phủ trong thực thi quyền hành pháp.

    1. Phân biệt văn bản QPPL của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ với văn


    bản lập pháp của Quốc hội




    Đây là điểm quan trọng để phân biệt quyền lập pháp của Quốc hội với quyền lập quy của Chính phủ, về thực chất là phân định mối quan hệ quyền lực giữa Quốc hội -cơ quan có quyền lập hiến và lập pháp với Chính phủ - cơ quan chấp hành của Quốc hội, cơ quan hành chính nhà nước cao nhất có quyền lập quy. Hơn nữa, xung quanh vấn đề này còn có nhiều cách tiếp cận và quan điểm khác nhau.


    Theo Hiến pháp, Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập pháp. Tuy nhiên, căn cứ vào quy trình lập pháp và thực tiễn lập pháp thời gian qua, bên cạnh việc thực hiện quyền lập quy (xem Hộp 1), Chính phủ có vị trí, vai trò rất quan trọng trong công tác lập pháp[3]. Trong khi đó, quyền lập pháp của Quốc hội chỉ biểu hiện chủ yếu ở việc thông qua các dự án luật.






    Hộp 1: Ba hoạt động chủ yếu của Chính phủ trong thực hiện quyền lập quy:




    - Chi tiết hóa, cụ thể hóa những quy định của luật thành những chính sách cụ thể, quyết định v


    quyền hạn của mình.




    - Chi tiết, cụ thể hóa những luật có tính chất khung, quy định có tính chất nguyên tắc của luật do




    - Quy định những vấn đề cấp thiết cần phải được điều chỉnh nhưng chưa đủ điều kiện quy định th




    Hoạt động thứ nhất thể hiện thẩm quyền hiến định, độc lập của Chính phủ. Hai hoạt động sau, tr


    rất chung chung, làm cho phạm vi ủy quyền trở nên không có giới hạn cụ thể, dẫn đến thực tế, Chín


    sở để phân biệt luật với văn bản QPPL của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trở nên mờ nhạt.








    Các đạo luật của Quốc hội và văn bản QPPL của cơ quan hành pháp là các hình thức biểu hiện quyền lực của các cơ quan này, là công cụ để thực hiện các chức

    năng, nhiệm vụ, quyền hạn được pháp luật quy định. Do đó, về nguyên tắc, cơ sở và tiêu chí phân biệt các đạo luật với các văn bản QPPL của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ có thể xác định trên cơ sở các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan này. Luật Ban hành văn bản QPPL năm 1996 đã xác định tính chất và phạm vi những vấn đề thuộc nội dung điều chỉnh của các văn bản QPPL của Quốc hội và của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Theo đó, một trong những chức năng của Quốc hội quy định tại Điều 83 của Hiến pháp được lấy làm nội dung vấn đề thuộc phạm vi quy định của các đạo luật, còn nghị quyết của Quốc hội thì lấy nguyên văn một số quy định về quyền hạn và nhiệm vụ của Quốc hội quy định tại Khoản 3, 4, 5, Điều 84 của Hiến pháp và bổ sung thêm một số vấn đề như chính sách đối ngoại, quốc phòng an ninh, thủ tục làm việc của Quốc hội.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...