Luận Văn Lập kế hoạch nâng cao chất lượng sản phẩm thịt lợn trên địa bàn thị trấn Trâu Quỳ, Gia Lâm, Hà Nội

Thảo luận trong 'Sinh Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    [HR][/HR] ​ I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1

    5
    2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 6

    2.1 Cơ sở lý luận 6
    2.1.1 Lý luận về phân tích chuỗi giá trị 6
    2.2 Cơ sở thực tiễn 18
    2.2.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ lợn thịt trên thế giới và Việt Nam 18
    2.2.2 Một số chủ trương và chính sách có liên quan đến phát triển ngành hàng lợn thịt 20
    2.2.3 Một số công trình nghiên cứu mới gần đây về ngành hàng lợn thịt ở Việt Nam 21
    2.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến chuỗi giá trị lợn thịt 21
    3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23
    3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 23
    3.1.1 Điều kiện tự nhiên 23
    3.1.2 Đặc điểm kinh tế xã hội 26
    3.1.3 Điều kiện kinh tế – xã hội 33
    3.2 Phương pháp nghiên cứu 35
    3.2.1 Phương pháp tiếp cận 35
    3.2.2 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 35
    3.2.3 Phương pháp thu thập các thông tin 37
    3.2.4 Phương pháp tổng hợp và xử lý thông tin 39
    3.2.5 Phương pháp phân tích số liệu 39
    3.2.6 Hệ thống chỉ tiêu dùng trong nghiên cứu 40
    4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 41
    4.1 Tổng quan tình hình chăn nuôi lợn của huyện 41
    4.1.1 Số đầu lợn chăn nuôi qua các năm 41
    4.1.2 Tình hình chế biến, tiêu thụ thịt lợn trên địa bàn huyện 42
    4.2 Chuỗi giá trị ngành hàng lợn thịt huyện Chương Mỹ 48
    4.2.1 Tác nhân người sản xuất 48
    4.2.2 Hộ Môi giới 52
    4.2.3 Hộ thu gom và bán buôn 53
    4.2.4 Hộ giết mổ 54
    4.2.5 Hộ bán lẻ 57
    4.2.6 Hộ chế biến 59
    4.2.7 Hộ Tiêu dùng 61


    I. ĐẶT VẤN ĐỀ

    Thịt lợn là một thực phẩm bổ dưỡng, phổ biến nhất trong các bữa ăn của con người. Chăn nuôi lợn từ lâu đã là một ngành kinh tế quan trọng đóng góp giá trị lớn trong giá trị sản xuất nông nghiệp và đặc biệt có ý nghĩa lớn trong quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn. Huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội là một huyện có ngành chăn nuôi phát triển rất sớm. Từ những năm đầu thế kỷ 20, người dân nơi đây đã biết chăn nuôi lợn nhằm phát triển kinh tế gia đình, đến nay cùng với sự phát triển của kỹ thuật, công nghệ chăn nuôi và nhu cầu tiêu dùng của xã hội thì ngành chăn nuôi đã không ngừng phát triển. Chăn nuôi ngày càng được chuyên môn hoá, mô hình trang trại chăn nuôi qui mô lớn, trang thiết bị hiện đại, đảm bảo vệ sinh môi trường đang là xu hướng phát triển chủ đạo. Sản phẩm của ngành chăn nuôi huyện Gia Lâm có mặt ở khắp nơi và đặc biệt chiếm thị phần lớn trong thị trường Hà Nội. Trong chiến lược phát triển kinh tế huyện giai đoạn 2010 -2015 thì ngành chăn nuôi chiếm một vị trí quan trọng trong việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, phát triển kinh tế hộ và kinh tế trang trại.
    Đến hết năm 2010, quy mô đàn lợn trên địa bàn huyện là hơn một trăm nghìn con, sản lượng thịt lợn thương phẩm đạt gần 20 nghìn tấn một năm, là nguồn thực phẩm chất lượng cung cấp cho nhu cầu trong huyện và thị trường Hà Nội. Định hướng phát triển chăn nuôi trên địa bàn huyện là mở rộng sản xuất với việc quy hoạch khu chăn nuôi tập trung, cách xa khu dân cư và khuyến khích phát triển công nghiệp chế biến thực phẩm hướng tới mục tiêu phát triển mạnh mẽ kinh tế nông nghiệp, giải quyết công ăn việc làm và tạo thu nhập ổn định cho người dân trong huyện. Có thể nói ngành chăn nuôi lợn đang có một cơ hội phát triển rất lớn khi được sự hỗ trợ tích cực từ chính sách của nhà nước và sự phát triển vượt bậc của kỹ thuật chăn nuôi, khoa học lai tạo giống và công nghệ chế biến thức ăn gia súc. Tuy nhiên, người chăn nuôi hiện nay vẫn chịu nhiều rủi ro từ dịch bệnh, thị trường giá cả và sự chèn ép của các tác nhân khác dẫn đến thu nhập không ổn định.
    Chất lượng lợn thịt ở Việt Nam nói chung và ở huyện Gia Lâm nói riêng hiện nay vẫn chưa cao. Tình trạng phát triển tự phát là phổ biến, các tác nhân trong ngành về cơ bản chưa có sự ràng buộc lẫn nhau. Người chăn nuôi vì lợi nhuận có thể bất chấp qui định về vệ sinh an toàn thực phẩm mà cho lợn ăn những chất kích thích tăng trọng bị cấm sử dụng hoặc vẫn bán lợn ốm, lợn bệnh ra thị trường; người buôn bán tự do ép giá người chăn nuôi, người giết mổ không có đăng ký hành nghề, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm . Bên cạnh đó công tác kiểm tra quản lý chất lượng của các cơ quan chức năng chưa thực sự hiệu quả. Hậu quả là người tiêu dùng không được hưởng dịch vụ tốt nhất, đôi khi là không có được sản phẩm tương xứng với chi phí đã bỏ ra . Khi chưa giải quyết triệt để được những tồn tại này, việc phát triển ngành lợn thịt ở huyện sẽ còn gặp rất nhiều khó khăn và thiếu tính bền vững.
    Cho đến nay đã có một số đề tài nghiên cứu về ngành chăn nuôi lợn và ngành hàng thịt lợn đạt được nhiều nội dung quan trọng. Các đề tài nghiên cứu từ trước đến nay thường tập trung vào các vấn đề kỹ thuật chăn nuôi, phòng trừ dịch bệnh, kinh tế chăn nuôi lợn và tìm giải pháp phát triển chăn nuôi lợn. Các kết quả đạt được mới chỉ giải quyết một phần những khó khăn hiện nay mà ngành hàng thịt lợn đang phải đối mặt.
    Để có sự nhìn nhận một cách hệ thống trên cơ sở phân tích mối quan hệ nhiều chiều giữa các tác nhân trong ngành hàng thịt lợn từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Lập kế hoạch nâng cao chất lượng sản phẩm thịt lợn trên địa bàn thị trấn Trâu Quỳ, Gia Lâm, Hà Nội.”
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...