Luận Văn Lập kế hoạch marketing dịch vụ tâm sự cùng Ban mai xanh

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 4/12/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tiểu luận file word
    Kèm slide thuyết trình


    I- Mô tả dịch vụ: Tâm sự cùng ban mai xanh

    ü Xuất phát từ nhu cầu của khách hàng: Được lắng nghe, có người trò truyện giúp họ giải tỏa bức xúc về tâm lý, lên tinh thần khi chán nản, hoặc khi họ đang có suy nghĩ tiêu cực về bản thân hoặc cần người chia sẻ khi cô đơn và bế tắc trong cuộc sống.
    ü Dịch vụ cốt lõi: lắng nghe trò chuyện với khách hàng, giúp khách hàng giải tỏa các cảm xúc tiêu cực bằng cách khơi gợi cho họ những cách giải quyết vấn đề hoặc tác động 1 cách tích cực tới cảm xúc của họ.
    ü Các lợi ích của sản phẩm:
    - Giải tỏa stress, khủng hoảng tâm lý, bức xúc tâm lý.
    - Đem lại sự thoải mái, cảm xúc tích cực cho khách hàng.
    - Giết thời gian khi không có việc gì để làm.

    II- Phân tích môi trường
    Khu vực địa lý mà nhóm hướng tới đó chính là khu vực Hà Nội, vì vậy môi trường marketing mà nhóm nghiên cứu là môi trường của Hà Nội.
    1. Môi trường vĩ mô
    1.1 Nhân khẩu học:
    Hà Nội là thủ đô, đồng thời là thành phố đứng đầu Việt Nam về diện tích tự nhiên và đứng thứ hai về diện tích đô thị sau thành phố Hồ Chí Minh, nó cũng đứng thứ hai về dân số với 6.913.161 người. Theo kết quả tổng kiểm tra định kỳ hộ khẩu năm 2010 của CATP Hà Nội, tính đến ngày 30-10-2010, toàn thành phố có 1.702.552 hộ, 6.913.161 nhân khẩu. So với thời điểm tháng 10-2009, dân số ở 29 quận, huyện, thị xã tăng 78.625 hộ (4,8%) và 175.596 nhân khẩu (2,6%). Do đó, nhiều hiện tượng xã hội mới do áp lực gia tăng dân số xuất hiện, do đó con người phải đối mặt với nhiều vấn đề cần giải quyết trong cuộc sống. Mở ra một thị trường khách hàng tiềm năng cần tư vấn, tâm sự giải tỏa stress.
    Tỉ lệ li hôn ở Việt Nam tăng nhanh và chiếm từ 31-40%. Tỉ lệ ly hôn ở Việt Nam tuy chỉ mới tăng lên gần đây nhưng đã tăng 50% trong vòng 5 năm qua, từ 53.000 lên 90.000 năm ngoái (Theo Ben Bland của tờ Financial Times), Mặc dù gia đình vẫn là một đơn vị xã hội vượt trội tại Việt Nam với 72,7% số người trên 15 tuổi có gia đình hoặc người bạn đời đã qua đời và chỉ 1,7% ly hôn, nhưng số vụ ly hôn đang gia tăng Độ tuổi li hôn dưới 30 chiếm tỉ lệ cao và năm sau luôn cao hơn năm trước, với các lý do chính như gánh nặng kinh tế, lối sống khác biệt, ngoại tình, bạo lực, và do thiếu kĩ năng sống chung. Tỉ lệ này càng có xu hướng cao hơn ở những thành phố phát triển như Hà Nội, tp Hồ Chí Minh Do đó, có thể họ đã và sẽ cần những người nói chuyện để giải đáp hoặc đưa ra một số lời khuyên trong cuộc sống, trong hôn nhân- gia đình và giải quyết những mâu thuẫn với vợ/chồng, hoặc chỉ đơn thuần là tìm người nói chuyện để giảm bớt cảm giác hụt hẫng, cô đơn do li dị trong hôn nhân mang lại.
    Còn một xu hướng nữa trong giới trẻ ở đô thị VN ngày nay đó là lập gia đình muộn hoặc sống độc thân, giới trẻ đã có cái nhìn nhận mới hơn về hôn nhân- gia đình do bị tác động bởi các nước phương Tây Đây cũng có thể trở thành 1 động cơ khiến những người độc thân và cần sự chia sẻ sử dụng dịch vụ này.
    Cơ cấu dân số VN là dân số trẻ .Có nhiều khúc mắc cần giải tỏa trong cuộc sống, dễ bị tác động qua các công cụ truyền thông và đón nhận dịch vụ mới, tuy nhiên dễ dàng thay đổi và tính trung thành không cao. Do đó có nhiều thách thức nếu các đối thủ cạnh tranh cung cấp được dịch vụ tốt và tiện lợi hơn.
    Tốc độ đô thị hóa ở các thành phố lớn của VN diễn ra ngày càng nhanh và mạnh, dân ở nông thông có xu hướng đổ xô về tìm việc ở các thành phố lớn. Áp lực đặt ra cho mỗi người dân sống ở đô thị tăng do phải thích nghi với cuộc sống, và họ thường có nhiều căng thẳng do sự cạnh tranh và mâu thuẫn với gia đình, bạn bè, đồng nghiệp. Đây cũng là một nguồn khách hàng có tiềm năng sử dụng dịch vụ cao.
    1.2 Văn hóa
    Hà Nội thường được xem như nơi tập trung những tinh hoa văn hóa của miền Bắc và cả Việt Nam. Nền văn hóa truyền thống chịu ảnh hướng nhiều của văn hóa Á Đông là khá khép kín và ngại chia sẻ cảm xúc với người lạ. Đây là một thách thức khi truyền thông để có thể giúp họ vượt qua tâm lí này để sử dụng dịch vụ nhưng đồng thời cũng mở ra cơ hội vì khách hàng có nhu cầu ngại đến các trung tâm tư vấn hoặc bác sĩ tâm lí nên dịch vụ nói chuyện qua điện thoại hoặc Internet là lựa chọn dễ dàng cho họ.
    Sự biến đổi văn hóa của người dân theo xu hướng toàn cầu hóa, nhất là ở đô thị lớn dân cư có dân trí cao và tiếp xúc với những tiến bộ của nền kinh tế, khoa học kỹ thuật. Dịch vụ tâm sự qua điện thoại khá phổ biến ở nước ngoài vì thế hoàn toàn có thể phát triển ở VN.
    Khoảng cách giữa các thế hệ trong cùng 1 gia đình ở VN là lớn, con cái ít chia sẻ, tâm sự với bố mẹ, nhất là ở những đô thị lớn như Hà Nội, cuộc sống trở nên bận rộn hơn và mọi người ít có thời gian quan tâm đến nhau hơn. Nhiều thiếu niên có những thắc mắc về giới tính, hoặc tâm sự về tình cảm bạn bè không thể chia sẻ cùng bố mẹ, cũng như những bậc phụ huynh không biết làm sao để hiểu được con cái mình, nên họ có thể cần đến một dịch vụ tư vấn hoặc giải đáp thắc mắc.
    1.3 Xã hội
    Sự phân tầng giai cấp ở các đô thị lớn tại VN ngày càng rõ rệt, áp lực của mọi người trước tình trạng xã hội phát triển nhanh cũng gia tăng. Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển dịch vụ tâm sự.
    Xã hội phát triển nên nhiều tệ nạn xã hội mới phát sinh (thanh thiếu niên nghiện chơi game online, tung ảnh nóng lên mạng câu views, bạo lực học đường ), iện tượng này do thiếu được lắng nghe, chia sẻ hoặc giáo dục đúng cách nên dịch vụ tâm sự có thể là một nơi để những người trong cuộc chia sẻ cảm xúc của mình.
    Vai trò và địa vị xã hội của một số người khiến họ không thể trực tiếp tìm đến những trung tâm tư vấn, vì vậy họ cần một dịch vụ tâm sự mà có thể thực hiện tại bất cứ đâu và trong mọi thời điểm thuận lợi cho khách hàng mục tiêu.
    1. 4 Kinh tế
    Việt Nam có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh, năm 2010 tăng trưởng GDP đạt 6,78%. GDP bình quân đầu người năm 2010 là 1.168 USD[​IMG] đạt mức thu nhập trung bình. Theo số liệu năm 2010, GDP của Hà Nội chiếm 12,73% của cả quốc gia và khoảng 41% so với toàn vùng Đồng bằng sông Hồng. Nên khách hàng có nguồn lực kinh tế để nghĩ tới các dịch vụ mới.
    Tuy nhiên tỉ lệ lạm phát cao (11,75% năm 2010). Vì vậy, các khách hàng đang muốn thắt chặt chi tiêu và thay vì đi đến các trung tâm tư vấn hoặc bác sĩ tâm lí, khách hàng có xu hướng lựa chọn các dịch vụ tiện lợi, giá cả hợp lí và đảm bảo chất lượng.
    Kinh tế phát triển dẫn đến nhiều khó khăn trong cuộc sống cần giải quyết ở các đô thị (thất nghiệp, áp lực công việc, áp lực do sự phân hóa của xã hội ) và mọi người sống độc lập hơn. Vậy lượng người cần được nói chuyện nhưng không có bạn bè hoặc người thấu hiểu tăng.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...