Luận Văn Lập kế hoạch Marketing cho TT NIIT Angimex- An Giang

Thảo luận trong 'Marketing' bắt đầu bởi Ác Niệm, 23/12/11.

  1. Ác Niệm

    Ác Niệm New Member

    Bài viết:
    3,584
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC

    Tóm tắt Trang
    Mục lục
    Danh mục các bảng, biểu đồ, hình vẽ
    Danh mục các chữ viết tắt
    CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU 1
    1.1. Lý do chọn đề tài 1
    1.2. Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu 1
    1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu 1
    1.2.2. Phạm vi nghiên cứu 2
    1.3. Phương pháp và nội dung nghiên cứu 2
    1.3.1. Phương pháp nghiên cứu 2
    1.3.2. Nội dung nghiên cứu 2
    1.4. Ý nghĩa của đề tài 3
    CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT 4
    2.1. Các khái niệm và định nghĩa về marketing 4
    2.1.1. Các khái niệm về marketing 4
    2.1.2. Khái niệm về marketing dịch vụ 4
    2.1.3. Các định nghĩa về marketing 5
    2.1.4. Định nghĩa về quản trị marketing 5
    2.2. Ý nghĩa của lập kế hoạch marketing 5
    2.3. Quy trình lập kế hoạch marketing 6
    2.3.1. Tóm lược nội dung 6
    2.3.2. Tôn chỉ hoạt động 6
    2.3.3. Phân tích môi trường marketing bên ngòai 6
    2.3.4. Phân tích tình hình và môi trường marketing trong nội bộ 6
    2.3.5. Phân tích SWOT 6
    2.3.6. Mục tiêu marketing 9
    2.3.7. Chiến lược marketing 9
    2.3.8. Tổ chức và thực hiện 12
    2.3.9. Đánh giá kết quả kế hoạch marketing 13


    CHƯƠNG 3. GIỚI THIỆU VỀ TT NIIT ANGIMEX 14
    3.1. Giới thiệu về NIIT Thế giới và NIIT Việt Nam 14
    3.2. Quá trình hình thành và phát triển của công ty Angimex 14
    3.3. Quá trình hình thành và phát triển của TT NIIT Angimex 15
    3.4. Cơ cấu tổ chức của TT NIIT Angimex 17
    3.4.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của TT NIIT Angimex 17
    3.4.2. Nhiệm vụ và chức năng của các phòng ban 18
    3.5. Hoạt động marketing của TT NIIT Angimex vừa qua 19
    CHƯƠNG 4. LẬP KẾ HOẠCH marketing CHO TT NIIT ANGIMEX NĂM 2007 20
    4.1. Tóm lược nội dung 20
    4.2. Tôn chỉ hoạt động 20
    4.3. Tình hình môi trường marketing bên ngoài 21
    4.3.1. Tình hình thị trường chung/môi trường vĩ mô 22
    4.3.2. Thị trường sản phẩm/dịch vụ 24
    4.3.3. Tình hình cạnh tranh 24
    4.4. Phân tích tình hình nội bộ/marketing nội bộ 26
    4.4.1. Kết quả kinh doanh 27
    4.4.2. Phân tích những vấn đề chiến lược 27
    4.4.3. Mức độ hiệu quả của chiến lược marketing 30
    4.4.4. Những yếu tố khác ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh 31
    4.5. Phân tích SWOT 33
    4.5.1. Phân tích các chiến lược 34
    4.5.2. Lựa chọn chiến lược 34
    4.6. Mục tiêu marketing 35
    4.7. Chiến lược marketing 36
    4.7.1. Chiến lược cạnh tranh 36
    4.7.2. Định vị 36
    4.7.3. Chiến lược marketing hỗn hợp 37
    4.8. Tổ chức và thực hiện 44
    4.8.1. Kế hoạch hoạt động 44
    4.8.2. Ngân sách marketing 45
    4.8.3. Tổ chức thực hiện 46
    4.9. Đánh giá kết quả kế hoạch marketing 47

    CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN & KIẾN NGHỊ 48
    5.1. Kết luận 48
    5.2. Kiến nghị 49

    Phụ lục
    Tài liệu tham khảo





    MỞ ĐẦU

    1.1. Lý do chọn đề tài
    Cùng với sự phát triển kinh tế toàn cầu, CNTT ngày càng đóng vai trò quan trọng hơn trong việc tích hợp các nhu cầu toàn cầu hóa khác nhau đã dẫn đến sự nổi lên của nhiều công nghệ đa dạng. Do đó, đang có nhu cầu rất lớn về các chuyên gia trong từng lĩnh vực cụ thể như công nghệ phát triển phần mềm, công nghệ mạng, cơ sở dữ liệu và bảo vệ hệ thống thông tin tại Việt Nam cũng như trên thế giới.
    Hiện nay, ở Việt Nam, một trong các ngành đào tạo được quan tâm nhiều nhất là CNTT. Các bậc phụ huynh có con em theo học các trường trung học phổ thông bây giờ luôn có lựa chọn xem xét năng lực của chúng “có theo được ngành CNTT hay không”. Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành CNTT thường có việc làm khá, hưởng thu nhập vào mức 200USD/tháng ngay khi mới đi làm ( ).
    Mặt khác, nhằm đáp ứng cho nhu cầu về nguồn nhân lực với trình độ kỹ thuật công nghệ phục vụ cho giai đoạn đang phát triển của đất nước. Lĩnh vực giáo dục đào tạo CNTT cần được truyền bá một cách rộng rãi để cung cấp kiến thức và kỹ năng công nghệ cho hàng triệu lao động trẻ Việt Nam ham học hỏi, năng động và nhạy bén với tình hình phát triển sôi động của đất nước. Đồng thời, quan tâm đến trình độ nhân sự không chỉ ở thành thị, ở các trường đại học lớn mà cần quan tâm đến các tỉnh, các nơi vùng sâu, để nâng cao trình độ từ thành thị đến nông thôn. Kiến thức và kỹ năng CNTT sẽ phát triển đồng bộ, nâng cao giá trị tinh thần, nâng cao kinh nghiệm học tập và trình độ nhận thức. Giải quyết việc làm, tăng thu nhập, tăng phát triển kinh tế địa phương góp phần phát triển kinh tế đất nước.
    NIIT là một trong những tập đoàn CNTT lớn nhất tại Ấn Độ được thành lập vào năm 1981, tại Việt Nam NIIT đã có mặt từ năm 2001 và đến nay đã xây dựng hệ thống 25 trung tâm NIIT tại các tỉnh thành trên toàn quốc. Ở An Giang, TT NIIT Angimex được nhượng quyền đào tạo bởi Công ty Angimex. Đây là lĩnh vực giáo dục nhằm nâng cao trình độ nhân sự cho tỉnh An Giang và cũng thu hút nhân tài ở các tỉnh lân cận để phát huy kiến thức và kỹ năng CNTT. Tuy nhiên, qua các năm hoạt động, TT NIIT Angimex chưa được nhiều người biết đến về phương pháp đào tạo, về lợi ích được đào tạo từ trung tâm, lượng học viên chưa đáp ứng qui mô đào tạo của trung tâm. Cho nên, việc “Lập kế hoạch marketing cho TT NIIT Angimex ” là rất cần thiết để đạt được các mục tiêu trên, đồng thời thu hút nhiều học viên, tăng doanh số và lợi nhuận cho trung tâm.
    1.2. Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu
    1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu
    Nghiên cứu nhằm tìm hiểu các nhân tố quyết định thành công cùng với các cơ hội thị trường để đưa ra các giải pháp khắc phục các điểm yếu của TT và các đe dọa bên ngoài. Từ đó, lập kế hoạch marketing cho TT NIIT Angimex của công ty Angimex một cách hiệu quả, mang lại thu nhập và lợi nhuận ngày càng tăng cho TT.
    Bên cạnh đó, TT NIIT Angimex còn thương mại về việc thiết kế và lắp đặt hệ thống phần mềm nhằm tăng lợi nhuận. Nên kế hoạch marketing cũng với mục đích thu hút các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh đặt hàng với TT
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...