Luận Văn Lập kế hoạch marketing cho sản phẩm thẻ của ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam _Năm

Thảo luận trong 'Marketing' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tên đề tài
    Lập kế hoạch marketing cho sản phẩm thẻ của ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam _Năm 2010

    [TABLE="width: 100%"]
    [TR]
    [TD="width: 96%"]MỤC LỤC
    

    Mục lục

    CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI 1
    1.1. Lý do chọn đề tài 1
    1.2. Mục tiêu nghiên cứu 2
    1.3. Phạm vi nghiên cứu 2
    1.4. Phương pháp nghiên cứu và nội dung nghiên cứu đề tài 2
    1.4.1. Phương pháp nghiên cứu 2
    1.4.1.1. Phương pháp thu thập số liệu 2
    1.4.1.2. Phương pháp xử lý số liệu 2
    1.5. Ý nghĩa của đề tài 3

    CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA VIỆC LẬP KẾ HOẠCH MARKETING 3
    2.1. Một số khái niệm 3
    2.1.1. Khái niệm marketing 3
    2.1.2. Khái niệm sản phẩm 3
    2.1.3. Khái niệm kênh phân phối 3
    2.1.4. Khái niệm thị trường 3
    2.1.4 Khái niệm khách hàng mục tiêu 4
    2.2. Các quan niệm marketing 4
    2.2.1. Quan niệm hoàn thiện sản xuất 4
    2.2.2. Quan niệm hoàn thiện hàng hóa 4
    2.2.3. Quan niệm tăng cường nổ lực thương mại 4
    2.2.4. Quan niệm marketing 4
    2.2.5. Quan niệm marketing đạo đức xã hội 5
    2.3. Định nghĩa kế hoạch marketing 6
    2.4. Quá trình lập kế hoạch marketing 7
    2.5. Vai trò, mục tiêu của việc lập kế hoạch marketing 8
    2.5.1 Vai trò 8
    2.5.2 Mục tiêu 8
    2.6. Sản phẩm dịch vụ của ngân hàng 8
    2.7 Dịch vụ thẻ ngân hàng và vai trò của nó đối với ngân hàng 9

    CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG 11
    3.1. Qúa trình hình thành và phát triển 11
    3.2 Bộ máy tổ chức của ngân hàng 12
    3.2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của ngân hàng Vietcombank chi nhánh Châu Đốc 12
    3.2.2 Chức năng của từng bộ phận 12

    CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG CỦA NGÂN HÀNG 14
    4.1. Phân tích môi trường bên trong ngân hàng 14
    4.1.1. Thông tin về nhân sự 14
    4.1.2. Vị thế của ngân hàng so với ngân hàng khác 14
    4.1.3. Hoạt động marketing trong thời gian qua của ngân hàng 14
    4.1.4 Số lượng thẻ phát hành trong 2008 và 2009 của ngân hàng 15
    4.2. Phân tích môi trường bên ngoài ngân hàng 16
    4.2.1. Thông tin về sản phẩm thẻ 16
    4.2.2. Tình hình cạnh tranh 17
    4.2.3. Khách hàng của ngân hàng 20
    4.2.4.Thông tin chung về thị trường 20
    4.2.4.1. Kinh tế 20
    4.2.4.2. Chính trị_pháp luật 21
    4.2.4.3. Dân số 21
    4.2.4.4. Tự nhiên 21
    4.2.8.5. Công nghệ 21
    4.3. Phân tích ma trận SWOT 21
    4.3.1. Ma trận SWOT 21
    4.3.2. Phân tích các chiến lược 23
    4.3.2.1. Nhóm chiến lược SO: điểm mạnh – cơ hội 23
    4.3.2.2. Nhóm chiến lược ST: điểm mạnh – thách thức 22
    4.3.2.3. Nhóm chiến lược WO: điểm yếu – cơ hội 23
    4.3.2.4. Nhóm chiến lược WT: điểm yếu – thách thức 23
    4.3.3. Lựa chọn chiến lược 24
    4.3.4. Định vị sản phẩm 24
    4.3.5. Phân khúc thị trường 24

    CHƯƠNG 5 KẾ HOẠCH MARKETING 26
    5.1. Thị trường mục tiêu và khách hàng mục tiêu 26
    5.1.1. Lựa chọn thị trường mục tiêu 26
    5.1.2. Khách hàng mục tiêu 26
    5.2. Mục tiêu marketing 26
    5.3. Các chiến lược marketing 26
    5.3.1. Chiến lược sản phẩm 26
    5.3.2. Chiến lược giá cả 27
    5.3.3. Chiến lược phân phối 27
    5.3.4. Chiến lược chiêu thị/ truyền thông 27
    5.4. Tổ chức thực hiện 28
    5.4.1. Kế hoạch thực hiện 28
    5.4.1.1. Kế hoạch triển khai chiến lược phân phối 28
    5.4.1.2. Kế hoạch triển khai chiến lược chiêu thị 28
    5.4.1.3. Kế hoạch triển khai chiến lược sản phẩm 28
    5.4.1.4. Kế hoạch khai triển khai chiến lược giá 28
    5.4.2. Kế hoạch về kinh phí 28
    5.4.3. Tổ chức thực hiện 29
    5.4.4. Đánh giá kết quả của kế hoạch marketing 29

    CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 30
    6.1. Kết luận 30
    6.2. Kiến nghị 30


    CHƯƠNG I:

    GIỚI THIỆU

    1.1 Lý do chọn đề tài

    Ngày nay, hội nhập kinh tế quốc tế là một xu thế tất yếu của các nước kinh tế đang phát triển muốn tiếp cận nhanh nền kinh tế tiên tiến. Đối với Việt Nam, hội nhập quốc tế là một hướng đi đúng và quan trọng là làm tiền đề cho việc tạo dựng vị thế trên trường quốc tế, đồng thời mang lại nhiều cơ hội để phát triển nhanh và bền vững nền kinh tế đất nước. Tuy nhiên, hội nhập quốc tế cũng đặt ra cho các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các ngân hàng thương mại (NHTM) – Doanh nghiệp đặc biệt kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ - tín dụng đứng trước những thách thức lớn. Để vượt qua những thách thức và tận dụng tốt cơ hội đòi hỏi các NHTM phải phân tích những điểm mạnh những điểm yếu của mình để đưa ra chiến lược phù hợp cho từng thời kỳ, từng giai đoạn của sự phát triển phù hợp với xu thế trên nguyên tắc đảm bảo lợi ích quốc gia và doanh nghiệp.
    Số lượng ngân hàng tại thị trường Việt nam ngày càng gia tăng, mức cung đang tăng trưởng mạnh và khách hàng đang đứng trước quá nhiều sự lựa chọn. Phải nhận xét một cách khách quan rằng các ngân hàng đang rất nỗ lực thực hiện các hoạt động Marketing để nâng cao hình ảnh của mình. Nhưng nâng như thế nào và cao bao nhiêu? đó thực sự là một câu hỏi rất lớn.Trong năm 2009 với kết quả kinh doanh khá ấn tượng, nhưng 2010 được dự báo sẽ là một năm đầy áp lực cho ngành ngân hàng Việt Nam. Áp lực cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng gia tăng nhất là trong bối cảnh kinh tế như hiện nay, mục tiêu phấn đấu không chỉ là cạnh tranh với các ngân hàng nội địa mà còn cả với ngân hàng nước ngoài đang dần mở rộng và đang từng bước hình thành nhiều chi nhánh tại Việt Nam để mở rộng thị phần. Bên cạnh đó nền kinh tế thế giới đã thay đổi một cách mạnh mẽ dưới sức ép của tòan cầu hóa, sự phát triển vũ bão của công nghệ và sự mở cửa của các thị trường mới, với sự xuất hiện của các ngân hàng nước ngoài: tiêu biểu theo thống kê hiện tại có 5 ngân hàng 100% vốn nước ngoài (HSBC, StandardChartered (Anh), ANZ (Úc-New Zealand), Shinhan (Hàn Quốc), Hong Leong Bank của Malaysia) hoạt động tại Việt Nam. Dù thị phần của khối ngân hàng này còn khiêm tốn, nhưng với ưu thế về vốn, kinh nghiệm, kỹ năng quản trị, công nghệ, nhân sự, họ là những đối thủ đáng gờm mà các ngân hàng trong nước phải có sự đề phòng cũng như những chiến lược để có thể giữ vững và nâng cao vị thế ngân hàng của mình trong lòng khách hàng.
    Muốn đạt được điều đó ngân hàng phải không ngừng cải tiến về dịch vụ cũng như chất lượng. Và một trong những con đường quan trọng góp phần tạo nên thành công của ngân hàng chính là hoạt động marketing, nếu sản phẩm,dịch vụ chất lượng mà khách hàng không biết tới, không có lòng tin thì ngân hàng sẽ không thể giữ chân khách hàng cũng như khách hàng tiềm năng sẽ không quan tâm đến những sản phẩm và dịch vụ mà ngân hàng cung cấp. Để làm được việc đó ngân hàng cần phải hiểu nhu cầu của khách hàng tốt hơn, cần truyền thông tốt hơn về sản phẩm , và đặc biệt cần xây dựng quan hệ gắn bó lâu dài giữa thương hiệu với nhóm đối tượng khách hàng mục tiêu. Chính vì những lý do trên, marketing ngày càng trở nên một chức năng quan trọng trong các doanh nghiệp nói chung và ngân hàng nói riêng. Nhận thấy tầm quan trọng cũng như sức ảnh hưởng lớn của marketing đến hoạt động của ngân hàng nên tôi quyết định chọn đề tài :” LẬP KẾ HOẠCH MARKETING CHO SẢN PHẨM THẺ CỦA VIETCOMBANK NĂM 2010

    1.2 Mục tiêu nghiên cứu:

    Việc nghiên cứu đề tài : “LẬP KẾ HOẠCH MARKETING CHO SẢN PHẨM THẺ CỦA VIETCOMBANK NĂM 2010 ” nhằm đạt mục tiêu sau:
     Tìm hiểu thực trạng hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung và hoạt động phát hành thẻ của ngân hàng nói riêng trong khoảng thời gian 2007-2009
     Phân tích môi trường kinh doanh kể cả bên trong và bên ngoài ngân hàng để rút ra được điểm mạnh/yếu, cơ hội/nguy cơ.
     Từ đó lập kế hoạch marketing cho sản phẩm dịch vụ thẻ của ngân hàng

    1.3 Phạm vi nghiên cứu :
     Đối tượng nghiên cứu: yếu tố bên trong và bên ngoài ảnh hưởng đến hoạt động phát hành thẻ của ngân hàng Vietcombank.
     Thời gian nghiên cứu: trong khoảng tháng 03/2010 đến tháng 05/2010.
     Do Vietcombank có nhiều sản phẩm dịch vụ thẻ nên đề tài nghiên cứu chỉ giới hạn lập kế hoạch marketing cho sản phẩm thẻ ghi nợ nội địa (Vietcombank Connect24) tại chi nhánh ngân hàng Vietcombank thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang.

    1.4 Phương pháp nghiên cứu

    1.4.1 Phương pháp thu thập số liệu
    + Trực tiếp thu thập dữ liệu từ Vietcombank chi nhánh Châu Đốc - An Giang
    + Tham khảo số liệu từ sách báo, các website, những kiến thức đã được học.

    1.4.2 Phương pháp xử lý số liệu
     Phương pháp so sánh
    Sử dụng phương pháp so sánh và đánh giá để phân tích số liệu. Từ những số liệu đã thu thập được, tôi tiến hành so sánh giữa các năm, phương pháp này cho thấy rõ sự thay đổi về khả năng phát hành thẻ nội địa của ngân hàng
     Phương pháp phân tích SWOT
    Mô hình phân tích SWOT là một công cụ rất hữu dụng cho việc nắm bắt và ra quyết định trong mọi tình huống đối với bất cứ tổ chức kinh doanh nào. Viết tắt của 4 chữ Strengths (điểm mạnh), Weaknesses (điểm yếu), Opportunities (cơ hội) và Threats (nguy cơ), SWOT cung cấp một công cụ phân tích chiến lược, rà soát và đánh giá vị trí, định hướng của một công ty hay của một đề án kinh doanh. SWOT phù hợp với làm việc và phân tích theo nhóm, được sử dụng trong việc lập kế hoạch kinh doanh, xây dựng chiến lược, đánh giá đối thủ cạnh tranh, tiếp thị, phát triển sản phẩm và dịch vụ
    Đây là phương pháp quan trọng trong việc phân tích những thuận lợi – khó khăn của ngân hàng và là một phần không thể thiếu trong quá trình nghiên cứu nhằm đưa ra những chiến lược phù hợp thông qua những điểm mạnh, điểm yếu và cả những cơ hội lẫn thách thức đối với ngân hàng, để từ đó đề ra những hoạt động marketing phù hợp với chiến lược đã lựa chọn.

    1.5 Ý nghĩa của đề tài :
    Tìm hiểu và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sản phẩm thẻ của ngân hàng VCB chi nhánh Châu Đốc nhằm lập ra kế hoạch marketing với các mục tiêu sau:
    ¯ Tăng số lượng thẻ phát hành 1881 trong năm 2010
    ¯ Quảng bá thương hiệu thẻ Vietcombank connect 24 nói riêng và những thẻ khác của Vietcombank nói chung[/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...