Báo Cáo Lập kế hoạch Marketing cho nghiệp vụ vay nông nghiệp của Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Phát Triển Mek

Thảo luận trong 'Marketing' bắt đầu bởi Bống Hà, 18/8/13.

  1. Bống Hà

    Bống Hà New Member

    Bài viết:
    5,424
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1.1 Cơ sở hình thành đề tài:
    Trong những năm vừa qua, nền kinh tế nông nghiệp luôn gắn liền với sự phát triển kinh tế đất nước. Với hơn 57% người tham gia vào ngành, 22% GDP đóng góp vào kinh tế đất nước, thì không thể phủ nhận được vai trò của nông nghiệp, vai trò của người nông dân vào kinh tế nước nhà. Chính vì thế, nhiều chính sách hỗ trợ cho nông nghiệp, hỗ trợ cho người nông dân trong quá trình sản xuất được chính phủ quan tâm. Ngoài việc hỗ trợ các kĩ thuật, giống, thì nguồn vốn để đảm bảo cho người nông dân hoạt động trong ngành được chính phủ chú trọng. Với sự khuyến khích của chính phủ, thì các ngân hàng trong nước đã đưa ra một loại hình nghiệp vụ hỗ trợ cho nông dân có được nguồn vốn sản xuất, được gọi là nghiệp vụ vay nông nghiệp. Có thể nói loại hình vay nông nghiệp đã gắn liền với người nông dân trong những năm vừa qua, với các mức lãi suất ưu tiên cho người nông dân, đã giúp không ít người nông dân có được nguồn vốn sản xuất, giúp giải quyết được mối lo đầu tiên trong sản xuất đó là vốn. Do cũng là một loại hình kinh doanh, nên trên thị trường vay ngân hàng những năm vừa qua cũng diễn ra các cuộc cạnh tranh về lãi suất giữa các ngân hàng, trong đó phải nói đến các điển hình lớn như: Agribank, Vietcombank, Sacombank. Với một tỉnh thuần nông như An Giang, thì nhu cầu đối với nghiệp vụ vay nông nghiệp là cao, trên địa bàn tỉnh đã có nhiều ngân hàng xuất hiện với các chính sách lãi suất, khuyến mãi, quảng cáo để thu hút khách hàng tại một thị trường tiềm năng trong vay nông nghiệp như An Giang. Trong số đó, phải nói đến một ngân hàng thành lập tại tỉnh nhà, đó là Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Phát Triển Mekong, với tiền thân là Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Mỹ Xuyên, với thế mạnh về tín dụng trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn ở An Giang, thì ngân hàng đã góp một phần vào việc hỗ trợ vốn ưu đãi cho người nông dân An Giang, đã hơn 18 năm gắn liền với nông dân An Giang, ngân hàng Mekong đã phần nào tạo được sự cảm tình trong mắt người nông dân. Nhưng nhìn lại, thì tuy là ngân hàng tỉnh nhà, nhưng thị phần của ngân hàng Mekong còn khiêm tốn so với các ngân hàng mạnh khác như: Agribank, Vietcombank, Sacombank. Các chương trình quảng bá nghiệp vụ vay nông nghiệp của ngân hàng vẫn còn khiêm tốn so với các ngân hàng khác trên đại bàn tỉnh, nhiều nông dân vẫn còn chưa hiểu rõ về nghiệp vụ của ngân hàng, bên cạnh đó các chương trình khuyến mãi, dịch vụ phục vụ khách hàng của ngân hàng Mekong vẫn chưa tạo được sự thu hút mạnh cho khách hàng. Để có một thị phần lớn, gắn kết mật thiết với người nông dân trong tỉnh đòi hỏi ngân hàng cần đưa ra một chiến lược quảng bá hình ảnh ngân hàng (nhất là trong tình hình ngân hàng vừa mới đổi tên từ Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Mỹ Xuyên thành Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Phát Triển Mekong), các chương trình khuyến mãi, Pr, để mang hình ảnh của ngân hàng đến gần hơn đối với người nông dân, phát triển thị phần của ngân hàng hơn nữa, giúp ngân hàng khẳng định được vị thế một ngân hàng tỉnh nhà, một ngân hàng của nông dân An Giang. Đây là những nguyên nhân mà khiến tôi quyết định chọn đề tài: “Lập kế hoạch Marketing cho nghiệp vụ vay nông nghiệp của Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Phát Triển Mekong tại tỉnh An Giang giai đoạn 2010-2011”, với mong muốn góp một phần vào sự phát triển thương hiệu Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Phát Triển An Giang trong lòng người nông dân An Giang.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...