Báo Cáo Lập kế hoạch marketing cho công ty chế biến thủy sản xuất khẩu 1

Thảo luận trong 'Marketing' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Thương mại thủy sản đang là ngành kinh doanh hấp dẫn và được sự quan tâm của tất cả các doanh nghiệp ở các nước nói chung và Việt Nam nói riêng. Vì hiện nay nhu cầu thủy sản Thế giới ngày càng tăng lên trong khi lượng cung thì có hạn và xu hướng tiêu dùng của người dân thay đổi theo hướng tích cực cho ngành thủy sản phát triển. Nên các doanh nghiệp đã theo nguyên tắc kinh doanh “bán những cái khách hàng cần không bán những cái mình có” để tự tin đầu tư vào ngành này. Cũng chính vì vậy mà dự án công ty chế biến thủy sản đông lạnh xuất khẩu 1 đã được hình thành, dưới sự đầu tư của công ty Cổ Phần Đầu Tư và Phát Triển Đa Quốc Gia IDI và cổ đông chính là công ty xây dựng Sao Mai. Để chuẩn bị tốt hơn cho công ty khi bắt đầu đi vào hoạt động năm 2008 nên đề tài “ lập kế hoạch Marketing cho công ty chế biến thủy sản đông lạnh xuất khẩu 1” đã được chọn nghiên cứu.

    Để tự tin thâm nhập vào thị trường xuất khẩu, công ty đã nghiên cứu và chuẩn bị cho mình lợi thế vững chắc để cạnh tranh đó là: Công ty có hệ thống, dây chuyền sản xuất rất hiện đại, quy mô lớn có thể đáp ứng cho khách hàng một sản lượng lớn sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng quốc tế và giảm thiểu được chi phí sản xuất mang lại hiệu quả kinh doanh cao hơn; được sự chỉ đạo của Ban lãnh đạo (Công ty Sao Mai) với nhiều năm kinh nghiệm trong ngành kinh doanh; Và cuối cùng là công ty có vị trí rất thuận lợi về thu mua nguyên liệu.

    Tuy nhiên, công ty cũng có vấn đề đáng lo là thương hiệu sản phẩm của công ty còn mới chưa được các khách hàng biết đến và so với đối thủ cạnh tranh thì yếu tố nhân sự, vốn, kinh nghiệm trong ngành công ty sẽ ở thế bất lợi hơn.

    Để giải quyết các vấn đề trên, kế hoạch Marketing đưa ra một số giải pháp sau:

    + Sử dụng các phương pháp truyền thông như (chào hàng trực tiếp, bán hàng qua mạng, tham gia hội chợ thủy sản Thế giới, ) để cung cấp đến khách hàng những thông tin về công ty, lợi ích của khách hàng khi hợp tác cùng công ty.

    + Đảm bảo sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng quốc tế; thực hiện đúng theo các điều khoản ký kết trong hợp đồng để giứ uy tín thương hiệu lâu dài cho công ty với khách hàng.

    + Có chính sách ưu đãi cho những khách hàng đầu tiên để khuyến khích hợp tác lâu dài.

    Để thực hiện hiệu quả các giải pháp trên công ty cần có sự hỗ trợ của đội ngũ nhân viên thật sự có năng lực. Để có được điều đó đòi hỏi công ty phải có chính sách đào tạo và tuyển dụng nhân viên hợp lý và đáp ứng tốt các yêu cầu của công việc. Ước tính kế hoạch sẽ được thực hiện với chi phí trích từ 2% trên tổng doanh thu dự kiến năm 2008 của dự án đầu tư. Và kết quả hy vọng đạt được là làm tăng 5% thị phần cho công ty ở thị trường mục tiêu.


    MỤC LỤC

    NỘI DUNG Trang


    CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU 1

    1.1. Lý do chọn đề tài 1

    1.2. Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu 1

    1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu 1

    1.2.2. Phạm vi nghiên cứu 1

    1.3. Phương pháp nghiên cứu 2

    1.3.1. Phương pháp thu thập dữ liệu 2

    1.3.2. Phương pháp phân tích dữ liệ: 2

    1.4. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu. 2

    CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT 3

    2.1. Khái niệm về Marketing và kế hoạch Marketing 3

    2.1.1. Marketing 3

    2.1.2.Kế hoạch Marketing 3

    2.1.3. Kế hoạch tiếp thị hàng năm. 3

    2.2. Các bước hoạch định Marketing 4

    1. Tóm lượt nội dung 4

    2. Tôn chỉ hoạt động của công ty 4

    3. Phân tích môi trường bên ngoài 4

    4. Phân tích môi trường bên trong 5

    5. Phân tích SWOT 6

    6. Mục tiêu Marketing 7

    7. Chiến lược Marketing 7

    8. Tổ chức và thực hiện 8

    9. Đánh giá kết quả hoạt động Marketing 8

    CHƯƠNG 3. TỔNG QUAN VỀ NHÀ MÁY CHẾ BIẾN THỦY SẢN

    ĐÔNG LẠNH XUẤT KHẨU 1 9

    3.1. Cơ sở hình thành 9

    3.2. Giới thiệu chung về nhà máy 9



    CHƯƠNG 4. LẬP KẾ HOẠCH MARKETING CHO NHÀ MÁY CHẾ BIẾN

    THỦY SẢN ĐÔNG LẠNH XUẤT KHẨU 1 12

    4.1. Tóm lượt nội dung 12

    4.2. Tôn chỉ hoạt động của công ty 12

    4.3. Phân tích môi trường bên ngoài 12

    4.3.1. Thông tin chung về môi trường vĩ mô 12

    4.3.2. Tình hình thị trường ngành chế biến thuỷ sản 13

    4.3.2.1. Thị trường thủy sản Thế Giới 13

    4.3.2.2. Thị trường thủy sản nội địa và khu vực. 16

    4.3.3.Tình hình cạnh tranh 20

    4.3.4.Tình hình nhà cung cấp 22

    4.3.5. Tình hình hệ thống phân phối 23

    4.3.6.Tình hình nhu cầu Khách hàng 24

    4.4. Phân tích môi trờng bên trong 27

    4.4.1. Kết quả hoạt động kinh doanh. 27

    4.4.2 Các vấn đề chiến lược 29

    4.4.3 Các yếu tố nội bộ khác có ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh của cty 33

    4.5. Phân tích SWOT 35

    4.6. Mục tiêu Marketing 36

    4.7. Chiến lược Marketing 36

    4.7.1. Chiến lược cạnh tranh 36

    4.7.2. Định vị 36

    4.7.3. Chiến lược Marketing hỗn hợp 36

    4.8. Tổ chức và thực hiện 39

    4.8.1. Kế hoạch hoạt động 39

    4.8.2. Ngân sách và nhân sự 40

    4.9. Đánh giá kết quả hoạt động Marketing 41

    CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 42

    51. Kết luận 42

    5.2. Kiến nghị
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...