Luận Văn Lập kế hoạch kinh doanh cho Cơ sở Hưng Quang giai đoạn 2008 - 2010

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Mit Barbie, 9/1/12.

  1. Mit Barbie

    Mit Barbie New Member

    Bài viết:
    2,273
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Giới thiệu
    1.1. Bối cảnh nghiên cứu
    Đồng bằng sông Cửu Long có nhiều sông ngòi, kênh rạch thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là ngành trồng lúa và nuôi trồng thủy sản. Những năm gần đây, ngày càng có nhiều mặt hàng nông thủy sản xuất khẩu ra thị trường các nước trong khu vực và trên thế giới, do đó ngành nông nghiệp của Đồng bằng sông Cửu Long phát triển nhanh chóng. Hàng năm lượng nước cần cho sản xuất nông nghiệp rất lớn, vì vậy, máy bơm nước là một công cụ thật sự cần thiết cho nông dân và người nuôi trồng thủy sản. Điều này tạo điều kiện thuận lợi và mở ra nhiều cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp sản xuất máy bơm nước. Tuy nhiên, quá trình cạnh tranh cũng diễn ra gay gắt do ngày càng có nhiều doanh nghiệp sản xuất máy bơm nước. Đứng trước những cơ hội và thách thức trên, các doanh nghiệp phải không ngừng nỗ lực và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của mình, và cũng cần phải có một kế hoạch kinh doanh phù hợp. Vì nếu không có chiến lược kinh doanh và kế hoạch kinh doanh cụ thể, các doanh nghiệp có thể gặp rất nhiều khó khăn, nhất là khi phải đối mặt với các cơ hội đầu tư mới, phải ra các quyết định quan trọng về nhân sự, tài chính, tổ chức . Chủ doanh nghiệp sẽ lúng túng vì không biết quyết định của mình có đúng, có khả năng mang lại lợi nhuận hay không. Bản kế hoạch kinh doanh là cơ sở cho công tác hoạch định tài chính, hoạch định nguồn nhân lực để doanh nghiệp thực hiện mục tiêu đề ra. Một bản kế hoạch kinh doanh tốt sẽ giúp cho doanh nghiệp có cái nhìn toàn diện, có cách phân tích hợp lý, cân đối cho các vấn đề lớn cần giải quyết. Qua đó, doanh nghiệp có thể vận dụng các điểm mạnh của mình, khai thác các điểm yếu của đối thủ cạnh tranh, nhằm hướng doanh nghiệp tiến tới thành công.
    Cơ sở Hưng Quang là một trong số những cơ sở sản xuất bơm nước lớn của tỉnh An Giang. Tuy quy mô sản xuất không lớn so với các công ty sản xuất bơm nước, nhưng những sản phẩm của Cơ sở đã thực sự tạo được niềm tin đối với người sử dụng, nhờ vào chất lượng và uy tín. Tuy nhiên, trong thời gian qua Cơ sở chưa phát triển đúng với tiềm năng của mình, chưa tận dụng hết các cơ hội kinh doanh, mọi hoạt động kinh doanh chỉ do chủ cơ sở quản lý, từ khâu sản xuất đến bán hàng, quá trình xuất nhập kho. Từ trước đến nay, trong quá trình hoạt động, Hưng Quang không thực hiện lập kế hoạch kinh doanh, vì chủ cơ sở không còn thời gian để tập trung vào việc vạch ra chiến lược và mục tiêu kinh doanh. Trong thời gian tới, doanh nghiệp dự định mở rộng quy mô sản xuất, để thực hiện cần có sự chuẩn bị tốt về nguồn nhân lực, khả năng tài chính ., vì thế chủ cơ sở muốn có một kế hoạch cụ thể. Xuất phát từ nhu cầu trên, tôi chọn đề tài “Lập kế hoạch kinh doanh cho Cơ sở Hưng Quang giai đoạn 2008 - 2010”.
    1.2. Mục tiêu nghiên cứu
    Đề tài “Lập kế hoạch kinh doanh cho Cơ sở Hưng Quang” được thực hiện nhằm đạt những mục tiêu sau:
     Đánh giá hiệu quả kế hoạch kinh doanh hiện tại của Cơ sở Hưng Quang;
     Xác định cơ hội và nguy cơ quan trọng nhất do môi trường kinh doanh mang lại;
     Nhận thấy đâu là điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp;
     Từ đó đưa ra kế hoạch kinh doanh phù hợp để doanh nghiệp hoạt động thuận lợi và ngày càng phát triển;
    1.3. Phạm vi nghiên cứu
    Đối thủ cạnh tranh của Cơ sở Hưng Quang chủ yếu là ở trong tỉnh nên tôi sẽ phân tích chi tiết các đối tượng này, còn đối thủ cạnh tranh ở tỉnh khác tôi tìm hiểu thông qua việc phỏng vấn khách hàng và chủ cơ sở nên chỉ phân tích sơ lược. Việc phân tích sơ lược đối thủ ngoài tỉnh sẽ không ảnh hưởng lớn đến kết quả nghiên cứu.
    1.4. Ý nghĩa thực tiễn
    Kết quả nghiên cứu sẽ là nguồn thông tin hữu ích cho Cơ sở Hưng Quang trong hoạt động kinh doanh. Từ những kế hoạch đề ra, Cơ sở có thể định hướng được những việc cần làm để phát huy mặt mạnh, hạn chế mặt yếu. Các kế hoạch đề ra có thể giúp cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Cơ sở đạt hiệu quả cao hơn và nâng cao khả năng cạnh tranh.

    Mục lục
    Trang
    Chương 1: Giới thiệu 1
    1.1. Bối cảnh nghiên cứu 1
    1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1
    1.3. Phạm vi nghiên cứu 2
    1.4. Ý nghĩa thực tiễn 2
    1.5. Cấu trúc của báo cáo nghiên cứu 2
    Chương 2: Cơ sở lý thuyết - Mô hình nghiên cứu 3
    2.1. Định nghĩa kế hoạch kinh doanh 3
    2.2. Quy trình xây dựng kế hoạch kinh doanh 3
    2.2.1. Phân tích các yếu tố môi trường kinh doanh 4
    2.2.1.1. Môi trường nội bộ 5
    2.2.1.2. Môi trường tác nghiệp 7
    2.2.1.3. Môi trường vĩ mô 8
    2.2.2. xây dựng kế hoạch kinh doanh 9
    2.2.2.1. Kế hoạch marketing 9
    2.2.2.2. Kế hoạch sản xuất 9
    2.2.2.3. Kế hoạch nhân sự 9
    2.2.2.4. Kế hoạch tài chính 9
    2.3. Khảo sát các nghiên cứu trước đây 9
    2.4. Mô hình nghiên cứu 11
    Chương 3: Phương pháp nghiên cứu 13
    3.1. Thiết kế nghiên cứu 13
    Chương 4: Đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh của 16
    Cơ sở Hưng Quang 16
    4.1. Giới thiệu doanh nghiệp 16
    4.2. Phân tích các hoạt động của Cơ sở Hưng Quang 18
    4.2.1. Các hoạt động chủ yếu 18
    4.2.1.1. Các hoạt động cung ứng đầu vào 18
    4.2.1.2. Vận hành 18
    4.2.1.3. Các hoạt động đầu ra 18
    4.2.1.4. marketing và bán hàng 19
    4.2.1.5. Dịch vụ khách hàng 20
    4.2.2. Các hoạt động hỗ trợ 20
    4.2.2.1. quản trị nguồn nhân lực 20
    4.2.2.2. phát triển công nghệ 21
    4.2.2.3. Mua sắm 22
    4.2.2.4. Cấu trúc hạ tầng của doanh nghiệp 22
    4.3. Phân tích môi trường tác nghiệp 23
    4.3.1. Đối thủ cạnh tranh 23
    4.3.2. Khách hàng 25
    4.3.3. Nhà cung cấp 26
    4.3.3.1. Nhà cung cấp vốn và nhà cung cấp lao động 26
    4.3.3.2. Các nhà cung cấp nguyên liệu và thiết bị 26
    4.3.4. Đối thủ tiềm ẩn 26
    4.3.5. Sản phẩm thay thế 26
    4.4. Phân tích môi trường vĩ mô 27
    4.4.1.Yếu tố tự nhiên 27
    4.4.2. Yếu tố kinh tế 27
    4.4.3. Yếu tố công nghệ 27


    Chương 5: xây dựng kế hoạch kinh doanh cho 29
    Cơ sở Hưng Quang 29
    5.1. xây dựng các mục tiêu 29
    5.1.1. Mục tiêu 29
    5.2. Ma trận SWOT 29
    5.3. Các kế hoạch chi tiết 32
    5.3.1. Kế hoạch sản xuất và vận hành 32
    5.3.2. Kế hoạch bán hàng 36
    5.3.3. Kế hoạch marketing 37
    5.3.3.1. Kế hoạch sản phẩm 37
    5.3.3.2. Kế hoạch giá 38
    5.3.3.3. Kế hoạch phân phối 40
    5.3.3.4. Kế hoạch chiêu thị 40
    5.3.4. Kế hoạch nhân sự 41
    5.3.5. Kế hoạch tài chính 44
    Chương 6: Kết luận 49
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 50
    Phụ lục 51
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...