Thạc Sĩ Lập kế hoạch khởi sự cho các Doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam

Thảo luận trong 'Kinh Tế' bắt đầu bởi Ác Niệm, 16/12/11.

  1. Ác Niệm

    Ác Niệm New Member

    Bài viết:
    3,584
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài.
    Trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội giai đoạn (2001-2010) Việt Nam đã đặt
    ra mục tiêu đầy tham vọng cho tăng trưởng kinh tế, tạo công ăn việc làm và xoá đói
    giảm nghèo. Các doanh nghiệp tư nhân vừa và nhỏ sẽ đóng một vai trò quan trọng
    trong việc đạt được những mục tiêu này. Nó sẽ cung cấp một phần quan trọng các
    khoản đầu tư mới, góp phần vào tăng trưởng nhanh xuất khẩu và được mong đợi sẽ
    tạo ra phần lớn việc làm mới, có năng suất lao động và thu nhập cao, kể cả ở vùng
    nông thôn. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ vì vậy được coi là vấn đề sống còn nếu
    Việt Nam muốn giữ tốc độ tăng trưởng kinh tế cao như hiện nay. Thời gian qua, khu
    vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh đã đạt được một bước tiến quan trọng cả về số
    lượng và chất lượng, nhưng vẫn còn nhiều hạn chế cần được khắc phục để phát
    triển mạnh và bền vững. Ngoài những hạn chế vốn có như thiếu vốn, công nghệ lạc
    hậu, quản lý yếu kém thì còn tồn tại mặt hạn chế là khâu khởi sự doanh nghiệp.
    Khâu này là khâu quan trọng không được đầu tư kỹ dẫn đến doanh nghiệp không
    phát triển như mong muốn và có thể dẫn đến phá sản.
    Việt Nam đang trong thời kỳ bùng nổ kinh tế, đặc biệt là kinh tế tư nhân. Rất nhiều
    bạn trẻ muốn lập nghiệp với các cơ sở kinh doanh riêng nhưng lại khó khăn trong
    việc thành lập, tổ chức doanh nghiệp theo cách khoa học, các bước tiến hành khảo
    sát, xây dựng kế hoạch kinh doanh để hạn chế thấp nhất rủi ro. Nhiều doanh nghiệp
    đã hình thành nhưng hoạt động tự phát, không có hoạch định một chiến lược phát
    triển.
    Xuất phát từ thực tế trên nên tôi chọn đề tài “LẬP KẾ HOẠCH KHỞI SỰ CHO
    CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ VIỆT NAM”
    2. Mục tiêu của đề tài:
    - Làm rõ một số vấn đề lý luận cơ bản về khởi nghiệp như khái niệm doanh nghiệp
    vừa và nhỏ, các lý thuyết kinh tế liên quan đến khởi nghiệp.
    - Phân tích, đánh giá thực trạng của công tác khởi nghiệp các DNVVN ở Việt Nam
    thời gian qua và thực trạng về chính sách của nhà nước đối với khu vực DNVVN
    - xây dựng một quy trình cho quá trình khởi nghiệp để cho người khởi nghiệp có cơ
    sở lý thuyết, nắm được các bước cụ thể trong quá trình khởi nghiệp.
    - Đề xuất những giải pháp đối với chính sách pháp luật của nhà nước, sự hỗ trợ của
    Chính phủ đối với những doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhất là trong công tác khởi
    nghiệp.
    3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.
    - Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các DNVVN Việt Nam trong công tác khởi
    nghiệp. Nhất là việc nghiên cứu thị trường, chọn lĩnh vực kinh doanh, lập kế hoạch
    kinh doanh, định hướng sản phẩm, định hướng thị trường .
    - Phạm vi nghiên cứu tập trung vào các DNVVN, các cơ sở kinh doanh nhỏ ở Việt
    Nam.
    4. Phương pháp ngiên cứu:
    Luận văn kết hợp các phương pháp thống kê- khảo sát, phân tích- tổng hợp- so sánh
    đối chứng và coi trọng phương pháp đúc kết thực tiễn và những bài học kinh
    nghiệm về lập nghiệp phù hợp với Việt Nam.
    Do đề tài tập trung vào việc thành lập doanh nghiệp nên yếu tố marketing được
    chú trọng phân tích, đề cập. Trên những số liệu, báo cáo phân tích đưa ra những
    nhận định về xu hướng phát triển.
    5. Tổng quan về các nghiên cứu có liên quan.
    Một số những nghiên cứu về DNVVN ở Việt Nam như:
    - Doanh nghiệp vừa và nhỏ, Hiện trạng và những kiến nghị giải pháp, Lê Viết Thái
    5/2000.
    - Đề tài nghiên cứu khía cạnh pháp lý cũng như các chính sách tác động đến doanh
    nghiệp vừa và nhỏ, đổi mới cơ chế và chính sách hỗ trợ phát triển DNVVN Việt
    Nam đến năm 2005. Nguyễn Cúc 2001, đề tài tập trung phân tích về phân loại
    DNVVN.
    - Đề tài khởi nghiệp của tác giả Võ Minh Sang 2005 chủ yếu tập trung phân tích
    thực trạng quản lý DNVVN . Nhưng chưa đề cập nhiều đến trình tự cũng như
    phương pháp khởi dựng một doanh nghiệp theo cách khoa học nhất. Chính vì vậy
    đề tài này ra đời giúp đi sâu vào xây dựng một quy trình khởi nghiệp những
    DNVVN, những cơ sở kinh doanh nhỏ.
    6. Kết cấu của luận văn.
    Đề tài được trình bày thành 3 chương, trừ phần mở đầu và phần kết luận.
    CHƯƠNG I. Cơ sở lý thuyết về khởi sự doanh nghiệp vừa và nhỏ
    CHƯƠNG II. Thực trạng về DNVVN và khởi sự DNVVN ở Việt Nam trong giai
    đoạn hiện nay.
    CHUƠNG III. Mô hình kế hoạch khởi nghiệp và một số kiến nghị về thủ tục
    ĐKKD và chính sách hỗ trợ DNVVN ở Việt Nam




    MỤC LỤC
    Phần mở đầu Trang
    Chương I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ KHỞI SỰ DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ 04
    1.1 Tổng quan về doanh nghiệp vừa và nhỏ 04
    1.1.1 Khái niệm về doanh nghiệp vừa và nhỏ 04
    1.1.2 Tiêu chí phân loại DNVVN 04
    1.2 Những vấn đề cơ bản về khởi nghiệp 05
    1.2.1 Người khởi nghiệp 05
    1.2.2 Đặc trưng của khởi nghiệp 05
    1.3 Cơ sở lý luận của khởi nghiệp 06
    1.3.1 Lập bản kế hoạch kinh doanh 06
    1.3.1.1 Kế hoạch marketing 08
    1.3.1.2 Quá trình phát triển sản phẩm 11
    1.3.1.3 Tên doanh nghiệp và thương hiệu hàng hoá, dịch vụ 11
    1.3.1.4 Kế hoạch định vị doanh nghiệp 12
    1.3.1.5 Kế hoạch nhân sự 13
    1.3.1.6 Chọn loại hình doanh nghiệp 15
    1.3.1.7 Cơ cấu tổ chức doanh nghiệp 16
    1.3.1.8 Kế hoạch tài chính và kế toán 17
    1.3.1.9 Kế hoạch bán hàng 18
    1.3.2 Đăng ký kinh doanh 20
    1.3.2.1 Cơ sở pháp lý và thủ tục ĐKKD 20
    1.3.2.2 Trình tự thủ tục ĐKKD 20
    1.3.3 Kinh nghiệm về khởi nghiệp ở một số nước 21
    Chương II: THỰC TRẠNG VỀ DOANH NGHIỆP VÀ THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP
    VỪA VÀ NHỎ Ở VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 26
    2.1 Vai trò của DNVVN trong nền kinh tế quốc dân 26
    2.1.1 Vai trò kinh tế 26
    2.1.2 Vai trò xã hội 28
    2.2 Thực trạng về các DNVVN và hoạt động khởi nghiệp các DNVVN ở Việt
    Nam giai đoạn hiện nay 28
    2.2.1 Thông tin chung về DNVVN 28
    2.2.1.1 Số lượng DNVVN ở Việt Nam 28
    2.2.1.2 Quy mô của các DNVVN ở Việt Nam hiện nay 28
    2.2.1.3 Sự phân bố của các DNVVN ở Việt Nam hiện nay 30
    2.2.1.4 Hiệu quả kinh doanh của các DNVVN 31
    2.2.1.5 Các DNVVN Việt Nam chưa chú trọng vào chất lượng 31
    2.2.2 Thực trạng khởi nghiệp 32
    2.2.2.1 Thực trạng trong việc lập kế hoạch kinh doanh 32
    2.2.2.2 Thực trạng quản lý, hoạt động của DN sau khi hoạt động 34
    2.2.2.3 Đăng ký kinh doanh, thủ tục và chính sách hỗ trợ 38
    Chương III: ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH KHỞI NGHIỆP VÀ CÁC KIẾN NGHỊ VỀ THỦ TỤC
    ĐKKD VÀ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ DNVVN Ở VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI 43
    3.1 Mô hình kế hoạch kinh doanh để khởi nghiệp DNVVN ở Việt Nam trong giai
    đoạn hiện nay 43
    3.1.1 Quan điểm phát triển DNVVN 43
    3.1.2 Lập bản kế hoạch khởi sự doanh nghiệp 44
    3.1.2.1 Phân tích thị trường 45
    3.1.2.2 xây dựng các sản phẩm, dịch vụ 48
    3.1.2.3 Phân tích tài chính 50
    3.1.2.4 Kế hoạch nhân sự và tổ chức doanh nghiệp 55
    3.1.2.5 Các chiến lược thực hiện 59
    3.1.2.6 Lập bảng tóm tắt khởi sự doanh nghiệp 63
    3.2 Làm thủ tục thành lập doanh nghiệp 63
    3.3 Một số kiến nghị nhằm tạo điều kiện phát triển các DNVVN 63
    3.3.1 Kiến nghị về pháp luật 63
    3.3.2 Chính sách về tài chính, tín dụng 64
    3.3.3 Chính sách thị trường 66
    Phần kết luận 68
    Tài liệu tham khảo
    Phụ lục
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...