Lập kế hoạch bồi dưỡng phương pháp giảng dạy cho giảng viên các trường đại học ngoài công lập

Thảo luận trong 'Nghiên Cứu Khoa Học' bắt đầu bởi Khoa Hoc, 10/11/15.

  1. Khoa Hoc

    Khoa Hoc New Member

    Bài viết:
    0
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Thông tin chung

    Mã số: V2012 - 18 (Đề tài Cấp Viện)
    Chủ nhiệm đề tài: ThS. Hồ Thanh Bình
    Thời gian bắt đầu/kết thúc: Tháng 8 năm 2012/ tháng 8 năm 2013

    2. Tính cấp thiết

    Trong bối cảnh tình hình thế giới diễn biến phức tạp đan xen giữa cơ hội, thuận lợi và khó khăn, thách thức, điều quan trọng là phải nhận thức rõ những vấn đề có tính chất chi phối sự phát triển lâu dài. Giáo dục được coi là đóng vai trò quan trọng trong góp phần tạo nên thay đổi của nước nhà.

    Giáo dục Việt Nam cần thay đổi và một trong những nhiệm vụ của đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục Việt Nam đó là xây dựng đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, đáp ứng yêu cầu về chất lượng, xây dựng các cơ sở giáo dục công lập và ngoài công lập theo hướng tiến tới hội nhập quốc tế.

    Trường Đại học ngoài công lập là những cơ sở giáo dục đã và đang phát huy tốt quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm, Các Trường đã phát huy tính chủ động, sáng tạo của đội ngũ quản lý, xây dựng chương trình đào tạo mềm dẻo phù hợp với sự phát triển của thời đại, thực hiện hợp tác quốc tế trong giáo dục.

    Đề tài nghiên cứu “Lập kế hoạch bồi dưỡng phương pháp giảng dạy cho Giảng viên các Trường Đại học ngoài công lập” sẽ đưa ra được bức tranh khái quát về thực trạng quản lý bồi dưỡng phương pháp giảng dạy cho giảng viên đồng thời đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng bồi dưỡng đội ngũ tại các Trường Đại học ngoài công lập ngay từ khâu đầu tiên của hoạt động quản lý bồi dưỡng đội ngũ đó là lập kế hoạch.

    3. Mục tiêu nghiên cứu

    Đề xuất các bước lập kế hoạch bồi dưỡng phương pháp giảng dạy cho giảng viên các trường đại học ngoài công lập theo nguyên tắc quản lý dựa vào nhà trường.

    4. Nội dung nghiên cứu


    - Cơ sở lý luận quản lý bồi dưỡng đội ngũ, lập kế hoạch bồi dưỡng phương pháp giảng dạy cho giảng viên các trường đại học ngoài công lập.
    - Khai thác thực trạng lập kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ.
    - Đề xuất các bước lập kế hoạch bồi dưỡng phương pháp giảng dạy cho giảng viên các trường đại học ngoài công lập theo hướng dựa vào nhà trường.

    5. Phạm vi nghiên cứu

    Phạm vi về khách thể nghiên cứu: Việc quản lý bồi dưỡng phương pháp giảng dạy cho giảng viên các trường đại học ngoài công lập thông qua việc lập kế hoạch bồi dưỡng.

    Phạm vi về đối tượng nghiên cứu: 1/ Nghiên cứu lý thuyết về quản lý, quản lý bồi dưỡng đội ngũ, lập kế hoạch, lý thuyết quản lý dựa vào nhà trường; lập kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ theo hướng dựa vào Nhà trường; 2/ Nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý bồi dưỡng đội ngũ qua việc đề xuất các bước lập kế hoạch bồi dưỡng phương pháp giảng dạy theo hướng dựa vào Nhà trường.

    Phạm vi về địa bàn nghiên cứu: Các nghiên cứu được triển khai tại một số trường đại học ngoài công lập trên địa bàn Hà Nội.

    Phạm vi về khách thể khảo sát: Một số cán bộ quản lý, giảng viên tại một số trường đại học ngoài công lập trên địa bàn Hà Nội.

    6. Phương pháp nghiên cứu

    Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong đề tài gồm: Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận; Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn; Nhóm phương pháp hỗ trợ.

    7. Kết cấu của đề tài

    Nội dung đề tài: đề tài gồm 3 chương

    Chương 1: Cơ sở lí luận về lập kế hoạch bồi dưỡng phương pháp giảng dạy
    1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu của đề tài
    1.2. Một số khái niệm liên quan

    Chương 2: Thực trạng lập kế hoạch bồi dưỡng phương pháp giảng dạy cho giảng viên các trường đại học ngoài công lập
    2.1. Vài nét về các trường đại học ngoài công lập
    2.2. Sứ mạng của các trường đại học ngoài công lập
    2.3. Tổ chức khảo sát thực trạng
    2.4. Thực trạng

    Chương 3: Đề xuất các bước lập kế hoạch bồi dưỡng phương pháp giảng dạy cho giảng viên dựa vào nhà trường
    3.1. Nguyên tắc xây dựng các bước
    3.2. Các bước lập kế hoạch bồi dưỡng phương pháp giảng dạy cho giảng viên các trường đại học ngoài công lập

    8. Những đóng góp chính của đề tài

    Đề tài đã làm rõ các khái niệm: Giảng viên, trường ĐH ngoài công lập, quản lý, chức năng quản lý, kế hoạch, lập kế hoạch, bồi dưỡng, phương pháp giảng dạy, bồi dưỡng phương pháp giảng dạy, trường đại học ngoài công lập, thuyết quản lý dựa vào nhà trường.

    Đề tài đã nêu lên được thực trạng quản lý bồi dưỡng đội ngũ thông qua việc lập kế hoạch bồi dưỡng phương pháp giảng dạy cho giảng viên các trường đại học ngoài công lập; Những tồn tại, bất cập trong công tác lập kế hoạch bồi dưỡng cho giảng viên theo hướng dựa vào nhà trường.

    Đề xuất các bước lập kế hoạch bồi dưỡng phương pháp giảng dạy cho giảng viên các trường đại học ngoài công lập trên cơ sở đáp ứng nguyên tắc dựa vào nhà trường.

    9. Kết luận và khuyến nghị

    Khuyến nghị

    Để khắc phục được những tồn tại trong việc xác định thực trạng lập kế hoạch bồi dưỡng phương pháp giảng dạy cho giảng viên các trường đại học ngoài công lập, đề tài xin kiến nghị một số vấn đề sau:

    Đối với cấp trên

    - Xây dựng ban hành hệ thống tiêu chí về quản lý theo hướng dựa vào nhà trường đối với các trường đại học ngoài công lập.
    - Ban hành hệ thống tiêu chuẩn giảng viên và định mức lương cho giảng viên các trường đại học ngoài công lập.
    - Trong các đợt triệu tập bồi dưỡng giảng viên do Bộ GD&ĐT thực hiện nên có văn bản triệu tập cho cả giảng viên các trường đại học ngoài công lập để tạo sự công bằng trong cơ hội cho các giảng viên ngoài công lập và để dễ dàng cho cán bộ quản lý các trường lên kế hoạch chi phí và tổ chức.

    Đối với các trường đại học ngoài công lập

    - Cần thực hiện quản lý bồi dưỡng đội ngũ trên cơ sở tuân thủ các nguyên tắc quản lý dựa vào nhà trường.
    - Thành lập và nâng cấp các bộ phận chuyên trách về bồi dưỡng đội ngũ, mạnh dạn trao quyền tự chủ cho cán bộ giảng viên trên tinh thần tự chịu trách nhiệm.
    - Tổ chức biên soạn chương trình đào tạo đội ngũ theo mục tiêu đề ra.


    Theo vnies.edu.vn - Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam
     
Đang tải...