Luận Văn Lâp hồ sơ quản lý quy hoạch Thị trấn Tiên Hưng - Đông Hưng - Thái Bình

Thảo luận trong 'Địa Lý' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lâp hồ sơ quản lý quy hoạch Thị trấn Tiên Hưng - Đông Hưng - Thái Bình
    MỤC LỤC
    PHẦN MỞ ĐẦU . 6
    I. Sự cần thiết phải lập hồ sơ quản lý quy hoạch thị trấn Tiên Hưng . 6
    II. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu . . 7
    III. Ý nghĩa của đề tài . 7
    IV. Mục tiêu - nhiệm vụ nghiên cứu . 7
    1. Mục tiêu nghiên cứu . 7
    2. Nhiệm vụ nghiên cứu . . 8
    V. Phương pháp nghiên cứu . 8
    PHẦN NỘI DUNG . . 9
    CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ THỊ TRẤN TIÊN HƯNG . . 9
    I. Vị trí địa lý . . 9
    II. Lịch sử hình thành - quá trình phát triển và truyền thống văn hóa của thị
    trấn . . 10
    1. Lịch sử - quá trình phát triển . . 10
    2. Truyền thống văn hóa . 11
    III. Tổng quan về điều kiện tự nhiên . . 12
    1. Địa hình . 12
    2. Khí hậu . . 13
    3. Địa chất thủy văn . . 14
    CHƯƠNG II: HIỆN TRẠNG THỊ TRẤN TIÊN HƯNG . 14
    I. Dân số và lao động . 14
    1. Hiện trạng dân số . . 14
    2. Tình hình gia tăng dân số . 15
    3. Mật độ dân cư và sự phân bố . 17
    4. Thành phần lao động . . 17
    5. Cơ cấu lao động . 18
    II. Hiện trạng cơ sở kinh tế - xã hội . . 19
    1. Mối quan hệ cộng đồng . . 19
    2. Mức sống . 20
    3. Văn hóa - xã hội . 21
    3.1 Giáo dục: . 21
    3.2 Y tế: . 22
    3.3 An ninh, quốc phòng : . 23
    3.4 Về đầu tư cơ sở hạ tầng : . 24
    4. Hoạt động kinh tế . 24
    4.1 Nông, ngư nghiệp: . 24
    4.2 Công nghiệp và xây dựng: . 26
    4.3 Thương mại, dịch vụ: . 26
    III. Hiện trạng sử dụng đất đai . 28
    1. Đất dân dụng 28
    2. Đất ngoài dân dụng . 28
    3. Đất khác . 29
    IV. Hiện trạng xây dựng công trình kiến trúc . 31
    1. Nhà ở . 31
    2. Các công trình công cộng . 33
    2.1 Trường học . 33
    2.2 Chợ: . 35
    2.3 Nhà văn hóa, ủy ban nhân dân: . 36
    2.4 Công trình tôn giáo, tín ngưỡng: . 37
    2.5 Nghiã trang: . 38
    2.6 Các công trình công cộng khác: . 38
    V. Hiện trạng xây dựng cơ sở hạ tầng kĩ thuật . 39
    1. Hệ thống giao thông . 39
    1.1 Giao thông đường thủy : . 39
    1.2 Giao thông đường bộ : . 40
    1.3 Giao thông công cộng: . 43
    1.4 Công trình giao thông: . 45
    2. Hệ thống điện . 45

    2.1 Nguồn cấp điện . . 45
    2.2 Chất lượng điện . 46
    2.3 Hệ thống chiếu sáng công cộng: . . 47
    2.4 Giá bán điện: . . 47
    2.5 Hệ thống thông tin liên lạc: . 48
    3. Hệ thống cấp nước . . 48
    4. Hệ thống thoát nước . . 48
    VI. Cảnh quan và vệ sinh môi trường : . . 50
    1. Mặt nước . . 50
    2. Cây xanh . . 50
    3. Rác thải . . 51
    4. Không khí . 52
    5. Tiếng ồn . 53
    6. Ô nhiễm nguồn nước . . 53
    CHƯƠNG III: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG - PHÂN TÍCH SWOT VÀ CÁC
    TIỀN ĐỀ PHÁT TRIỂN . . 54
    I. Đánh giá tổng hợp hiện trạng khu vực nghiên cứu . . 54
    II. Phân tích SWOT . 55
    III. Các tiền đề phát triển . . 57
    1. Cơ sở phát triển của thị trấn . . 57
    2. Quy mô dân số . . 57
    3. Quy mô đất đai . . 59
    CHƯƠNG IV: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN . 62
    I. Định hướng phát triển không gian . 62
    1. Phương án 1 . 62
    1.1 Về mạng lưới giao thông . . 62
    1.2 Về phân khu chức năng . 62
    2. Phương án 2 . 66
    2.1 Về mạng lưới giao thông: . . 66
    2.2 Về phân khu chức năng . . 66
    SVTH: Nguyễn thị Quỳnh
    3. Phương án chọn . 67
    II. Định hướng phát triển hạ tầng kĩ thuật . 68
    1. Quy hoạch san nền . 68
    2. Quy hoạch mạng lưới giao thông . 68
    3. Quy hoạch hệ thống cấp điện . 68
    3.1 Chỉ tiêu cấp điện . 68
    3.2 Quy hoạch hệ thống cấp điện . 69
    4. Quy hoạch hệ thống cấp nước . 70
    4.1. Nguồn nước, điểm đấu nối: . 70
    4.2. Các tiêu chuẩn áp dụng khi tính toán mạng lưới cấp nước . 70
    4.3. Thiết kế cấp nước: . 71
    4.3.1. Lưu lượng tính toán. 71
    4.3.2. Giải pháp thiết kế: . 71
    5. Quy hoạch mạng lưới thoát nước . 72
    5.1. Hiện trạng hệ thống thoát nước mưa: . 72
    5.2. Phương thức thoát nước: . 72
    5.3. Mạng lưới thoát nước mưa: . 73
    6. Quy hoạch hệ thống thông tin liên lạc . 77
    7. Vấn đề thu gom rác và vệ sinh môi trường . 77
    CHƯƠNG V: CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ QUY HOẠCH VÀ PHÁT TRIỂN 77
    I. Chính sách phát triển kinh tế - xã hội . 77
    1. Phát triển các ngành nông, ngư nghiệp . 77
    2. Phát triển các ngành công nghiệp và xây dựng . 78
    3. Phát triển thương mại, dịch vụ . 78
    II. Chính sách về nhà ở . 78
    III. Chính sách quản lý . 79
    IV. Chính sách xã hội khác . 80
    CHƯƠNG VI: ĐIỀU LỆ QUẢN LÝ QUY HOẠCH XÂY DỰNG . 80
    I. Quy định chung . 80
    II. Quy định cụ thể . 80
    III. Điều khoản thi hành . 83
    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ . 84
    CĂN CỨ LẬP HỒ SƠ VÀ CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO . . 85
    1. Căn cứ lập hồ sơ . 85
    2. Các tài liệu tham khảo . . 86
    CÁC BẢN VẼ A3 . 86




    Lâp hồ sơ quản lý quy hoạch Thị trấn Tiên Hưng - Đông Hưng - Thái Bình
    PHẦN MỞ ĐẦU
    I. Sự cần thiết phải lập hồ sơ quản lý quy hoạch thị trấn Tiên Hưng
    - Quản lý đô thị là sự tác động liên tục có tổ chức có hướng đích của chủ thể
    quản lý lên đối tượng bị quản lý bằng 1 hệ thống các chủ trương chính sách cơ chế
    biện pháp nhằm đạt được các mục tiêu kinh tế xã hội đề ra trong đô thị trong 1 giai
    đoạn lịch sử nhất định. Trong quản lý đô thị thì chủ thể quản lý là chính quyền các
    cấp đô thị còn đối tượng bị quản lý là bao gồm các bộ phận dân cư trong đô thị và
    tài nguyên thiên nhiên, cơ sở vật chất và các hoạt động kinh tế xã hội diễn ra trong
    đô thị.
    - Quản lý đô thị có chức năng vô cùng quan trọng trong quá trình phát triển đô
    thị bởi nó giúp xác định được phương hướng, kế hoạch phát triển khu đô thị đó
    như thế nào. Nó có chức năng định hướng, lãnh đạo, điều hành, kiểm soát, kiểm
    tra khu đô thị đó.
    Trong chiến lược phát triển đô thị nước ta hiện nay là xây dựng một mạng lưới đô
    thị bao gồm : thành phố, thị xã, thị trấn và các thị tứ. Và Thái bình cũng vậy. Hiện
    tại đang quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Thái Bình để phát triển kinh tế xã hội và
    tạo sự liên kết, hỗ trợ và thúc đẩy sự phát triển toàn diện trong mối quan hệ năng
    động cùng có lợi giữa Thái Bình và các tỉnh khác. Để đạt được điều đó Thái Bình
    phải quy hoạch nông thôn mới, quy hoạch các thị trấn Hiện tại UBND thành
    phố TB đã phê duyệt quy hoạch thi trấn Tiên Hưng huyện Đông Hưng lên đô thị
    loại V. Vì vậy đề tài “ lập hồ sơ quản lý quy hoạch thị trấn Tiên Hưng - Đông
    Hưng - Thái Bình ” có ý nghĩa hết sức lớn lao, cần thiết và mang tính thời sự. Cụ
    thể nó có ý nghĩa cải thiện được những tồn đọng bất cập trong đô thị, góp phần
    vào sự phát triển kinh tế xã hội, từng bước hội nhập, phát triển bền vững như các
    đô thị khác trong cả nước.
    Tiên Hưng là một điểm đô thị, dân cư ở đây sinh sống xây dựng nhà cửa đã mang
    tính của đô thị, đăc biệt trên trục QL 39 nghề chủ yếu là thương mại dịch vụ và
    làm nghề tiểu thủ công nghiệp, tỷ lệ lao động phi nông nghiệp khá cao trong tổng
    số lao động toàn xã.
    Với vị trí hết sức thuận lợi trong quan hệ chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của
    huyện Đông Hưng, là cửa ngõ phía tây, hình thành trên cơ sở trọng điểm thúc đẩy
    kinh tế tiểu vùng phía tây trong huyện. Tiên Hưng nằm giao giữa hai trục giao
    thông trọng yếu đó là trục QL 39 (nối Đông Hưng với Hưng Yên) và đường 216



    (nối Vũ Thư qua cầu Đình Thượng đi Quỳnh Côi). Vì vậy việc lập quy hoạch xây
    dựng thi trấn Tiên Hưng là phù hợp, đáp ứng được nhu cầu xây dựng, quản lý xây
    dựng theo quy hoạch trước mắt cũng như lâu dài, đảm bảo phát triển bền vững là
    rất cần thiết.
    II. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
    - Phạm vi nghiên cứu:
    Thị trấn Tiên Hưng bao gồm: Toàn bộ xã Thăng Long, một phần xã Minh Tân và
    một phần xã Hoa Lư ( theo quy hoạch phát triển kinh tế xã hội thi trấn Tiên Hưng
    đã được duyệt tại quyết định 2542/QĐ-UBND ngày 20/11/2006) với quy mô dân
    số 7803 người (2007) và diện tích 530,75 (ha).
    - Đối tượng nghiên cứu:
    Quản lý quy hoạch thị trấn Tiên Hưng huyện Đông Hưng tỉnh Thái Bình
    III. Ý nghĩa của đề tài
    - Về chính trị xã hội: Tạo dựng 1 cơ sở phát triển
    - Về kinh tế : Tạo điều kiện phát triển kinh tế khu vực, tạo công ăn việc làm,
    kèm theo đó là y tế, giáo dục phát triển theo
    - Về văn hóa: Tạo một bộ mặt mới cho tỉnh Thái Bình nói chung và huyện Đông
    Hưng nói riêng.
    - Về môi trường: Tạo phương thức quản lí toàn bộ vệ sinh môi trường, tái sử
    dụng lại chất thải và gìn giữ cảnh quan đô thị
    IV. Mục tiêu - nhiệm vụ nghiên cứu
    1. Mục tiêu nghiên cứu :
    - Thực hiện phương án cải tạo thị trấn Tiên Hưng lên đô thi loại V, thiết lập việc
    sử dụng đất đúng mục đích nhằm nâng cao chất lượng sống, cảnh quan và môi
    trường đô thị.
    - Nâng cấp hệ thống phục vụ đô thị đảm bảo cho cuộc sống phát triển lành
    mạnh.
    - Thiết lập thể chế quản lý phát triển đô thị nhằm bảo vệ môi trường sống tốt
    nhất.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...